Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/10/2020

Bạn đã sẵn sàng để có con chưa?

Bạn đã sẵn sàng để có con chưa?
Bạn dự định sẽ có em bé? Bạn băn khoăn không biết việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc, cuộc sống sắp đến của bạn cũng như bạn cần chế độ dinh dưỡng, tập luyện ra sao…? Đừng quá lo lắng! MarryBaby sẽ đồng hành cùng bạn.

Những gì bạn nên nghĩ đến trước khi muốn có con?

Trước tiên, vợ chồng bạn cần tự trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Cả hai bạn đều mong muốn trở thành cha mẹ?
  • Các bạn đã nghĩ thông suốt về trách nhiệm chăm sóc bé cũng như việc cân bằng giữa công việc và gia đình?
  • Bạn đã sẵn sàng từ bỏ thói quen ngủ nướng vào ngày Chủ nhật hoặc sự tự do muốn đi đâu thì đi một khi có con? Bạn biết đấy, việc tìm người trông nom bé thay bạn chẳng đơn giản chút nào.
  • Bạn đã từng nghĩ đến việc trở thành cha mẹ có thể thay đổi chính bạn và các mối quan hệ của bạn với những người xung quanh như thế nào chưa?
  • Bạn đã chuẩn bị cho trường hợp con bạn có thể có những nhu cầu đặc biệt?
  • Nếu vợ chồng bạn có sự khác biệt về tôn giáo, cả hai đã thống nhất như thế nào về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến con cái?

Có con sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn và nếu đây là lần đầu bạn làm cha mẹ, bạn có thể bị sốc đấy. Lắng nghe cảm nhận của bạn, suy nghĩ về cách bạn thường đối mặt với sự thay đổi và bạn có thể tự chuẩn bị gì cho mình khi làm cha mẹ.

Co con 2
Anh ấy cũng đang muốn có con như bạn chứ?

Hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng thuốc Tây tác hại như thế nào khi muốn mang thai?

Tất cả những thứ này đều có hại khi bạn đang cố gắng mang thai. Có rất nhiều lý do để bạn bỏ thuốc lá, uống rượu và hạn chế tối đa thuốc Tây. Thay đổi những thói quen xấu này sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn, nhất là khi bạn đang mang thai và hơn hết là sức khỏe và sự phát triển của em bé.

Hút thuốc lâu ngày sẽ thành nghiện, gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chức năng ống dẫn trứng, từ đó làm giảm khả năng sinh sản. Kết quả là bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thụ thai. Ngay cả các loại thuốc được bán trong các quầy thuốc hoặc theo toa của bác sĩ đều có thể gây tổn hại cho khả năng sinh sản của bạn. Do đó bạn cần thảo luận với bác sĩ về việc bạn đang muốn mang thai trước khi họ kê toa.

Rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và uống quá nhiều rượu khi mang thai sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn muốn thụ thai, tốt nhất nên bỏ rượu hoặc ít nhất là giảm số lượng bạn uống xuống không quá hai ly/tuần. Cố gắng không để bạn bị say rượu trong thời gian này. Những nỗ lực này sẽ làm giảm bớt nguy cơ gây hại cho em bé của bạn.

Trong khi mang thai, việc hút thuốc lá, dùng các loại thuốc bị cấm và uống rượu thiếu kiểm soát kết hợp lại với nhau sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân và sinh non.

Tài chính của bạn đã sẵn sàng để chăm lo cho bé?

Bạn có thể cảm thấy rằng dường như bạn sẽ không bao giờ có đủ tiền để có một gia đình! Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết chính là tình yêu và sự quan tâm bạn dành cho bé chứ không phải là của cải vật chất.

Hãy tiết kiệm trước khi bạn có thai vì cha mẹ chính là người sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính để chăm lo cho con cái của mình.

Có thể hơi sớm nhưng bạn cũng cần suy nghĩ về những việc dưới đây:

  • Rút tiền bảo hiểm nhân thọ
  • Lập di chúc
  • Mở một tài khoản tiết kiệm riêng để lo tiền học phí
Co con 4
Có con sẽ thay đổi cuộc sống của cả hai vợ chồng

Cân nặng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?

Thiếu cân hoặc thừa cân đều có thể gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn vì nó ảnh hưởng đến việc rụng trứng. Ngoài ra, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ.

Trước khi bạn có thai, cố gắng đạt được mức cân nặng khỏe mạnh, nghĩa là chỉ số khối cơ thể BMI của bạn trước khi thụ thai nằm trong khoảng từ 19 đến 25. Điều này sẽ làm tăng khả năng thụ thai cũng như giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bạn có thể tự tính toán chỉ số khối cơ thể BMI của mình với công thức sau:

BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao)

Nếu bạn có kinh nguyệt không đều và chỉ số BMI từ 30 trở lên, nên cố gắng hạ chỉ số BMI xuống. Giảm từ 10-20% trọng lượng cơ thể lúc này có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, nhờ đó cải thiện khả năng thụ thai của bạn.

Điều này không có nghĩa là bạn phải có một chế độ kiêng khem quá mức để giảm cân nhanh vì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu trúc dinh dưỡng hiện tại trong cơ thể. Chỉ nên giảm từ 0,5kg đến 1kg/tuần, đó là một tỷ lệ giảm cân an toàn.

Để có kết quả tốt nhất, bạn nên theo sát một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh với các loại thực phẩm ít béo và ít đường, kết hợp với một chương trình vận động phù hợp.

Nếu bạn thiếu cân, nên cố gắng tăng thêm một vài cân. Thiếu cân không chỉ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng mà còn làm tăng nguy cơ sảy thai một khi bạn mang thai.

Tương tự như việc giảm cân, bạn không nên tìm cách tăng cân nhanh bằng cách thay đổi đột ngột khẩu phần ăn như nhồi nhét thêm thức ăn có hàm lượng đường và béo cao. Các loại thực phẩm này không cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng mà bạn cần. Cố gắng bổ sung thêm calorie cho bạn từ những thực phẩm lành mạnh.

Khi nào nên ngưng sử dụng biện pháp tránh thai?

Đối với một số người, việc dừng lại các biện pháp tránh thai thật dễ dàng, đơn giản là không dùng bao cao su, phim đặt âm đạo nữa hoặc tháo vòng ra.

Còn nếu bạn đang uống thuốc tránh thai, bạn có thể ngưng dùng thuốc và bắt đầu quan hệ ngay lập tức nếu bạn đã sẵn sàng. Cẩn thận hơn, bạn có thể chờ ít nhất một chu kì ngưng uống thuốc.

Việc nhớ ngày kinh cuối của bạn sẽ giúp bác sĩ ước tính được thời điểm mang thai. Nó cũng có thể cung cấp cho bạn thông tin về thời điểm thụ thai để bạn điều chỉnh lối sống của mình trước khi thụ thai. Bạn có thể mất đến sáu tháng để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình nhằm đưa nó vào quỹ đạo.

Nếu bạn có thai trong khi vẫn đang dùng thuốc, cần ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Hiện chưa có bằng chứng về nguy cơ cao bị sảy thai hoặc những bất thường khác đối với những phụ nữ thụ thai trong khi dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm hơn khi được bác sĩ thăm khám.

Nếu bạn sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai, bạn có thể sẽ mất đến một năm để lấy lại khả năng sinh sản bình thường của mình.

Co con 6
Gia đình sẽ trọn vẹn hơn khi có sự hiện diện của trẻ thơ

Có nên tập thể dục nhiều hơn trước khi có thai?

Một thân hình cân đối trước khi thụ thai chính là nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Tăng cường khả năng chịu đựng, sức mạnh và sự linh hoạt có thể giúp bạn:

  • Duy trì một lối sống năng động và tận hưởng 9 tháng mang thai một cách thoải mái
  • Cải thiện tâm trạng và năng lượng của bạn
  • Đạt được cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai
  • Đối phó với những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ một cách nhẹ nhàng
  • Đối phó với sự vất vả khi lâm bồn

Vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ tăng cường khả năng chịu đựng của các cơ ở lưng và điều này sẽ giúp bạn đỡ đau lưng khi mang thai và cả sau khi sinh.

Nên tạo cho mình thói quen tập thể dục trong đời sống hàng ngày bằng cách cố gắng đi bộ hoặc đi xe đạp để làm việc thay vì đi xe máy hoặc sử dụng thang bộ thay cho thang máy.

Chạy bộ là một trong nhiều cách tốt để có được vóc dáng cân đối trước khi mang thai. Nếu bạn chưa có thói quen chạy, nên bắt đầu ngay từ bây giờ vì một khi đã hình thành thói quen, bạn sẽ dễ dàng duy trì khi bạn mang thai. Lưu ý rằng các hoạt động này không dành cho người mới bắt đầu khi họ vừa mang thai.

Bạn nên khởi động từ từ và không ép mình vận động quá sức. Nếu bạn có khám sức khỏe tiền thai sản, nên trao đổi với bác sĩ về việc bắt đầu một chương trình tập luyện phù hợp cho bạn.

Có cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng nếu muốn có con?

Một chế độ ăn uống tốt là điều rất cần thiết nếu bạn có ý định mang thai. Cân bằng chế độ dinh dưỡng của ba bữa ăn một ngày, bao gồm trái cây và rau.

Bốn trong số các chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho một sự khởi đầu khỏe mạnh để mang thai bao gồm:

  • Axit folic
  • Canxi
  • Sắt
  • Vitamin D

Để đảm bảo cơ thể có đủ các chất dinh dưỡng quan trọng nói trên, các bữa ăn của bạn cần bao gồm những thực phẩm sau:

  • Sản phẩm từ sữa
  • Trái cây và rau quả
  • Gạo nguyên cám và ngũ cốc
  • Protein dưới dạng thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu hoặc các loại hạt

Bạn có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ đang muốn có thai. Vitamin loại này sẽ chứa 400mcg axit folic. Đây là một dạng vitamin B giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống trong quá trình phát triển ở trẻ sơ sinh.

Co con 7
Bạn nghĩ gì về chuyện có con?

Một số phụ nữ cần bổ sung axit folic nhiều hơn và cần liều 5mg theo quy định của bác sĩ. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc bổ sung các loại dưỡng chất trên không thể thay thế cho một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh được.

Bạn không nên uống bổ sung các dưỡng chất với liều cao vì sẽ làm cho cơ thể tích trữ nhiều hoạt chất trong khi điều này không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Một số nghiên cứu cho thấy nếu cơ thể chứa nhiều caffeine có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu bạn muốn có con, cố gắng giữ lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày dưới 200mg. Hàm lượng caffeine trong đồ uống là khác nhau, trung bình hai tách cà phê hòa tan chứa khoảng 200mg caffeine.

Liệu công việc có thể ảnh hưởng đến việc có thai?

Một số công việc có thể gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Nếu bạn đang tiếp xúc với hóa chất hoặc phóng xạ thường xuyên, bạn cần phải xem xét việc thay đổi công việc trước khi mang thai. Tương tự, nếu bạn bay nhiều hoặc đứng cả ngày, bạn cũng cần suy nghĩ về cách đối mặt với nó một khi bạn đã mang thai.

Nếu có thể, cố gắng tìm cơ hội trao đổi với cấp trên về việc bạn đang có ý định mang thai và hỏi về cách để hạn chế hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các lưu ý an toàn cho những chị em công sở làm việc khi mang thai.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x