Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 17/01/2022

Buồng trứng đa nang có rụng trứng không? Khó nhưng đừng hoang mang mẹ nhé!

Buồng trứng đa nang có rụng trứng không? Khó nhưng đừng hoang mang mẹ nhé!
Buồng trứng đa nang có rụng trứng không là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em khi mắc căn bệnh này. Câu trả lời sẽ khiến bạn lo lắng nhưng hãy bình tĩnh để tìm hiểu và điều trị căn bệnh này nhé!

Buồng trứng đa nang nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị vô sinh. Và câu trả lời cho vấn đề buồng trứng đa nang có rụng trứng không là yếu tố quyết định khả năng sinh sản của người mẹ.

Buồng trứng đa nang là gì? Buồng trứng đa nang có rụng trứng không?

Buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome – PCOS) là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng Hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ.

Những chất này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm thấy trên hình ảnh siêu âm buồng trứng) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng.

buồng trứng đa nang có rụng trứng không
Buồng trứng đa nang ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của chị em

Khi phụ nữ bị hội chứng này, buồng trứng sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể phát triển nên hàng tháng trứng không phá được lớp vỏ đó, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới không có khả năng thụ thai.

Người bị buồng trứng đa nang có thể hiếm muộn, khó có con thậm chí vô sinh do nồng độ hormone nam cao ngăn cản sự rụng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không rụng trứng hàng tháng. Do đó câu trả lời của vấn đề buồng trứng đa nang có rụng trứng không là rất khó và có thể không rụng trứng.

Ngoài ra, thừa cân làm giảm khả năng sinh sản và có thể góp phần khiến phụ nữ mắc PCOS mất nhiều thời gian hơn để thụ thai.

Mặc dù phụ nữ mắc bệnh có nhiều vấn đề về khả năng sinh sản nhưng vẫn cần sử dụng biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn nhất là đang trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc.

buồng trứng đa nang có rụng trứng không
Buồng trứng đa nang có rụng trứng không? Rất khó nhưng mẹ đừng quá lo lắng

Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang

Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân buồng trứng đa nang chính xác, nhưng những yếu tố sau có thể đóng vai trò là nguy cơ gây bệnh:

  • Dư thừa insulin: Insulin là một loại hormone được sản xuất trong các tế bào tuyến tụy cho phép sử dụng đường (glucose), cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Nếu có đề kháng insulin, khả năng sử dụng insulin một cách hiệu quả bị suy giảm và tuyến tụy tiết insulin nhiều hơn để chuyển hóa cho các tế bào. Insulin dư thừa được cho là đẩy mạnh sản xuất Androgen của buồng trứng. Sự gia tăng sản xuất Androgen có thể cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng.
  • Yếu tố di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái bạn bị buồng trứng đa nang, bạn cũng có thể mắc phải hội chứng này. Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét khả năng đột biến gen có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Chế độ ăn uống: có quá nhiều tinh bột cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang.

Triệu chứng của buồng trứng đa nang

Phụ nữ có buồng trứng đa nang có các triệu chứng:

  • Thường xuyên hoặc không có kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt mỗi lần cũng không đều;
  • Chậm mang thai;
  • Tăng cân;
  • Lông mọc quá mức ở mặt, bụng và lưng;
  • Rụng tóc trên đỉnh đầu;
  • Xuất hiện mụn hoặc mụn trứng cá;
  • Có thể bị u nang buồng trứng;
  • Cảm xúc thay đổi như lo lắng, buồn phiền nhiều hơn;
  • Kháng insulin tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Các biến chứng đa nang buồng trứng

    Các biến chứng của đa nang buồng trứng có thể bao gồm:

    • Khô âm đạo
    • Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu – một chứng viêm gan nặng do tích tụ chất béo trong gan
    • Một nhóm các tình trạng bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và mức cholesterol hoặc chất béo trung tính bất thường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch
    • Bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường
    • Chứng ngưng thở lúc ngủ
    • Trầm cảm, lo lắng và rối loạn ăn uống
    • Chảy máu tử cung bất thường
    • Ung thư niêm mạc tử cung (ung thư nội mạc tử cung)

    Điều trị đa nang buồng trứng bằng cách nào?

    Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh đa nang buồng trứng.

    1. Thuốc giảm sự phát triển androgen

    • Thuốc tránh thai làm giảm sản xuất androgen có thể gây ra sự phát triển tóc quá mức;
    • Spironolactone (Aldactone) ngăn chặn tác dụng của androgen trên da. Spironolactone có thể gây dị tật bẩm sinh, vì vậy cần phải tránh thai trong khi dùng thuốc này.
    • Eflornithine (Vaniqa) dạng kem có thể làm chậm sự phát triển lông trên khuôn mặt ở phụ nữ;
    • Điện di: Một chiếc kim nhỏ được đưa vào từng nang buồng trứng. Kim phát ra một xung dòng điện để phá hủy nang trứng mắc bệnh.
    buồng trứng đa nang có rụng trứng không
    Buồng trứng đa nang có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau

    2. Điều trị buồng trứng đa nang bằng thuốc tránh thai

    Thuốc tránh thai kết hợp có chứa estrogen và proestin làm giảm sản xuất androgen và điều chỉnh estrogen. Điều chỉnh nội tiết tố có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và điều chỉnh chảy máu bất thường, mọc tóc quá mức và nổi mụn.

    Có thể sử dụng thuốc tránh thai kết hợp dạng viên hoặc dùng vòng đặt âm đạo có chứa estrogen và proestin.

    3. Điều trị bằng proestin

    Uống progestin trong 10 đến 14 ngày mỗi một đến hai tháng có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, bảo vệ chống lại ung thư nội mạc tử cung.

    Liệu pháp progestin không cải thiện nồng độ androgen và sẽ không giúp tránh thai. Đặt dụng cụ tử cung chứa progestin là lựa chọn tốt hơn nếu cũng muốn tránh mang thai.

    4. Thuốc kích trứng rụng

    Để giúp rụng trứng, bác sĩ có thể chỉ định:

    • Clomiphene (Clomid). Thuốc chống estrogen đường uống này trong phần giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt;
    • Letrozole (Femara): Thuốc điều trị ung thư vú cũng có thể kích thích buồng trứng;
    • Metformin (Glucophage, Fortamet…): Thuốc uống trị tiểu đường typ II giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và làm giảm nồng độ insulin.
    • Gonadotropin: Thuốc tiêm nội tiết tố.

    5. Dược phẩm uống hỗ trợ có chứa Myo-inositol và Acid folic

    Đây là loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị cho phụ nữ hiếm muộn có hội chứng buồng trứng đa nang. Lợi điểm của loại dược phẩm này là bạn không cần ngừa thai trong quá trình sử dụng.

    Bác sĩ có thể chỉ định nhiều phương pháp điều trị kết hợp để đạt hiệu quả.

    Một số biện pháp giúp người bị đa nang buồng trứng dễ thụ thai

    Người bị buồng trứng đa nang có thể tăng cơ hội mang thai bằng cách:

    • Theo dõi chu kỳ hàng tháng: Nhất thiết cần theo dõi sự rụng trứng theo chu kỳ hoặc sử dụng qua thử trứng và quan hệ tình dục quanh thời kỳ rụng trứng để tăng cơ hội đậu thai.
    • Điều trị bằng thuốc: Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên sau khoảng 6 tháng mà tình hình vẫn không cải thiện hơn, bạn có thể cần đến các xét nghiệm sinh sản, được bác sĩ kê thuốc để kích trứng giúp mang thai cao hơn.
    • Phẫu thuật: Nếu thuốc không có tác dụng bạn có thể cần phẫu thuật để cân bằng hormone nam dư thừa trong buồng trứng, thúc đẩy rụng trứng tốt hơn.
    • Thụ tinh nhân tạo: Một lựa chọn khác là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mang lại cơ hội thụ thai tốt nhất cho phụ nữ buồng trứng đa nang.
    • Kiểm soát Insulin: Có một cơ thể khỏe mạnh với trọng lượng hợp lý, không để tăng cân quá mức giúp tăng cơ hội mang thai. Kiểm soát cân nặng đã được chứng minh là một cách hiệu quả để giảm mức độ insulin và tăng cơ hội mang thai cho phụ nữ mắc đa nang buồng trứng. Kết hợp với mức độ hoạt động tăng lên và chế độ ăn uống lành mạnh có thể góp phần cải thiện khả năng sinh sản và giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai.
    • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên và đều đặn để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai cũng góp phần điều hòa các cơ chế sinh học giúp bạn có chu kỳ đều đặn hơn, tăng khả năng mang thai.

    Có thể thấy đáp án của câu hỏi buồng trứng đa nang có rụng trứng không chính là rất khó và có thể không rụng trứng. Khả năng có con phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh và phương pháp điều trị. Vì thế, chị em nên kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy để sớm phát hiện bệnh và có giải pháp điều trị thích hợp.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    What is polycystic ovarian syndrome (PCOS)?

    https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/4396-medicine-guidelines-during-pregnancy Ngày truy cập 23/12/2021

    Polycystic Ovary Syndrome (PCOS) – Topic Overview.

    https://www.nhs.uk/conditions/polycystic-ovary-syndrome-pcos/ Ngày truy cập 23/12/2021

    Polycystic Ovary Syndrome (PCOS).

    http://www.hormone.org/diseases-and-conditions/womens-health/polycystic-ovary-syndrome. Ngày truy cập 23/12/2021

    Polycystic ovary syndrome (PCOS).

    http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pcos/basics/definition/con-20028841. Ngày truy cập 23/12/2021

    Polycystic Ovary Syndrome.

    http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/polycystic-ovary-syndrome/. Ngày truy cập 23/12/2021

    x