Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bị rong kinh có quan hệ được không? Quan hệ khi rong kinh có ảnh hưởng gì? Cùng MarryBaby gỡ rối vấn đề này nhé.
Ngoài ra, việc tìm hiểu về lợi, hại của quan hệ và cách phòng tránh rong kinh cũng sẽ giúp các cặp đôi biết bị rong kinh có quan hệ được không mà “liệu cơm gắp mắm” trong những ngày khó ở này.
Rong kinh, hay còn gọi là rong huyết, là một chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thông thường dao động từ 21-35 ngày đối với người trưởng thành và 21-45 ngày với những bé gái mới lớn. Trong đó, số ngày hành kinh diễn ra từ 4-6 ngày. Khi bị rong kinh thì chu kỳ kéo dài vượt quá 7 ngày và dẫn đến lượng máu kinh mất đi lớn hơn mức trung bình là 80ml.
Khi bị rong kinh, bạn thường gặp các biểu hiện như: máu kinh đông thành cục, kinh ra nhiều vào ban đêm, vùng bụng dưới hay bị đau, chóng mặt, viêm nhiễm âm đạo.
Rong kinh thực sự chưa phải là một căn bệnh trầm trọng nhưng gây khó chịu, bức bối. Hiện tượng này kéo dài có thể khiến bạn thở dốc, mệt mỏi và thiếu máu.
Để biết được bị rong kinh có quan hệ được không, bạn cần hiểu nguyên nhân vì sao. Vậy, hiện tượng rong kinh đến từ đâu? Theo ý kiến của bác sĩ, có hai nguyên nhân chủ yếu sau:
Nếu chỉ là nguyên phát, bạn hãy yên tâm nhé! Tình trạng này sẽ sớm qua đi thôi! Hãy nghỉ ngơi và bồi dưỡng sức khỏe.
Còn với trường hợp rong kinh thứ phát, bạn cần tới gặp bác sĩ để được điều trị dứt điểm. Tuyệt đối không được chủ quan vì có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng.
Và dù rong kinh đến từ đâu, bạn chắc hẳn vẫn muốn biết bị rong kinh có quan hệ được không?
Rong kinh không những gây phiền toái cho chị em mà còn ảnh hưởng lớn tới cuộc yêu. Song bạn có biết khi bị rong kinh, việc quan hệ sẽ làm cho chị em phụ nữ giảm đau bụng, bớt stress hay không?
Theo nghiên cứu khoa học, tình dục là một trong những cách tuyệt vời để giảm stress. Lý do là vì lúc yêu, cơ thể giải phóng các endorphin và hormone giúp chị em phấn chấn tinh thần trong những ngày rong kinh mệt mỏi. Việc hưng phấn, thoải mái này sẽ đập tan được căng thẳng, một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ bị rối loạn chu kỳ (trong đó có rong kinh). Tình trạng rong kinh sẽ được thuyên giảm sau khi quan hệ tình dục.
Chị em bị rong kinh nhớ giữ tinh thần luôn thoải mái, đừng lo lắng thái quá nếu không muốn làm bệnh thêm trầm trọng.
Bị rong kinh có quan hệ được không? Mặc dù chị em truyền tai nhau rằng không nên yêu trong lúc này, song chưa có thông tin chính thức nào cho rằng không được quan hệ khi rong kinh. Vì vậy, bạn hãy yêu nếu muốn nhé.
Để quan hệ trong thời gian bạn bị rong kinh an toàn, bác sĩ khuyên bạn lưu ý một số ảnh hưởng của việc quan hệ trong thời gian đang bị rong kinh như dưới đây.
Trong những ngày rong kinh, việc bổ sung dưỡng chất hợp lý cho cơ thể giúp giảm mệt mỏi. Bạn nên tăng cường ăn thực phẩm giúp cân bằng nội tiết, giàu chất sắt và các loại vitamin như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, các loại cá béo, trứng, sữa.
Bạn cũng cần tránh đồ ăn lạnh, hoa quả có vị chua, đồ uống chứa caffeine hoặc có cồn.
Đến đây hẳn bạn đã biết bị rong kinh có quan hệ được không. Bạn không cần phải kiêng khem yêu trong thời gian này nhé, nhưng nhớ lưu ý một số điều trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nếu hiện tượng rong kinh lặp lại thường xuyên và kéo dài, bạn hãy đi khám để được chữa trị an toàn nhé!
Hà Hoa
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.