Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bệnh quai bị ở nam giới có gây vô sinh không? Thực tế, quai bị là căn bệnh không hiếm gặp và không đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn.
Để xác thực thông tin bệnh này gây vô sinh ở nam giới có đúng không, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh quai bị là gì.
Quai bị (hay còn gọi là viêm tuyến mang tai) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxovirus gây nên. Bất cứ giới tính, độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh này. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ và thường xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Nếu như bạn vẫn còn đang thắc mắc bệnh quai bị có lây không thì câu trả lời chính xác là có. Bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp, hoặc ngay cả khi dùng chung các loại đồ vật như dao, kéo với người bệnh. Đến hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị căn bệnh này.
Thông qua các con đường lây bệnh, khoảng sau 2-3 tuần, người mắc bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng.
Đầu tiên, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, ăn kém. Tiếp đến là tình trạng sốt, đôi khi lại bị rét, đặc biệt là dấu hiệu đau họng và đau góc hàm.
Tuyến mang tai sẽ dần sưng to hơn và giảm sưng trong vòng 1 tuần. Tùy theo từng trường hợp mà tuyến mang tai có thể sưng cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên.
Nếu sưng cả 2 bên thì thời gian có thể đồng thời hoặc khác nhau. Vùng sưng sẽ bao gồm má, dưới hàm, đẩy phần tai lên trên và ra ngoài. Khi lan rộng đến phần ngực sẽ gây phù trước xương ức.
Bệnh nhân sẽ bị đau ở vùng tuyến sưng nhưng sẽ không có dấu hiệu nóng hoặc xung huyết. Điều này có thể phân biệt với vấn đề viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Đến giai đoạn này, việc nói, nhai, nuốt cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đôi khi còn bị phù thanh môn gây khó thở.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có khoảng 25% người bị quai bị nhưng không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Điều này khiến việc nhận biết bệnh sẽ rất khó khăn hoặc quá trễ. Thậm chí còn tiềm ẩn khả năng lây nhiễm bệnh với người xung quanh.
Có một thực tế là bệnh quai bị ở nam giới nói riêng và tất cả giới tính nói chung rất ít khi bị lại lần 2. Điều này do cơ thể người mắc bệnh đã sản sinh hệ miễn dịch bền vững khi mắc bệnh lần 1.
Trong trường hợp nam bị bệnh quai bị nhưng không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì có tỉ lệ mắc phải từ 20-35%. Thường sẽ xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai từ khoảng 7-10 ngày. Biểu hiện cụ thể: Tinh hoàn bị sưng to, gây đau, phần mào tinh bị căng phù, kéo dài trong khoảng 3-7 ngày.
Khoảng 50% trường hợp bị dẫn đến teo tinh hoàn. Cuối cùng là làm giảm số lượng tinh trùng, dẫn tới vô sinh.
Tuy nhiên, phải khẳng định lại là không phải 100% nam giới mắc quai bị đều bị viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh. Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì cũng không gây nên di chứng nguy hiểm này. Chưa kể, sự suy giảm tinh trùng không hoàn toàn khẳng định sẽ vô sinh.
Bệnh làm 71 vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng. Điều này có thể khiến hoại tử mô phổi. Di chứng này xuất hiện sau viêm tinh hoàn do hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
Tỷ lệ chiếm khoảng 3-7%. Biểu hiện: triệu chứng buồn nôn, khó chịu, đau bụng nhiều, tụt huyết áp.
0,5% người bệnh sẽ thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, đau nhức đầu, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, co giật, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến các vấn đề: điếc, suy giảm thị lực, viêm đa rễ thần kinh…
Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu…
Trước khi nói đến cách chữa bệnh quai bị, MarryBaby đưa ra một lời khuyên: “Cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị chính là tiêm vắc xin”. Cha mẹ nên đặc biệt lưu ý mũi tiêm này cho con trẻ.
Tiếp theo, tuyệt đối không tiếp xúc gần, sử dụng chung các đồ vật với người đã bị quai bị để tránh tình trạng lây bệnh.
Ngoài ra, đây là những cách điều trị bệnh, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm:
Bệnh quai bị ở nam giới vốn lành tính và không gây nên vô sinh nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, bản thân mỗi người không nên quá lo lắng, bi quan mà cần xây dựng lối sống lành mạnh và chủ động theo dõi sức khỏe mỗi ngày.
AN HY
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.