Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bài viết này MarryBaby sẽ cùng bạn bàn luận về vấn đề tại sao không nên sinh nhiều con. Trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào cho vấn đề có nên sinh con thứ 2 hay có nên sinh con thứ 3 không; bạn hãy đọc qua bài viết này rồi quyết định sẽ nhé.
Trước khi tìm hiểu tại sao không nên sinh nhiều con, bạn sẽ cần hiểu vấn đề này trước. Đây là điều mà các gia đình đông con đều cảm nhận được rất rõ ràng. Nếu sinh con thứ 2 hay thứ 3, gia đình bạn sẽ có thêm nhiều tiếng cười và tràn đầy năng lượng tích cực.
Khi sinh nhiều con có thể bạn sẽ phải bận rộn trong những năm đầu tiên. Nhưng khi những đứa trẻ dần lớn hơn, chúng sẽ chia sẻ công việc trong nhà và những trách nhiệm trong gia đình với ba mẹ. Nhờ thế, chúng sẽ dần trưởng thành hơn và chia nhau lo lắng mọi việc trong nhà giúp ba mẹ.
>> Bạn có thể xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai
Bên cạnh những điều tích cực để giúp bạn trả lời vấn đề có nên sinh con thứ 2 và có nên sinh con thứ 3 không; thì vấn đề tại sao không nên sinh nhiều con cũng được quan tâm nhiều. Dưới đây là những ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ nếu sinh quá nhiều con.
Tại sao không nên sinh nhiều con? Nếu sinh nhiều con, mẹ bầu sẽ dễ bị tiền sản giật, thiếu máu, tăng huyết áp trong quá trình mang thai. Trong lúc chuyển dạ, thai phụ cũng sẽ có nguy cơ bị cơn cơ yếu, chuyển dạ kéo dài khiến mẹ mệt mỏi và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Trong lần sinh trước, nếu mẹ chưa kịp phục hồi mà sinh thêm con tiếp theo sẽ dễ đối mặt với các biến chứng dễ bị suy nhược; thậm chí có thể bị thủng tử cung, nhiễm trùng…
Khi mới sinh con, mẹ sẽ phải đối diện với nhiều áp lực khi chăm con như thức khuya để dỗ con ngủ; con dễ bị bệnh do sức đề kháng yếu; con quấy khóc… Nhưng nếu mẹ sinh thêm con kế tiếp sẽ tăng thêm những áp lực này. Tất cả sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến mẹ bỉm sữa.
Tại sao không nên sinh nhiều con? Nếu em bé được thụ thai ngay sau khi mẹ sinh con trong 6 tháng đầu thì có nguy cơ đối diện sinh non đến 40%. Ngoài ra, nguy cơ em bé sinh ra thiếu cân lên đến hơn 61% so với những em bé được thụ thai sau ít nhất 18 kể từ thai kỳ trước đó.
Một nghiên cứu tiến hành trên 7000 đứa trẻ ở Phần Lan cho thấy việc mang thai lần hai trước khi đứa đầu chưa đủ 1 tuổi sẽ làm tăng 30% nguy cơ đứa trẻ thứ 2 mắc bệnh tự kỷ. Vì thế mẹ nên cân nhắc có nên sinh con thứ 2 và có nên sinh con thứ 3 ngay sau khi sinh con thứ nhất không nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Nuốt tinh trùng có thai không? Lỡ làm rồi nên đọc ngay để biết!
Sau khi đã biết tại sao không nên sinh nhiều con hay tại sao không nên sinh dày con; chúng ta nên biết nên sinh 2 con cách nhau mấy năm. Khoảng cách giữa hai lần sinh tốt nhất là trong khoảng từ 18 – 59 tháng. Vì việc sinh quá dày hoặc cách nhau quá xa cũng đều không tốt.
Nên sinh 2 con cách nhau mấy năm? Nếu mẹ sinh thường thì cần đảm bảo đứa đầu được ít nhất 1 tuổi mới có nên sinh con thứ 2. Nếu con đầu, mẹ sinh mổ thì khoảng cách để mang thai lần sau là 2 năm. Vì thời giàn này là giai đoạn nghỉ để sức khỏe của mẹ được phục hồi.
>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu trứng đã rụng xong: 10 cách nhận biết giúp chị em dễ thụ thai
Như vậy, bài viết đã giúp cho bạn hiểu hơn về vấn đề có nên sinh con thứ 2 và có nên sinh con thứ 3 không. Bên cạnh đó, việc sinh nhiều và dày con cũng sẽ dẫn đến các ảnh hưởng đến mẹ và em bé. Tốt nhất, bạn nên chờ thêm 18 – 59 tháng để sinh con tiếp theo do người mẹ cần phải được phục hồi sức khỏe.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Tác hại từ sinh con quá dày
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tac-hai-tu-sinh-con-qua-day-2586
Truy cập ngày 22/08/2022
2. Too many children, too close together
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12177894/
Truy cập ngày 22/08/2022
3. Family planning: Get the facts about pregnancy spacing
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/family-planning/art-20044072
Truy cập ngày 22/08/2022
4. The risks of having children in later life
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1071137/
Truy cập ngày 22/08/2022
5. What’s the best age gap between siblings?
https://www.nct.org.uk/pregnancy/having-another-baby/whats-best-age-gap-between-siblings
Truy cập ngày 22/08/2022