Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/11/2022

Nổi cục u ở mép vùng kín có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản không?

Nổi cục u ở mép vùng kín có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản không?
Nổi cục u ở mép vùng kín chắc chắn chị em nào cũng cảm thấy lo lắng. Vậy hiện tượng này là gì? Đó có phải là dấu hiệu bệnh tật hay không?

Nổi cục u ở mép vùng kín có đáng lo không? Cứ nghe nói đến u, bướu là ai cũng cảm thấy lo lắng không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý không? MarryBaby sẽ đi tìm câu trả lời để giải tỏa những thắc mắc cùng chị em chúng mình nhé.

Nguyên nhân nổi cục u ở mép vùng kín

1. U nang âm hộ

Âm hộ có một số tuyến, bao gồm tuyến dầu, tuyến bartholin và tuyến skene. U nang có thể hình thành nếu các tuyến này bị tắc. Kích thước của u nang khác nhau nhưng hầu hết giống như những cục nhỏ và cứng, không đau trừ khi bị nhiễm trùng.

Các u nang có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Nếu u nang bị nhiễm trùng, chị em cần đến bệnh viện để điều trị bằng cách dẫn lưu hoặc dùng thuốc kháng sinh.

2. Nổi cục u ở mép vùng kín nữ do u nang âm đạo

U nang âm đạo là những cục cứng trên thành âm đạo thường có kích thước bằng hạt đậu hoặc nhỏ hơn. Loại u này không đau, dễ hình thành sau khi phụ nữ sinh con hoặc chấn thương vùng kín. Bạn không cần phải can thiệp y tế nếu u không gây khó chịu khi quan hệ tình dục.

Trường hợp nổi cục ở vùng kín gây khó chịu, bạn nên đến bệnh viện để làm phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng phương pháp dẫn lưu.

3. Nổi cục u ở mép vùng kín do Fordyce (đốm bã nhờn)

Các đốm bã nhờn là những vết sưng nhỏ màu trắng hoặc vàng trắng nằm bên trong âm hộ hoặc trên môi và má không gây đau. Fordyce thường xuất hiện lần đầu ở tuổi dậy thì và có xu hướng nhiều hơn khi phụ nữ càng lớn tuổi.

>> Bạn có thể quan tâm: 30 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất: Bạn có bao nhiêu dấu hiệu trong số này?

4. Lông mọc ngược

Cạo, tẩy lông hoặc nhổ lông mu cũng làm tăng nguy cơ lông mu mọc ngược. Điều đó có thể gây ra một vết sưng nhỏ, tròn, đôi khi gây đau hoặc ngứa. Vết sưng có thể lên mủ và làm xung quanh sẫm màu hơn.

Tốt nhất bạn không nên cạo, nhổ lông để tránh nguy cơ viêm nang lông. Trường hợp viêm nang lông nặng, bạn nên đến bệnh viện để điều trị.

5. Nổi cục u ở mép vùng kín nữ do thẻ da âm đạo

Thẻ da là những vạt da thừa nhỏ, nhô ra, không gây hại hoặc khó chịu trừ khi chúng cọ xát hoặc bám vào vật gì đó. Nếu các thẻ trên da gây khó chịu, bạn có thể đến bệnh viện loại bỏ bằng phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng tia laser.

nổi hạch ở mép vùng kín

6. Lichen xơ hóa (bệnh bạch biến âm đạo hoặc vết trắng âm đạo)

Đây là một tình trạng da không phổ biến, chủ yếu xảy ra ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Bệnh thường thấy nhất ở âm hộ và xung quanh hậu môn với các triệu chứng:

  • Ngứa nhiều
  • Tổn thương dạng xơ hoá dày lên trở thành từng mãng.
  • Những đốm trắng trên da theo thời gian có thể trở thành những mảng da nhăn nheo
  • Chảy máu hoặc bầm tím
  • Các vết phồng rộp, có thể có hoặc không có máu
  • Đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục

Lichen xơ hóa thường được điều trị bằng kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid. Bệnh có thể tái phát trở lại sau điều trị. Phụ nữ mắc bệnh này có nguy cơ bị ung thư âm hộ.

7. Nổi cục u ở mép vùng kín do mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là một bệnh nhiễm trùng do virus herpes simplex gây ra. Herpes lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh thường có triệu chứng rất nhẹ nên chị em rất khó phát hiện.

Đợt bùng phát mụn rộp đầu tiên có thể tạo ra các triệu chứng giống như bệnh cúm, bao gồm:

  • Sốt
  • Viêm tuyến
  • Vết loét lớn
  • Đau ở bộ phận sinh dục

Các triệu chứng của mụn rộp sinh dục ở giai đoạn sau có thể bao gồm:

  • Ngứa ran
  • Nhiều mụn đỏ biến thành mụn nhọt hoặc mụn nước gây đau đớn
  • Vết lõm nhỏ hoặc vết loét
  • Các triệu chứng herpes thường khỏi hẳn, ít tái phát trở lại.

Chị em có thể điều trị loại mụn này bằng thuốc kháng virus do bác sĩ kê toa. Trong khi mắc bệnh, bạn không nên quan hệ tình dục hoặc nếu muốn thì bạn nên khuyên anh xã dùng bao cao su. Việc nhiễm Herpes sinh dục cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khác nên cần hết sức cẩn thận, tốt nhất nên kiêng hẳn cho đến khi khỏi bệnh. Vết loét do giang mai đôi khi cũng trông khá giống Herpes (tất nhiên còn thêm các triệu chứng khác) nên cần xét nghiệm để kiểm tra.

8. Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện xung quanh âm hộ, dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc cao tuổi. Đây là tình trạng các tĩnh mạch âm đạo bị sưng lên, màu hơi xanh hoặc các tĩnh mạch sưng tròn nằm xung quanh môi âm hộ và vùng kín.

Phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch không cần điều trị vì các biến chứng thường thuyên giảm khoảng 6 tuần sau khi sinh. Loại u này dễ tái phát trong các lần phụ nữ sinh nở.

Mặc dù nổi cục u ở mép vùng kín không đau nhưng giãn tĩnh mạch có thể gây khó chịu như cảm giác nặng nề, ngứa, đôi khi còn gây chảy máu. Bạn có thể đến bệnh viện để phẫu thuật cắt bỏ khối u và điều trị tĩnh mạch.

>> Bạn có thể quan tâm: Cổ giật như thế nào là có thai? Dấu hiệu có thai chính xác là gì?

9. Ung thư âm hộ

Ung thư âm hộ và âm thư âm đạo thường gây nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện muộn. Các triệu chứng của bệnh này thường bao gồm:

  • Vết loét hoặc vết sưng bằng phẳng (cũng có khi vết sưng nổi lên trên âm hộ)
  • Màu da sáng hơn hoặc tối hơn vùng da xung quanh
  • Mảng da dày lên
  • Ngứa, rát hoặc đau
  • Vết loét không lành trong vài tuần
  • Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường

Ung thư âm hộ phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi và phụ nữ hút thuốc lá. Khi mắc ung thư âm hộ hoặc ung thư âm đạo, bạn nên đến bệnh viện để điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.

10. Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục do virus u nhú (HPV) ở người gây ra. Virus này lây lan khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo và hậu môn, số ít trường hợp lây lan qua đường miệng.

Các triệu chứng mụn cóc sinh dục bao gồm:

  • Các đám mụn nhỏ màu da
  • Những mảng sần sùi của những mụn cóc gần nhau, đôi khi được mô tả giống như một bông súp lơ
  • Ngứa rát hoặc không có triệu chứng cơ năng nào.

Mụn cóc sinh dục có thể mọc trên âm hộ, hậu môn hoặc trong âm đạo và không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể đến bệnh viện để loại bỏ mụn cóc bằng thuốc kê đơn, phẫu thuật hoặc dùng tia laser.

Một số loại virus HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung, loại virus này rất phổ biến và dễ lây; thậm chí có thể lây qua việc sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng hoặc quần áo. Vì vậy, cho dù có hay không bị các vấn đề này, bác sĩ cũng khuyên bạn nên tiêm vắc xin ngừa HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo độ tuổi nhé.

Bị nổi cục u ở mép vùng kín dấu khi nào cần đến bệnh viện ngay?

Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu kèm theo các triệu chứng sau:

  • U bị vỡ dịch mủ hoặc máu
  • Có các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Có dấu hiệu sức khỏe bất thường
  • Vùng kín bị đau, gây khó khăn cho việc quan hệ tình dục.
  • Cách giúp cải thiện tình trạng nổi cục u ở mép vùng kín

    • Nếu cơ địa dễ tiết bã nhờn nên vệ sinh vùng âm hộ; rửa bằng nước ấm và các dung dịch vệ sinh phù hợp giúp thông thoáng tuyến bã, hạn chế bí tắc.
    • Tránh mặc quần áo quá chật, bí bách, gây cọ xát và nứt nẻ âm hộ.
    • Mặc quần lót làm từ chất liệu tự nhiên như cotton để giúp giữ cho bộ phận sinh dục khô ráo và thoáng mát.
    • Massage vùng kín để giúp lưu thông máu, tăng sức khỏe cho vùng sinh dục.

    Một số câu hỏi về việc bị nổi cục u ở mép vùng kín

    1. Bị nổi cục u ở mép vùng kín có sao không?

    Khi nổi cục u ở mép vùng kín không đau thường vô hại. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một dấu hiệu ung thư vùng kín rất nguy hiểm. Bạn chỉ có thể xác định đây là u lành hay u ác bằng việc làm xét nghiệm sinh thiết tại bệnh viện. Để an toàn cho sức khỏe, chị em nên đi đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn chính xác hơn nhé.

    2. Bị nổi cục u ở mép vùng kín dấu có lây không?

    Nổi hạch ở mép vùng kín chỉ lây khi bạn bị mắc virus HPV hoặc virus herpes simplex. Nên nhớ, bao cao su chỉ làm giảm nguy cơ lây truyền 2 loại virus nêu trên chứ không thể ngăn ngừa hoàn toàn, nên nếu nghi ngờ bẹn đang mắc các bệnh lây qua đường tình dục thì nên kiêng quan hệ cho đến khi khỏi hẳn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

    Nổi cục u ở mép vùng kín khá phổ biến song chị em không nên chủ quan. Bởi vì đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi thấy bị nổi cục u ở mép vùng kín, bạn nên đến bệnh viện thăm khám, phát hiện bệnh kịp thời để điều trị sớm, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Vaginal cysts

    https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/vaginal-cysts

    Truy cập ngày 27/01/2022

    2. What’s that bump?!

    https://www.plannedparenthood.org/learn/teens/ask-experts/whats-that-bump

    Truy cập ngày 27/01/2022

    3. Bartholin Cyst

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17737-bartholin-cyst

    Truy cập ngày 27/01/2022

    4. Genital Bumps & Lumps: When to Seek Medical Attention

    https://www.sutterhealth.org/health/teens/physical/genital-bumps-lumps

    Truy cập ngày 27/01/2022

    5. Bartholin’s Gland Cyst

    https://familydoctor.org/condition/bartholins-gland-cyst/

    Truy cập ngày 27/01/2022

    x