Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phẫu thuật cắt tử cung thường được áp dụng để điều trị các bệnh lý có liên quan đến cơ quan này. Thông thường có ba hình thức phẫu thuật chủ yếu, bao gồm: cắt tử cung toàn phần, cắt tử cung bán phần và cắt tử cung kết hợp cắt hai ống dẫn trứng lẫn hai buồng trứng.
Trong số đó, nhiều người sẽ băn khoăn cắt tử cung bán phần có thai được không. Trước hết, bạn nên biết đây là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần thân tử cung, để lại cổ tử cung. Phương pháp này thường được chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, xuất huyết tử cung bất thường hay thậm chí là ung thư tử cung…
Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp cắt tử cung bán phần cho bệnh nhân. Theo y học hiện nay, việc điều trị có thể bằng một trong hai cách, bao gồm:
Cắt tử cung bán phần bằng phẫu thuật mở bụng: Đây là phương pháp tiến hành cắt bỏ thân tử cung, giữ lại cổ tử cung qua đường bụng.
Cắt tử cung bán phần bằng nội soi: Bác sĩ đưa dụng cụ vào ổ bụng thông qua các lỗ chọc trên thành bụng để cắt bỏ phần thân tử cung. Đây được xem là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn cả vì vết thương nhỏ, đau đớn ít hơn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân cũng hồi phục nhanh hơn.
Đây là một thủ thuật ngoại khoa tương đối an toàn nhưng vẫn khó tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cần lưu ý. Vì vậy, trước khi quyết định điều trị, bạn nên tìm hiểu đầy đủ bệnh trạng cũng như lựa chọn bệnh viện uy tín, chuyên môn, đồng thời thực hiện tốt điều dưỡng sau mổ.
Chưa bàn đến vấn đề cắt tử cung bán phần có thai được không mà trước hết trị liệu này có thể gây nguy cơ nhiễm trùng hoặc xuất huyết trong và sau phẫu thuật, huyết khối tĩnh mạch sâu, đông máu tại vết thương… Ngoài ra, nó còn có thể gây tổn thương cơ quan tiết niệu và những bộ phận lân cận khác, biến chứng khi gây mê hoặc gây tê, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp thời.
Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ điều trị khuyến khích nên đi lại nhẹ nhàng sau khi mổ càng sớm càng tốt chính là để giảm các biến chứng này. Nếu quá đau đớn không chịu nổi, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau nhưng tuyệt đối không được cho bất cứ thứ gì vào trong âm đạo trong 6 tháng đầu sau phẫu thuật. Vấn đề vệ sinh vùng kín cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi cắt tử cung bán phần, mặc dù cơ thể vẫn còn sản sinh estrogen và một số hormone khác nhưng bệnh nhân vẫn sẽ kết thúc kinh nguyệt. Đồng thời, một số chị em sẽ bị suy giảm ham muốn tình dục vì mất đi cảm giác co thắt ở tử cung khi cực khoái.
Tuy nhiên, một số ít người thì ngược lại, họ cảm thấy thoải mái và dễ hưng phấn hơn khi “yêu” do không lo lắng vấn đề có thai ngoài ý muốn nữa. Nhưng cho dù như thế nào thì sau khi cắt tử cung bán phần, sức khỏe của phụ nữ vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực ở mức nhất định, cả về sinh lý lẫn tâm lý nên cần được chăm sóc đúng cách và sự quan tâm tích cực của người bạn đời, người thân trong nhà.
Sau khi phải cắt tử cung bán phần có thai được không là nỗi lo không nhỏ đối với bất cứ người phụ nữ nào. Một điều đáng tiếc là dù bạn cắt tử cung toàn phần hay bán phần thì kết quả vẫn mất đi phần thân tử cung, đây lại là nơi mà thai nhi hình thành, phát triển. Do đó, trước khi phẫu thuật, bạn cần cân nhắc thật kỹ và lắng nghe phương án điều trị tốt nhất từ bác sĩ chuyên khoa.
Lê Phương
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.