Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu mẹ biết chưa? Trong số những vấn đề có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ thì cúm là một vấn đề dễ gặp và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Vì thế nên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cúm trong quá trình mang thai, việc tiêm phòng cúm là điều vô cùng cần thiết.
Nhưng tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu để tốt cho cả mẹ và bé và không gây ra phản ứng phụ? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc để chuẩn bị thật tốt cho hành trình mang thai của mình nhé!
Đối với phụ nữ, việc mang thai và được làm mẹ là một hành trình vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa. Ngay khi biết mình đang mang một sinh linh bé nhỏ trong bụng, người phụ nữ nào cũng sẽ có vô vàn cảm xúc khác nhau.
Bên cạnh niềm hạnh phúc, hân hoan vì sắp chào đón thiên thần nhỏ, các thai phụ cũng không tránh khỏi việc lo lắng rằng làm thế nào để có thể bảo vệ tốt sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng.
Mang thai là thời điểm cơ thể người mẹ trở nên vô cùng nhạy cảm, hệ thống miễn dịch cũng sẽ hoạt động kém hơn bình thường.
Vì thế nên những căn bệnh không may mắc phải trong giai đoạn mang thai cũng sẽ diễn tiến nặng hơn, gây ảnh hưởng cấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì là quan trọng nhất vì bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Đặc biệt, cúm là một căn bệnh xảy ra khá phổ biến và phụ nữ mang thai cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Biểu hiện của bệnh không chỉ là cảm lạnh thông thường, mà còn kèm theo nhiều triệu chứng khác, bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Thậm chí, cúm còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, nguy hiểm nhất chính là viêm phổi.
Khi bị cúm, thai phụ còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ cao hơn như chuyển dạ sớm và sinh non. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thai phụ bị cúm kéo dài còn có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chắc chắn đây là điều không một người mẹ nào mong muốn xảy đến với con yêu của mình.
Để giảm thiểu thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, thai phụ nên chủ động phòng ngừa ngay từ sớm. Vì thế nên biện pháp tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ ngay từ đầu chính là tiêm phòng trước khi mang thai.
Trước mức độ phồ biến và những biến chứng mà bệnh cúm có thể gây ra, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến khích tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, cần tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm.
Đặc biệt, thời điểm từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau được xem là “mùa cúm” nên việc tiêm phòng cúm trước thời điểm này cũng sẽ giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Những chị em phụ nữ có ý định mang thai thì việc lên kế hoạch tiêm phòng đầy đủ là vô cùng cần thiết. Theo đó, tiêm phòng cúm trước khi mang thai 3 tháng và tối thiểu là 1 tháng sẽ giúp mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
Vaccine cúm gồm có 2 loại là dạng tiêm đơn liều và dạng phun sương qua mũi. Trong đó vaccine dạng tiêm chứa các virus cúm bất hoạt, có thể sử dụng cho bà bầu trong mọi giai đoạn của thai kỳ.
Do đó tiêm phòng cúm chưa được 1 tháng thì có thai vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi do virus cúm kháng nguyên trong vaccine đã được bất hoạt, không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, vẫn sẽ tốt hơn nếu bạn tiêm phòng cúm trước khi mang thai 3 tháng, hoặc tối thiểu 1 tháng.
Một trong những vấn đề khiến nhiều thai phụ lo lắng nhất chính là việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai có gây ra tác dụng phụ hay không. Thực tế, tiêm vắc xin cúm có thể gây ra những tác dụng phụ, nhưng biểu hiện rất nhẹ như đau cánh tay hoặc sốt nhẹ.
Mức độ và các triệu chứng do tác dụng phụ của vắc xin phòng cúm gây ra cũng sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nhưng sau khoảng 1 hoặc 2 ngày khi tiêm, các triệu chứng này cũng sẽ không còn nữa.
Tuy nhiên, nếu trước đó thai phụ từng có tiền sử phản ứng phụ nghiêm trọng với vắc xin cúm thì không nên tiếp tục thực hiện biện pháp tiêm phòng nữa. Hoặc trường hợp khi thai phụ đang bị ốm hoặc sốt, bạn nên dời thời điểm tiêm đến khi hết bệnh thì sẽ tốt hơn.
Nếu vẫn còn cảm thấy lo lắng về những tác dụng phụ của việc tiêm vắc xin gây ra, bạn có thể gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Những thông tin về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của vắc xin cũng sẽ được cung cấp đầy đủ. Qua đó, thai phụ cũng sẽ thấy an tâm hơn khi quyết định tiêm vắc xin phòng cúm.
Vì việc tiêm phòng cúm chỉ là biện pháp làm giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, nên một số trường hợp dù đã tiêm vắc xin nhưng vẫn có khả năng mắc bệnh.
Với những thai phụ nếu không may bị cúm trong thai kỳ, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, khi bị cúm trong thai kỳ, thai phụ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Việc kết hợp giữa phương pháp điều trị của bác sĩ và phương pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp thai phụ nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh cúm, bảo vệ sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Có thể thấy, việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai cũng sẽ gây ra cho thai phụ một số vấn đề đáng lo. Nhưng nếu nghĩ về những tác dụng và hiệu quả của vắc xin đối với bản thân và thai nhi, bạn sẽ dễ dàng gạt hết nỗi lo thôi đúng không nào?
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Vaccines for women: Before conception, during pregnancy, and after a birth
Flu Vaccine Safety and Pregnancy
https://www.cdc.gov/flu/highrisk/qa_vacpregnant.htm
Truy cập ngày 15/11/2021
Are Vaccinations a Good Idea If I’m Trying to Get Pregnant?
Truy cập ngày 15/11/2021
The flu jab in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/flu-jab/
Truy cập ngày 15/11/2021
Is it safe to get a flu shot during pregnancy?
Truy cập ngày 15/11/2021
Vaccinations and pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vaccinations-and-pregnancy
Truy cập ngày 15/11/2021