Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/05/2017

Giải mã bí mật: Đặt vòng tránh thai có đau không

Giải mã bí mật: Đặt vòng tránh thai có đau không
Không chỉ giải đáp thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm - Đặt vòng tránh thai có đau không, bài viết sau đây còn cung cấp rất nhiều thông tin thú vị về vòng tránh thai cũng như tất cả vấn đề liên quan đến việc đặt vòng.

Với nhiều ưu điểm như mang lại hiệu quả tránh thai cao, không ảnh hưởng đến “chuyện yêu” và ít tốn kém, vòng tránh thai đang dành được nhiều sự tin tưởng của rất nhiều chị em phụ nữ. So với những phương pháp truyền thống, vòng tránh thai có nhiều điểm cải tiến khác biệt nên đôi khi làm một số chị em băn khoăn về cách sử dụng cũng như mức độ an toàn. Vậy đặt vòng tránh thai có đau không và những điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp này là gì? MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này, cùng xem nhé!

Đặt vòng tránh thai có đau không
Nếu cũng đang thắc mắc đặt vòng tránh thai có đau không, bạn không nên bỏ lỡ bài viết sau

Những ưu và nhược điểm của vòng tránh thai

Trước tiên, các mẹ hãy cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của vòng tránh thai để thử xem phương pháp đặt vòng tránh thai có phù với mình không nhé.

Ưu điểm của vòng tránh thai

  • Mang lại hiệu quả tránh thai cao khoảng 99%, có tác dụng tức thì và lâu dài cho phái đẹp khoảng từ 5 đến 10 năm.
  • Chi phí phải chăng, dễ sử dụng và thường không có cảm giác đang mang vật thể lạ trong người.
  • Không ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục như các phương pháp tránh thai khác.
  • Không gây tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của phái đẹp và an toàn trong giai đoạn cho con bú.

Nhược điểm của vòng tránh thai

  • Tăng tiết dịch âm đạo và cổ tử cung
  • Có khả năng viêm nhiễm phụ khoa: Vì khi đặt vòng sẽ làm thay đổi về sinh hóa và tế bào của nội mạc tử cung dẫn đến việc sức đề kháng của cơ quan sinh dục rất yếu nên đã vô tình trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn lây bệnh xâm nhập vào bên trong.
  • Sau khi đặt vòng, những chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất ra lượng máu nhiều hơn, có thể gây rối loạn và kéo dài kỳ kinh nguyệt.

Vậy đặt vòng tránh thai có đau không?

Theo một khảo sát được thực hiện tại Anh, tuy có một chút cảm giác nhói, nhưng cơn đau khi đặt vòng sẽ ít hơn so với những tưởng tượng ban đầu. Trước khi tiến hành đặt vòng, các chuyên gia đã tham khảo ý kiến của 89 phụ nữ tham gia về mức độ đau mà họ sẽ phải chịu bằng cách đưa ra mức thang đánh giá từ 1 đến 10. Kết quả của thang điểm trước khi tiến hành thủ thuật trung bình là 6 điểm. Sau khi tiến hành đặt vòng, những người tham gia được yêu cầu làm thêm 1 bảng đánh giá về mức độ chịu đau mà họ đã trải quả và kết quả chỉ còn lại từ 2 đến 4 điểm.

Quá trình đặt vòng sẽ diễn ra rất nhanh nhưng vẫn được xem là tiểu phẫu nên một số mẹ sẽ gặp phải hiện tượng chuột rút như khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu vẫn còn băn khoăn về các cơn đau, bạn có thể thảo luận với bác sĩ để được tư vấn những giải pháp giảm đau phù hợp.

Một số thắc mắc thường gặp khi đặt vòng tránh thai

1. Đặt vòng tránh thai bị ra máu?

Ngoài những cơn đau nhẹ phải chịu trong quá trình thủ thuật, trường hợp bị ra máu âm đạo sau khi đặt vòng cũng là một trong những tác dụng phụ của vòng tránh thai. Nếu sau khi đặt vòng tránh thai bị ra máu trong khoảng từ 4 đến 5 ngày, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Đây là hiện tượng bình thường do tử cung chưa thích nghi với sự có mặt của vật thể lạ. Mọi chuyện sẽ trở lại bình thường trong khoảng vài tháng sau đó.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau bụng âm ỉ, xuất huyết nhiều và kéo dài đi kèm huyết dịch hôi, bạn nên đi tái khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, lệch vòng hay nguy hiểm hơn là thủng tử cung…

2. Đặt vòng tránh thai bị rong kinh?

Cũng tương tự như việc chảy máu âm đạo, rong kinh cũng là tác dụng phụ thường gặp. Hiện nay, chưa có một kết luận chính xác cho nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, một số chuyên gia tạm lý giải cho việc đặt vòng tránh thai bị rong kinh là do sự chèn ép, mài mòn trong màng tử cung, mức độ tăng cao của thành huyết quản, nồng độ fibrinogen, đồng thời sự tổng hợp và phòng ra prosta-galandin cũng tăng, dẫn đến kết quả là huyết quản bị mở rộng, máu chảy tăng mạnh và ức chế tác dụng đông máu của tiểu cầu và fibrin.

Thông thường, tác dụng phụ này sẽ có sự thuyên giảm và chấm dứt hẳn trong khoảng từ 3 đến 6 tháng hoặc bạn có thể nhờ sự can thiệp của thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sau 6 tháng mà vẫn bị rong kinh, bạn nên đến bệnh việc ngay để kiểm tra. Lúc này, các bác sĩ có thể sẽ tháo vòng để thay thế bằng một chiếc vòng mới hay sử dụng một biện pháp tránh thai khác phù hợp với bạn hơn.

3. Tháo vòng tránh thai có đau không?

Cũng tương tự như lúc đặt vòng, tháo vòng tránh thai có đau không cũng là vấn đề được đa số người dùng quan tâm. Nếu bạn đang sử dụng vòng tránh thai có hạn sử dụng 10 năm thì quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Vì khi dùng loại vòng này thì việc lấy ra sớm hay đúng thời hạn cũng chỉ đau nhẹ như lúc đặt vòng và quá trình tháo vòng cũng khá đơn giản, diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu các mẹ đang sử dụng loại vòng có hạn sử dụng là 5 năm, quá trình tiến hành tháo vòng khi hết hạn sẽ gây đau vì lúc này vòng tránh thai đã bám chặt vào thành tử cung. Tùy vào sự “mát tay” và chuyên nghiệp của bác sĩ mà mức độ đau bạn phải chịu sẽ khác nhau và có thể gặp phải hiện tượng chảy máu âm đạo.

Tóm lại, việc đặt vòng tránh thai có đau không còn tùy cảm nhận mỗi người. Nếu sợ đau, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp giảm đau hoặc phương pháp phù hợp khác. Ngoài ra, sau khi đặt vòng, bạn cũng nên lưu ý tình trạng sức khỏe. Nếu có gì bất thường, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra lại.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x