Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Liệu chích ngừa Rubella có 2 tháng là có thai có được không? Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh Rubella là một căn bệnh nguy hiểm do virus Rubella gây ra. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ sẽ được bác sĩ khuyến khích tiêm phòng Rubella từ trước.
Vậy thời gian chích ngừa Rubella cần cách thời gian mang thai bao lâu để vaccine có thể hoạt động hiệu quả nhất? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về tiêm phòng Rubella cũng như thời gian tiêm để có thể có thai kỳ khỏe mạnh nhất nhé!
Rubella là một loại bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc gần với người bệnh hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh. Khả năng lây nhiễm của virus Rubella rất cao cần chủ động chích ngừa Rubella và tạo miễn dịch cộng đồng bởi tất cả mọi người chưa có miễn dịch đều có khả năng mắc bệnh rất cao.
Có rất nhiều phụ nữ trước khi mang thai quan tâm đến vấn đề chích ngừa Rubella như cần chích trước mang thai bao lâu hoặc chích ngừa Rubella có 2 tháng là có thai có được không.
Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi bên trong bụng mẹ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất (ba tháng đầu thai kỳ) – giai đoạn hình thành các bộ phận của thai nhi.
Nếu người mẹ bị nhiễm Rubella, virus sẽ đi qua hàng rào nhau thai, “tấn công” bào thai và tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của bào thai. Có từ 70-90% trẻ sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh do mẹ nhiễm Rubella trong ba tháng đầu mang thai.
Lúc này, mẹ có thể gặp tình trạng sảy thai, thai chết lưu do thai không còn phát triển được. Trong thai kỳ nếu bị nhiễm Rubella còn có thể dẫn đến trường hợp sinh non hoặc trẻ sơ sinh được sinh ra gặp nhiều dị tật nghiêm trọng như đục thủy tinh thể, dị tật tim, điếc bẩm sinh, chậm phát triển,… Không chỉ vậy, trẻ còn có thể gặp các căn bệnh như viêm phổi, viêm màng não, xuất huyết, đái tháo đường, vàng da, xuất huyết,…
Một vấn đề đáng lo ngại chính là dù thai phụ mắc Rubella sẽ để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé nhưng hiện nay chưa có cách khắc phục cụ thể nên tốt nhất là thực hiện chích ngừa trước khi mang thai.
Tiêm một liều vắc-xin MMR (vaccine sởi-quai bị-rubella) có hiệu quả 93% đối với bệnh sởi, 78% hiệu quả đối với bệnh quai bị và 97% hiệu quả đối với bệnh Rubella. Hai liều vắc xin MMR có hiệu quả 97% đối với bệnh sởi và 88% đối với bệnh quai bị.
Trước khi mang thai, cần chủ động chích ngừa Rubella để có thể phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Theo đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, phụ nữ trong độ tuổi mang thai nên chủ động chích ngừa Rubella trước khi mang thai ít nhất 4 tuần (khoảng 1 tháng) để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.
Nếu đang mang thai, không nên chích ngừa Rubella mà nên đợi sau khi sinh xong mới thực hiện tiêm phòng. Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể chích ngừa Rubella và điều này hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào.
Vậy chích ngừa Rubella có 2 tháng là có thai có được không? Theo đó, nên tiêm phòng trước 3 tháng so với khoảng thời gian mang thai để cơ thể tạo ra đủ kháng thể phòng bệnh và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nếu đã chích ngừa Rubella 2 tháng và có thai, vẫn có khả năng lây nhiễm nhưng tỷ lệ dị tật thai nhi thấp. Lúc này, mẹ bầu nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ về thời gian chích ngừa để có thể theo dõi trong thai kỳ.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ kháng thể đối với virus Rubella để cân nhắc việc thực hiện chọc ối đánh giá xem thai nhi có bị nhiễm virus rubella hay không.
Việc mẹ bầu chích ngừa Rubella trước khi mang thai sẽ hạn chế được dị tật thai nhi cũng như các ảnh hưởng nguy hiểm do virus Rubella tác động đến trẻ sơ sinh sau khi chào đời. Điều này đã khiến nhiều mẹ cho rằng mẹ chích ngừa Rubella thì trẻ sẽ không có nguy cơ nhiễm bệnh nữa và không cần phải thực hiện chích ngừa để tạo miễn dịch cơ thể.
Tuy nhiên, đây là một quan điểm vô cùng sai lầm. CDC Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả trẻ em sau khi sinh ra đều nên được tiêm hai liều vaccine MMR. Cụ thể, mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện khi trẻ được 1 tuổi (từ 12 đến 15 tháng tuổi) còn mũi tiêm thứ hai nên nằm trong khoảng thời gian khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
Mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm vaccine MMR sớm hơn, miễn là sau liều đầu tiên ít nhất 28 ngày.
Có thể thấy, việc chích ngừa Rubella là một trong những việc cần thiết mà mẹ nên thực hiện đầu tiên ngay sau khi có kế hoạch mang thai trong thời gian sắp tới. Hy vọng những thông tin mà MarryBaby cung cấp sẽ giúp giải đáp được những băn khoăn của mẹ về việc chích ngừa Rubella cũng như việc chích ngừa Rubella có 2 tháng là có thai có được không. Hãy chủ động chích ngừa vì một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Measles, Mumps, and Rubella (MMR) Vaccination: What Everyone Should Know
https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/mmr/public/index.html
Truy cập ngày 7/1/2022
Pregnancy and Rubella
https://www.cdc.gov/rubella/pregnancy.html
Truy cập ngày 7/1/2022
RUBELLA AND PREGNANCY
https://www.marchofdimes.org/complications/rubella-and-pregnancy.aspx
Truy cập ngày 7/1/2022
Rubella (German measles) in pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2532864/
Truy cập ngày 7/1/2022
Rubella and pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/rubella-and-pregnancy
Truy cập ngày 7/1/2022