Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Kinh nguyệt không đều là một trong những biểu hiện rõ nhất của dính buồng tử cung. Đây cũng là nguồn cơn dẫn đến nhiều chị em hiểu lầm là mình đang có tin vui. Sự thật thì dính buồng tử cung nguy hiểm đế mức độ nào?
Trong y học, dính buồng tử cung được hiểu là hiện tượng thành tử cung phía trước và phía sau dính vào với nhau do lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương sâu. Điều này ngăn chặn sự tái tạo bình thường của nội mạc tử cung, làm ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của trứng sau khi thụ thai. Do đó, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng vô sinh ở nữ giới.
Bị dính buồng tử cung nhưng lại nhầm lẫn là có thai không phải là trường hợp hiếm gặp ở những phụ nữ đang mong có con. Cụ thể, chị Lan( Q.10, TP. HCM) chia sẻ lấy chồng được một thời gian thì có thai nhưng không mai thai chết lưu phải đi hút bỏ. Sau đó khoảng 1 năm thấy mình bị tắt kinh, chị đã tin rằng mình có thai lại. Tuy nhiên khi đi siêu âm và khám bác sĩ thông báo chị bị dính buồng tử cung.
Một trường hợp khác, chi Dương( Sơn Tây, Hà Nội) kết hôn gần 3 năm chưa có con. Dù đang từng ngày chữa trị vì nghĩ rằng do có chu kỳ kinh nguyệt thất thường và hay bị viêm nhiễm vùng kín. Kết quả là mãi không khỏi hẳn và có tin vui. Sau đó đi khám ở bệnh viên chuyên khoa lớn mới phát hiện chị bị lao sinh dục, dẫn đến buồng tử cung bị dính, nên không thể có con được.
Giải thích về sự nhầm lần này, các bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực vô sinh – hiếm muộn cho rằng: Khi buồng tử cung bị dính lại, sẽ không có chỗ cho niêm mạc mọc nên sẽ không có kinh dù cơ thể vẫn báo những triệu chứng như tức ngực, mệt mỏi, khó chịu…
Đó chính là lý do khi kinh nguyệt bất thường vì dính buồng tử cung, nhiều chị em dễ nhầm lẫn mình có thai mà không nghĩ đến trường hợp bị bệnh. Việc phát hiện bệnh cũng khó khăn vì đa phần các dấu hiệu bên ngoài không khẳng định đúng bệnh mà phải căn cứ vào kết quả chụp X quang.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng tử cung trước và sau dính lại với nhau, phổ biến nhất là các trường hợp sau:
Triệu chứng dễ nhận biết nhất là kinh nguyệt thất thường. Lý do tại phần bị dính buồng tử cung các mô nội mạc tử cung không thể phát triển được dẫn tới tình trạng kinh thưa, lượng máu kinh ít, hoặc vô kinh thứ phát.
Với những mẹ mới bỏ thai một tháng sẽ cảm thấy đau bụng dưới ngay cả trong lúc đi lại hay đi vệ sinh
Một số dấu hiệu báo ngày đèn đỏ như đau ngực, đau lưng, mệt mỏi… Mắc một số bệnh viêm nhiễm nào đó ở vùng kín dẫn tới tình trạng đau bụng.
Chụp X quang sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh. Khi đó mới biết chính xác vị trí dính lòng tử cung có thể trung tâm đáy tử cung, ở hai bên hoặc vùng eo tử cung. Và các kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào diện tích tử cung bị dính. Diện tích này càng nhỏ thì việc điều trị càng nhanh có kết quả.
Việc điều trị dính buồng tử cung cũng không quá khó nhưng cần sự kiên nhẫn. Bởi trong trường hợp dính tử cung do cơ học (sau khi nạo hút thai), các bác sĩ sẽ phải đặt dụng cụ tử cung để tách ra, đồng thời dùng thuốc nội tiết giúp niêm mạc mọc dày lại sau một thời gian. Với những trường hợp khác, do bị viêm nhiễm hay lao sinh dục, sẽ phải chữa triệt để các bệnh này trước rồi mới dùng các biện pháp tách tử cung.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.