Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chậm kinh cơ bản đến từ hai nguyên nhân chính, do có thai hay do liên quan đến những vấn đề sức khỏe sinh sản phụ nữ. Vậy chậm kinh 7 ngày là do nguyên nhân gì?
Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trên thực tế, trễ kinh là một trong những dấu hiệu chính báo hiệu chị em phụ nữ đã có thai.
Nguyên nhân là vì trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong lòng tử cung nên lớp niêm mạc tử cung không còn bong tróc gây hiện tượng kinh nguyệt. Kinh nguyệt cũng sẽ biến mất trong suốt 9 tháng thai kỳ và trong thời gian bạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Dù vậy, không phải lúc nào chậm kinh cũng là dấu hiệu của thai kỳ mà nó còn là dấu hiệu của một số rắc rối về sức khỏe. Do đó, để biết chậm kinh 7 ngày có phải là dấu hiệu mang thai, chị em phụ nữ nên mua que thử thai hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được tư vấn làm các xét nghiệm nhận biết dấu hiệu mang thai sớm.
Kinh nguyệt đến chậm vài ngày, thậm chí đôi khi biến mất 1-2 chu kỳ đúng là tình trạng đáng lo nhưng đôi khi, đó cũng không phải là dấu hiệu nghiêm trọng. Thật ra, ngoài có thai, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh 7 ngày, trong đó, người ta thường nhắc đến các nguyên nhân phổ biến sau:
>>> Bạn có thể tham khảo: Cách chữa chậm kinh nguyệt tại nhà hiệu quả sau 2 tuần
Có rất ít phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và cố định là bao nhiêu ngày. Một chu kỳ được xem là bình thường khi kéo dài từ 21-35 ngày.
Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều từ tháng này qua tháng khác, năm nọ sang năm kia. Nghĩa là tháng trước chu kỳ kinh của bạn có thể dài 24 ngày nhưng trong tháng này lại dài 32 ngày. Khi đến thời gian dự kiến mà kinh nguyệt chưa xuất hiện, có thể đó là do chu kỳ kinh trước đó của bạn chưa kết thúc.
Vì vậy, chậm kinh 7 ngày, thậm chí là nửa tháng đôi khi cũng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể mà thôi.
>>> Bạn có thể tham khảo: Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm có phải là dấu hiệu có thai không?
Kinh nguyệt chậm 7 ngày kèm với âm đạo ra nhiều huyết trắng sinh lý – loại huyết trắng đục, nhầy như lòng trắng trứng không phải là biểu hiện bất thường mà đó có thể là dấu hiệu sớm của tình trạng thai nghén.
Nếu cùng lúc này, bạn còn cảm thấy một vài thay đổi trong cơ thể như mệt mỏi, bụng co thắt, vú căng và đau thì dấu hiệu có thai càng chắc chắn hơn nữa.
Thông thường, khi sắp đến ngày hành kinh, âm đạo của bạn sẽ trở nên khô ráo và ít huyết trắng hay khí hư bởi hàm lượng progesterone bị tụt xuống thấp, chừa chỗ cho estrogen vận hành chu kỳ kinh nguyệt.
Do đó, nếu bạn đang mong con, dấu hiệu này quả là một tin tức đáng mừng. Để không phải thất vọng vì mừng hụt, bạn hãy chờ khoảng vài ngày nữa rồi thử que mỗi ngày hoặc đến cơ sở y tế để thử máu xem có thai không nhé!
>>> Bạn có thể tham khảo: Trễ kinh 1 tháng ra huyết trắng có phải mang thai hay cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?
Như trên đã nói, ngoài có thai, chậm kinh còn có thể là dấu hiệu của các rắc rối về sức khỏe khác, trong đó có các bệnh lý ở cơ quan sinh sản thường ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của chị em phụ nữ là hội chứng buồng trứng đa nang hay rối loạn tuyến giáp. Do đó, để giải tỏa lo lắng và điều chỉnh kinh nguyệt, đi khám phụ khoa là việc cần thiết.
Tất cả những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm kinh 7 ngày hay chậm kinh 10 ngày chỉ là những đánh giá khách quan. Nếu bạn muốn biết chính xác điều gì đang diễn ra trong cơ thể mình, khám phụ khoa là điều bạn nên thực hiện khi có những diễn biến bất thường.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. All About Periods
https://kidshealth.org/en/teens/menstruation.html
Ngày truy cập 26/2/2022
2. Is It Normal for My Period to Stop at Night?
https://kidshealth.org/en/teens/pm-period.html
Ngày truy cập 26/2/2022
3. Periods
https://www.nhs.uk/conditions/periods/
Ngày truy cập 26/2/2022
4. Period pain
https://www.nhs.uk/conditions/period-pain/
Ngày truy cập 26/2/2022
5. Heavy Menstrual Bleeding
https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html
Ngày truy cập 26/2/2022