Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 31/05/2022

Uống gì trước khi mang thai? Bổ sung vitamin khi chuẩn bị có thai sao cho đúng?

Uống gì trước khi mang thai? Bổ sung vitamin khi chuẩn bị có thai sao cho đúng?
Nếu bạn có một chế độ ăn uống tốt với đầy đủ các nhóm chất, việc bổ sung vitamin có thể không thật sự cần thiết nhưng rất ít chị em thực hiện được điều này. Do đó, các viên uống vitamin là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn khi chuẩn bị có thai.

Uống gì trước khi mang thai? Duy chỉ có một loại viên uống mà bạn chắc chắn cần bổ sung càng sớm càng tốt ngay khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai cho tới khi được 12 tuần thai, đó là axít folic.

Uống gì trước khi mang thai?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé được phát triển tốt nhất ngay từ khi còn trong bụng mẹ, phụ nữ nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ ở thời điểm 3 tháng trước khi mang thai.

1. Uống gì trước khi mang thai? Axit folic là quan trọng nhất!

Axít folic giúp bảo vệ bé chưa chào đời khởi nguy cơ nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác.

Hầu hết phụ nữ chuẩn bị có thai cần bổ sung khoảng 400mcg axít folic mỗi ngày. Nếu bạn đang uống viên đa vitamin đã có sẵn 400 mcg axít folic, bạn không cần phải bổ sung thêm axít folic nữa.

Trong trường hợp bạn không chắc chắn về hàm lượng axít folic có trong viên đa vitamin đang dùng, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ bán thuốc cho bạn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định việc sử dụng liều cao axit folic hàng ngày (5mg) nếu:

  • Bạn đã từng sinh con bị khuyết tật ống thần kinh, ví dụ như tật nứt đốt sống.
  • Bạn hoặc chồng hoặc người thân trong gia đình bị khuyết tật ống thần kinh.
  • Bạn đang sử dụng thuốc chống động kinh.
  • Bạn mắc bệnh celiac, một rối loạn tự miễn, ngăn không cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng
  • Bạn bị bệnh tế bào hình liềm
  • Bạn bị bệnh thiếu máu tán huyết
  • Bạn có chỉ số BMI lớn hơn 30
  • Bạn bị bệnh tiểu đường
chuan bi co thai 10
Bạn sẽ cần bổ sung một số vitamin và dưỡng chất cần thiết trước khi dự định có em bé

Khi đi khám sức khỏe tiền sản để chuẩn bị có thai, đừng quên thông tin cho bác sĩ về tình trạng bệnh của bạn để được tư vấn về việc uống axít folic liều cao nhé.

Song song với việc bổ sung axít folic, bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa một dạng khác của axít folic gọi là folate. Thực phẩm giàu folate bao gồm các lá cải có màu xanh đậm ví dụ như: rau bina, cải xoăn, các quả họ cam, quả hạch, gạo nâu, bánh mì và các loại ngũ cốc dinh dưỡng khác.

2. Vitamin D

Bạn cũng có thể cần cung cấp 10 mcg vitamin D cho cơ thể mỗi ngày. Nếu bạn đang dùng viên đa vitamin cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, vitamin D có thể được kèm theo bên trong, vì vậy nhớ kiểm tra thành phần thuốc thật cẩn thẩn nhé.

Đừng nghĩ rằng vitamin chỉ có lợi không có hại nên uống bao nhiêu cũng được. Một vài loại thuốc bổ sung chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất có thể gây nguy hại đến sự phát triển của trẻ, chẳng hạn như viên bổ sung có chứa dạng retinol của vitamin A hoặc dầu gan cá. Chỉ nên uống bổ sung vitamin với lượng phù hợp cho phụ nữ đang cố gắng thụ thai thôi mẹ nhé.

Uống gì trước khi mang thai? Bên cạnh vitamin D bạn cần bổ sung các loại vitamin sau:

  • Vitamin A: Có nhiều trong cà chua, cà rốt, bí đỏ, gan cá biển,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ thai nhi, cho bé có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh;
  • Vitamin C: Có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây tươi, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và hỗ trợ cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn;
  • Vitamin E: Có nhiều trong mầm ngũ cốc, giá sống, dầu mè, đậu nành, hạt hướng dương,… giúp chống lão hóa, chống ung thư, duy trì cấu tạo và chức năng của cơ tim, cơ xương, hệ thống huyết quản ngoài,…

3. Canxi

Một lượng canxi lớn cần được huy động để hình thành, phát triển hệ xương và răng của bé trong giai đoạn mang thai và sau sinh (kéo dài tới 6 tháng sau sinh nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu).

Nếu chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống bình thường mà không bổ sung thêm canxi theo liều lượng được khuyến cáo thì người mẹ sẽ bị đau mỏi xương khớp, chuột rút, có thể bị co giật do hạ canxi máu.

Đồng thời, thiếu canxi thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ, dẫn đến nguy cơ loãng xương sau này. Đặc biệt, nếu không bổ sung đầy đủ canxi theo nhu cầu phát triển, thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển và biến dạng cấu tạo xương.

Do vậy, trước và trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần có chế độ ăn giàu canxi, tăng cường ăn hải sản, bơ, sữa, trứng, pho mát,… Đồng thời, cần bổ sung thêm canxi từ các loại dược phẩm tổng hợp (thuốc có chứa calcium) theo chỉ định của bác sĩ.

Uống gì trước khi mang thai
Uống gì trước khi mang thai, sữa và các thực phẩm chứa canxi rất tốt cho mẹ và bé

4. Sắt

Sắt là chất cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu. Trong giai đoạn thai kỳ, thể tích máu của thai phụ tăng lên. Vì vậy, cần bổ sung chất sắt để tạo ra hemoglobin, giúp mang oxy đến nuôi dưỡng thai nhi.

Sự thiếu hụt chất sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như thai lưu, suy dinh dưỡng bào thai, tai biến xuất huyết sau khi sinh,… Vì vậy, cần bổ sung sắt trước và trong giai đoạn mang thai.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung sắt từ các loại thực phẩm như rau ngót, rau muống, cá biển, thịt nạc,… Ngoài ra, cần bổ sung thêm sắt từ các chế phẩm được bác sĩ tư vấn sử dụng để phòng chống thiếu máu trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý khi bổ sung sắt:

  • Các tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy và táo bón;
  • Canxi và các thực phẩm giàu canxi có thể ức chế khả năng hấp thu chất sắt. Phụ nữ có thể khắc phục điểm này bằng cách uống sắt và canxi ở các thời điểm khác nhau;
  • Các thuốc kháng axit hoặc thuốc điều trị trào ngược dạ dày cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thu chất sắt nên cần lưu ý khi sử dụng;

Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì và những lưu ý

Uống gì trước khi mang thai? Phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai mỗi ngày cần bổ sung 400mcg acid folic, 27mg sắt, 1000mg canxi. Trường hợp cần dùng các chất bổ sung với liều lượng cao hơn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa. Ngoài ra bạn cần chú ý những điều sau:

  • Cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại thuốc gì, đặc biệt là với những phụ nữ có bệnh lý ở gan, thận;
  • Không dùng thuốc quá liều khuyến cáo, nếu bổ sung vitamin A liều cao có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi;
  • Nên thường xuyên tắm nắng lúc sáng sớm để bổ sung nguồn vitamin D tự nhiên, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn;
  • Chế độ ăn cần tăng cường protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa,…) và Omega-3 (có trong cá thu, cá ngừ, cá mòi, dầu thực vật,…);
  • Không hút thuốc và ngừng sử dụng rượu bia, tập thể dục đều đặn, tránh tiếp xúc với các chất độc hại;
  • Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, hen suyễn, trầm cảm, động kinh,… cần làm theo tư vấn của bác sĩ, đặc biệt là khi sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

Uống gì trước khi mang thai? Nhìn chung để trẻ có thể phát triển toàn diện, phụ nữ trước khi mang thai cần uống bổ sung thuốc, các dưỡng chất và vitamin cần thiết theo khuyến nghị của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng,…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x