Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/10/2021

Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Những điều cần nhớ sau khi phá thai

Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Những điều cần nhớ sau khi phá thai
Phá thai bao lâu thì có kinh lại phụ thuộc vào các yếu tố: hình thức phá thai, tình trạng thai nhi, chế độ dinh dưỡng và chu kỳ kinh nguyệt trước đây của bạn.

Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Người có sức khỏe tốt, chu kỳ kinh nguyệt đều thường có thời gian có kinh sau phá thai nhanh hơn người bị rối loạn kinh nguyệt. Nhìn chung, phụ nữ thường bị tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh sau khi phá thai.

Có mấy phương pháp phá thai?

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ không thể tiếp tục mang thai dẫn đến quyết định phá thai. Vì vậy, nên tìm hiểu kỹ các phương pháp phá thai hiện nay cũng như vấn đề phá thai bao lâu thì có kinh lại để để phòng rủi ro cũng như biến chứng khi quyết định chấm dứt thai kỳ.

Hiện nay, có hai phương pháp phá thai phổ biến là nội khoa và ngoại khoa. Và thời gian ra máu phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn chọn theo phương pháp nào.

1. Phá thai nội khoa

Phá thai nội khoa và còn gọi là phương pháp phá thai bằng thuốc. Thuốc phá thai được sử dụng để gây nên hiện tượng sảy thai tự nhiên và đình chỉ sự phát triển của thai nhi bên trong tử cung.

Khi phá thai bằng thuốc, bạn sẽ được bác sĩ cho uống hai viên thuốc:

  • Viên thứ nhất có tác dụng phá vỡ lớp niêm mạc tử cung khiến thai nhi không thể tiếp tục phát triển. Một số người có thể bị ra máu sau khi uống viên thuốc đầu tiên này.
  • Viên thứ hai có tác dụng làm cho tử cung giải phóng các chất bên trong. Bạn có thể bị chảy máu trong vòng 30 – 40 phút sau khi uống thuốc. Quá trình này ngày càng dữ dội hơn, có thể kéo dài từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ sau khi uống thuốc. 1 đến 2 giờ đầu, dòng chảy của máu sẽ nặng và có máu đông nhưng sẽ giảm bớt sau vài giờ đồng hồ.
Phá thai bao lâu thì có kinh lại
Phá thai có thể gây ra tác dụng phụ: buồn nôn, chuột rút, đau đầu

2. Phá thai ngoại khoa

Phương pháp phá thai ngoại khoa chính là sử dụng dụng cụ y tế qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ, gồm hút thai chân không, nong và kẹp gắp thai nhi.

Nếu lựa chọn phương pháp ngoại khoa, bạn có thể bị chảy máu ngay sau đó hoặc bắt đầu ra máu sau 3 đến 5 ngày. Dòng chảy của máu cũng sẽ nhẹ dần theo thời gian.

Khi sử dụng các phương pháp phá thai, bạn sẽ bị một số tác dụng phụ như chuột rút, buồn nôn, nhức đầu, đổ mồ hôi, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, thậm chí là bị tiêu chảy. Đặc biệt, phá thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Phá thai bao lâu thì có kinh lại?

Việc chấm dứt thai kỳ đột ngột khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi. Phải mất một khoảng thời gian, cơ thể mới đào thải hết các hormone thai kỳ và trở lại chu kỳ bình thường. Do đó, gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh sau khi phá thai.

Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Thông thường, sau khi phá thai từ 4 đến 6 tuần, kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện trở lại. Lúc này, cơ thể bắt đầu cân bằng và sản sinh hormone như bình thường, lớp niêm mạc tử cung khôi phục dần dần.

Vì thế, 4 đến 6 tuần là khoảng thời gian lớp niêm mạc đủ dày để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới.

Khi muốn mang thai trở lại, bạn phải đợi ít nhất từ 2 đến 3 chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Nếu mang thai quá sớm, cơ thể chưa thích ứng kịp, rất có thể sẽ sảy thai lần nữa.

Phá thai bao lâu thì có kinh lại
Phải từ 4 đến 6 tuần sau khi phá thai mới có kinh nguyệt trở lại

Những điều cần nhớ sau phá thai

Vì mất nhiều máu và cơ thể bị thay đổi đột ngột nên khi có những biểu hiện sau đây, bạn không cần quá lo lắng:

  • Sau khi phá thai bằng phương pháp ngoại khoa, cơ thể ra máu nhiều, không ra máu hoặc ra máu thất thường trong vài tuần đầu tiên là điều bình thường.
  • Sử dụng phương pháp phá thai nội khoa thường chảy máu nhiều hơn so với phương pháp ngoại khoa.
  • Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Mất từ 4 đến 6 tuần, kinh nguyệt mới bắt đầu trở lại. Hoặc chậm hơn nếu cơ thể đang trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi.
  • Trong hai tuần đầu sau phá thai, bạn không nên quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục phải sử dụng biện pháp tránh thai. Bởi vì đây chính là thời kỳ rụng trứng để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới nên rất dễ thụ tinh và mang thai.

    Phá thai bao lâu thì có kinh lại
    Phá thai có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

    Mẹo hồi phục sức khỏe sau khi phá thai

    Phá thai không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà còn làm tinh thần người phụ nữ suy sụp, căng thẳng và lo lắng. Cho nên, khi đã lựa chọn phá thai, bạn không nên nghĩ nhiều về nó.

    Bạn hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để cơ thể được hồi phục hoàn toàn bằng cách:

    • Nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.
    • Thông báo với gia đình, bạn bè để hỗ trợ tinh thần và kịp thời xử lý những tình huống phát sinh do phá thai.
    • Không quan hệ tình dục để bảo vệ bản thân.
    • Chăm sóc và thăm khám sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ.
    • Không tập các bài tập thể dục nặng và vận động quá sức.

    Phá thai bao lâu thì có kinh lại là vấn đề chị em hết sức quan tâm, nhất là sau khi thực hiện phá thai. Việc cần làm là thường xuyên theo dõi sức khỏe. Nếu có vấn đề gì bất thường, đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
     https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-loss/first-period-after-miscarriage/ https://www.nhs.uk/common-health-questions/pregnancy/when-will-my-periods-return-after-a-miscarriage/ https://www.verywellfamily.com/before-you-get-your-period-after-miscarriage-2371503
    x