Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Buồng trứng là một phần của hệ thống sinh sản nằm ở phần bụng dưới và ở hai bên của tử cung. Đây cũng là nơi “sản xuất” trứng cũng như các hoocmone estrogen và progesterone. Hầu hết phụ nữ trong bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể có khả năng phát triển ít nhất một u nang buồng trứng trong suốt cuộc đời, trong đó u bì buồng trứng là một dạng khá phổ biến.
U bì buồng trứng là một khối u phát triển bên trong buồng trứng có nguồn gốc từ các tế bào mầm biệt hóa thành. Cấu trúc của u bì buồng trứng chứa các loại bã nhờn, xương, tóc, da… Phần lớn u bì thường là u lành tính nên rất dễ điều trị, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp biến chứng nặng trở thành ung thư buồng trứng. Hoặc, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Bệnh u bì buồng trứng thường xuất hiện ở một bên buồng trứng phải hoặc trái. Chỉ có khoảng 10% xuất hiện ở hai bên và thường gây ra những biến chứng nặng nề hơn so với khi có khối u một bên.
Mặc dù là u lành tính nhưng u bì buồng trứng nếu không được phát hiện sớm, để bệnh kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm, trong đó có khả năng mang thai của của chị em. Ngoài ra còn phải kể đến.
Xoắn buồng trứng khi mang thai là một biến chứng hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra. Khi các khối u bì ngày một lớn sẽ tạo ra sức nặng đè lên các buồng trứng và khiến chúng bị xoắn lại. Điều này làm cản trở dòng máu nuôi dưỡng buồng trứng, lâu dần sẽ làm cho các mô bị hoại tử, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến nội tiết tố và khả năng sinh sản.
U bì buồng trứng thường lành tính và khi các u này bị vỡ ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến các nang trứng khác nhưng đồng thời cũng giúp các nang trứng phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, vỡ nang buồng trứng còn có thể gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như đau bụng dữ dội, chảy máu nội bộ, nhiễm trùng…
Tùy thuộc vào sự phát triển cũng như tính chất của khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn một hướng điều trị thích hợp.
1. Phẫu thuật nội soi
Trường hợp u bì được phát hiện sớm với kích thước nhỏ và không phải là ung thư thì bạn chỉ cần thực hiện một cuộc phẫu thuật nội soi để loại bỏ các u này ra khỏi cơ thể.
2. Phẫu thuật bóc tách (mở ổ bụng)
Khi khối u phát triển khá lớn không thể phẫu thuật nội soi thì bác sĩ sẽ chuyển sang phẫu thuật bóc tách bằng cách mở một vết mổ trên thành bụng và khối u bì sẽ được đưa ra ngoài. Nhưng nếu u đã chuyển biến thành ung thư, để đảm bảo an toàn cần phẫu thuật để loại bỏ buồng trứng và tử cung.
3. Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai dùng để ngăn chặn sự rụng trứng và sự phát triển của u bì buồng trứng mới. Ngoài ra, nó còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn ở phụ nữ sau mãn kinh.
Đây là căn bệnh không thể nào phòng ngừa triệt để ngoài ra, bệnh thường phát triển một cách âm thầm và không xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Do đó, tốt nhất là nữ giới nên thường xuyên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện được sớm. Điều này giúp ngăn chặn các u lành tính trở thành ung thư.
Bên cạnh đó, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như: Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, đau vùng chậu liên tục, ăn không ngon, giảm cân không lý do… Thì bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
U bì buồng trứng thường lành tính và rất dễ điều trị do vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là u được phát hiện sớm thông qua việc khám sức khỏe theo định kỳ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.