Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Có rất nhiều nỗi trăn trở của chị em phụ nữ đối với chu kỳ kinh nguyệt. Bởi kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của bệnh lý, stress hay sinh hoạt chưa lành mạnh. Và tất nhiên, rối loạn kinh nguyệt có thai được không cũng là những thắc mắc khó nói của rất nhiều chị em.
Tìm hiểu những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rối loạn kinh nguyệt có thai được không.
Trước khi tìm hiểu rối loạn kinh nguyệt có thai được không, bạn cần biết rối loạn kinh nguyệt là gì.
Một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài 28 nhgày ở tháng này song tháng sau là 31 ngày và tháng kế tiếp thậm chí chỉ có 27 ngày đều là bình thường, không có gì đáng lo ngại.
Song chu kỳ kinh không đều khi nằm ngoài phạm vi bình thường. Nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra khi chu kỳ kinh thay đổi bất thường liên tục và ngày hành kinh có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn.
Khi đọc đến đây, có lẽ bạn đang thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ được tính từ ngày đầu tiên hành kinh cho đến ngày đầu kỳ kinh tiếp theo. Cũng có một cách tính khác là từ ngày đầu tiên của chu kỳ này cho đến trước 1 ngày của chu kỳ tiếp theo.
Biết được nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sẽ giúp chữa được tận gốc tình trạng này. Rối loạn kinh nguyệt có thai được không chẳng còn là nỗi trăn trở lớn.
Một số yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt:
– Căng thẳng
– Đang cho con bú
– Đang ở giai đoạn mãn kinh
– Sử dụng biện pháp tránh thai
– Tăng cân hoặc sụt cân quá nhanh
– Tập thể dục quá sức hoặc kiệt sức
– Uống thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu hoặc thuốc điều hòa hormone
– Mắc bệnh làm ảnh hưởng kinh nguyệt như bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, hội chứng rối loạn máu di truyền, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Thực tế, bạn có thể mang thai. Tuy nhiên, bạn sẽ khó thụ thai hơn so với các cô gái có chu kỳ kinh đều đặn.
Kinh nguyệt đến sau mấy tháng không hành kinh hoặc đến quá nhanh sau khi vừa mới hết kinh mà không có biểu hiện rõ ràng còn khiến bạn rất khó để ghi chú lại dấu hiệu rụng trứng.
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Bạn chỉ tăng cơ hội mang thai khi quan hệ tình dục trong khoảng thời gian trứng rụng.
Đáng lo ngại nhất, chu kỳ kinh không đều chính là dấu hiệu cho việc trứng không rụng hàng tháng hoặc trứng rụng vào những thời điểm khác nhau trong mỗi chu kỳ.
Tất nhiên, nếu cơ thể người phụ nữ không rụng trứng thì không thể thụ thai được hoặc rụng trứng thất thường thì rất khó để nhận biết dấu hiệu trứng rụng để quan hệ.
Nếu kinh nguyệt không đều báo hiệu vấn đề rụng trứng, bạn nên đến gặp bác sĩ để biết bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đến bác sĩ để tìm hiểu xem mình có đang mắc bệnh nào làm ảnh hưởng việc thụ thai không, từ đó có cách chữa trị sớm.
Như vậy, bạn đã biết rối loạn kinh nguyệt có thai được không, bạn hãy tìm hiểu cách khắc phục ở phần kế tiếp nhé.
Khi biết được rối loạn kinh nguyệt có thai được không, bạn sẽ càng phải tranh thủ tìm cách để chữa trị nếu muốn sớm có tin vui.
Căng thẳng làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Do đó, bạn cần cắt giảm những áp lực công việc, có thời gian nghỉ ngơi nhiều và tập yoga đều đặn.
Tập yoga rất tốt cho phụ nữ bởi giúp điều hòa kinh nguyệt, làm giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố và giải tỏa những lo âu.
Ai cũng phải thừa nhận tập thể dục mỗi ngày là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn tập luyện quá sức thì lại phản tác dụng mà trong đó là làm kinh nguyệt không đều. Theo khuyến cáo, bạn chỉ cần tập luyện hiệu quả 15-30 phút mỗi ngày là đủ.
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Muốn có thai thì bạn phải kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và hạn chế stress để duy trì cân nặng.
Nhiều chị em mong có con thường bổ sung vitamin để tăng cơ hội thụ thai, đồng thời dự trữ chất cho quá trình mang thai.
Bạn có thể bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc dùng thực phẩm bổ sung để cải thiện chứng trầm cảm, hỗ trợ chữa kinh nguyệt không đều và giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Vitamin nhóm B cũng giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Vitamin nhóm B thường thấy trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau màu xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá, gan, các loại đậu…
Sai lầm của nhiều cặp đôi là thường chờ ngày rụng trứng mới tăng tần suất quan hệ. Tuy nhiên, với những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt mà canh ngày này thì tỷ lệ thất bại càng cao bởi thời điểm rụng trứng có thể rơi vào một ngày khác so với dự tính.
Một số cặp đôi khác thì lại quan hệ quá nhiều lần khiến cho tinh trùng yếu, loãng và làm giảm khả năng có con.
Vì vậy, theo khuyến cáo, bạn cần sinh hoạt tình dục đều đặn với tần suất vừa phải. Bạn có thể dùng “công thức số 9” để tính số lần quan hệ chuẩn theo từng độ tuổi:
– Ở độ tuổi 20: 2 x 9 = 18 (1 tuần nên quan hệ 8 lần là vừa phải).
– Ở độ tuổi 30: 3 x 9 = 27 (2 tuần nên quan hệ 7 lần).
– Ở độ tuổi 40: 4 x 9 = 36 (3 tuần nên quan hệ 6 lần).
– Ở độ tuổi 50: 5 x 9 = 45 (4 tuần nên quan hệ 5 lần).
– Ở độ tuổi 60: 6 x 9 = 54 (5 tuần nên quan hệ 4 lần).
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Nếu kinh nguyệt không đều có liên quan đến nội tiết tố, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trị bệnh tuyến giáp tiềm ẩn hoặc sử dụng liệu pháp hormone như thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu các cách trên không hiệu quả trong việc giúp thụ thai, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hỗ trợ sinh sản như letrozole (Femara), clomiphene (Clomid) hoặc thuốc hỗ trợ sinh sản dạng tiêm để kích thích rụng trứng.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng những loại thuốc này, bạn nên thực hiện đầy đủ những xét nghiệm về khả năng sinh sản theo chỉ định từ bác sĩ.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chuẩn bị mang thai cần làm gì? 20 điều cần làm trước khi mang thai
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Câu trả lời có lẽ bạn đã rõ. Thực tế, bị rối loạn kinh nguyệt không có nghĩa là bạn hết hy vọng có con. Bởi thiên thần nhỏ bé sẽ sớm đến với thế giới này khi bạn biết cách làm trứng rụng đều đặn và có lối sống sinh hoạt lành mạnh.
Tuyết Lan
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. What Your Menses Says About Your Fertility
https://parenting.firstcry.com/articles/what-your-menses-say-about-your-fertility/
Ngày truy cập: 8.6.2021
2. 22 Reasons Why You Are Not Getting Pregnant
https://www.momjunction.com/articles/common-reasons-and-causes-for-not-getting-pregnant_00177/
Ngày truy cập: 8.6.2021
3. Can a Girl Get Pregnant if Her Periods Are Irregular?
https://kidshealth.org/en/teens/irregular-periods-qa.html
Ngày truy cập: 8.6.2021
4. Female infertility
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/female-infertility/symptoms-causes/syc-20354308
Ngày truy cập: 8.6.2021
5. Can Painful Periods Affect Your Ability to Get Pregnant?
https://parenting.firstcry.com/articles/can-painful-periods-affect-your-ability-to-get-pregnant/
Ngày truy cập: 8.6.2021