Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Năm 2017, theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và cao nhất châu Á. Một lần nữa, WHO đã cảnh báo hậu quả của việc phá thai đối với sức khỏe, tinh thần của người mẹ cũng như hệ luỵ của nó đối với cộng đồng. Phụ nữ nạo phá thai có thể sẽ đối mặt với những hậu quả sau đây:
Phá thai có thể để lại nhiều biến chứng cho sức khỏe người mẹ như vô sinh, viêm nhiễm vùng chậu, dính buồng tử cung, rối loạn ăn uống,… Thậm chí, có nhiều người có thể tử vong nếu thực hiện nạo phá thai tại các cơ sở y tế không được cấp phép.
Hậu quả của việc phá thai đối với sức khỏe chính là vô sinh. Theo thống kê, khoảng 20% ca điều trị vô sinh đều có tiền sử phá thai. Nguyên nhân chủ yếu do chị em thực hiện phá thai không an toàn như phá thai bằng thảo dược hoặc sử dụng các biện pháp kỳ lạ trên mạng xã hội.
Dẫn đến việc bị xuất huyết khi phá, sót nhau, thủng tử cung, rách tử cung, nhiễm trùng, vô sinh,… Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua rủi ro do phá thai tại các cơ sở chưa được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm phần phụ, tầng sinh môn cấp tính chính là do nạo hút thai dẫn đến sự lây lan nhiễm trùng các vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, tác nhân gây bệnh qua đường tình dục,…Phá thai nội khoa hay ngoại khoa đều có thể gây sót nhau, để lâu trong buồng tử cung tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm phụ khoa, có thể lan rộng ra nhiễm trùng tầng sinh môn, hậu quả có thể gây nhiễm khuẩn huyết dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm nhiễm vùng chậu là đau lưng, đau bụng, tăng mùi hôi dịch tiết âm đạo. Nếu không điều trị triệt để, bệnh này rất dễ tái phát và gây vô sinh.
Ngoài ra, hậu quả của việc phá thai lần đầu không an toàn có thể khiến nữ giới bị rong kinh, rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, cường kinh,…
Buồng tử cung không dính lại ngay sau khi phá mà diễn ra từ từ, có thể không có biểu hiện gì khác ngoài kinh ít hoặc vô kinh. Dính buồng tử cung khiến lớp niêm mạc tử cung không thể dày lên để chuẩn bị cho phôi thai làm tổ. Do đó, người bệnh rất khó có thai hoặc nếu có thì cũng không phát triển, dẫn đến sẩy thai, thai lưu, thai chậm phát triển hoặc sinh non.
Có đến 15% trường hợp sảy thai tự nhiên do không thể bám vào tử cung. Đặc biệt, phụ nữ nạo phá thai lần 2 sẽ tăng nguy cơ dính buồng tử cung lên 8% so với lần đầu. Và có đến 68% phụ nữ hiếm muộn thứ phát khi nạo phá thai từ lần thứ 2 trở đi.
Bên cạnh đó, viêm dính buồng tử cung còn dẫn đến chửa ngoài tử cung. Đây là cấp cứu sản khoa, nếu để muộn có thể vỡ khối chửa gây chảy máu trong ổ bụng và tử vong do mất máu.
Một trong những hậu quả của việc nạo phá thai chính là rối loạn ăn uống. Những biến đổi tại trung tâm kích thích ăn uống ở não sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn, suy dinh dưỡng, sụt cân hoặc ăn uống vô tội vạ dẫn đến béo phì.
Chính vì thế, rối loạn ăn uống có thể là hậu quả của việc phá thai lần đầu, hậu quả của việc phá thai ở vị tuổi thành niên và cần can thiệp liệu pháp tâm lý để điều trị.
Theo nghiên cứu, những phụ nữ nạo phá thai sẽ có những biến đổi nhất định tại trung tâm kích thích ăn uống ở não. Điều này làm cho người phụ nữ sẽ cảm thấy chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng hoặc thèm ăn vô độ và dẫn đến béo phì.
Vì vậy, rối loạn ăn uống là một hậu quả khá đáng sợ của nạo phá thai đối với nhiều phụ nữ. Điều trị rối loạn này chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý.
Bên cạnh những hậu quả về sức khỏe, nạo phá thai không an toàn còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý phụ nữ.
Có khoảng 5 – 30% phụ nữ sau khi phá thai có biểu hiện của bệnh trầm cảm như khí sắc trầm buồn, chán nản, đôi lúc bị hoang tưởng tự buộc tội,…đặc biệt là phá thai càng lớn càng gây trầm cảm cao hơn.
Đối với một người mẹ, việc chấm dứt mạng sống của con mình không phải là điều dễ dàng. Cho nên, họ luôn tự dằn vặt bản thân và cảm thấy tội lỗi.
Đặc biệt, nếu phá thai không phải do ý muốn của người mẹ, triệu chứng trầm cảm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ tự sát ở người mẹ.
Một trong những hậu quả của việc phá thai ở vị tuổi thành niên chính là rối loạn tâm lý. Theo một khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh, có 27.5% trẻ em bị suy nhược thần kinh khi nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, nhẹ chiếm 63.34% và nặng là 9.09%.
Nguyên nhân là do không nhận được sự ủng hộ và thông cảm của gia đình và xã hội. Nạo phá thai khiến các em tổn thương tinh thần, ám ảnh nặng nề về tâm lý vì có cảm giác hoang mang, sợ hãi, day dứt, tội lỗi,… Điều này có thể ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng sinh sản sau này.
Bên cạnh đó, thái độ miệt thị và chỉ trích đã làm cho người từng phá thai tự ti, lo sợ, ngại đám đông và dần dần có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nhiều người không chịu nổi sự đàm tiếu của dư luận mà nghĩ quẩn hoặc mắc bệnh tâm thần.
Vì vậy, trước khi phá thai, bạn nên tâm sự với chồng, bạn trai và gia đình để mọi người hiểu nhau và cùng đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Hơn nữa, khi phá thai, bạn nên đợi ít nhất một tháng để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi rồi mới bắt đầu quan hệ tình dục trở lại.
Hậu quả của việc phá thai tác động rất lớn đến sức khỏe và tâm lý phụ nữ. Do đó, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, hãy phá thai tại các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, môi trường vô trùng để tránh bị nhiễm trùng và biến chứng sau phá thai.
Xem thêm:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Surgical Abortion Care
https://www.uofmhealth.org/health-library/tw5328 Ngày truy cập 25/02/2022
Caring for Yourself After an Abortion
https://www.plannedparenthood.org/planned-parenthood-michigan/healthcare/abortion-services/caring-for-yourself-after-an-abortion Ngày truy cập 25/02/2022
FAQ: Post-Abortion Care and Recovery
https://www.ucsfhealth.org/education/faq-post-abortion-care-and-recovery Ngày truy cập 25/02/2022
After an Abortion
https://womenshealthclinic.org/what-we-do/abortion/after-an-abortion/ Ngày truy cập 25/02/2022
Clinical care for women undergoing abortion
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK138188/ Ngày truy cập 25/02/2022