Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 05/01/2022

Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không và đáp án cho bạn!

Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không và đáp án cho bạn!
Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không là thắc mắc của nhiều chị em. Nếu chỉ mới thụ thai vài ngày, mẹ không cần quá lo lắng vì vấn đề này!

Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không? Vì sao lại có xuất hiện tình trạng thử que 2 vạch nhưng siêu âm đầu dò không thấy túi thai? Liệu mẹ có mang thai hay chưa? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây mẹ nhé.

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là phương pháp không gây đau đớn, đang được áp dụng phổ biến hiện nay trong chẩn đoán xác định mang thai và vấn đề phần phụ.

Khi thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò chuyên dụng gắn sóng siêu âm vào trong âm đạo và tiến hành quan sát các cơ quan sinh dục bên trong của phụ nữ gồm vòi trứng, ống dẫn trứng, âm đạo, cổ tử cung, tử cung,…

thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không
Siêu âm đầu dò giúp phát hiện nhiều bất thường ở tử cung, buồng trứng

Đồng thời, siêu âm đầu dò cũng giúp bác sĩ quan sát được sự hình thành của trứng, thời kỳ rụng trứng và độ dày – mỏng của lớp niêm mạc trong thành tử cung.

Nhờ vậy, siêu âm đầu dò tử cung hỗ trợ tốt cho việc thụ tinh nhân tạo đối với những người hiếm muộn, khó có con và những người muốn có kết quả tốt nhất của quá trình thụ thai.

Ngoài ra, siêu âm đầu dò cũng giúp phát hiện các bệnh lý liên quan tới hệ sinh sản như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng và ống dẫn trứng, mang thai ngoài tử cung, hiện tượng sảy thai,…

Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không?

Khi có những dấu hiệu mang thai đầu tiên, vì muốn xác định chính xác xem có thai hay chưa, sau khi sử dụng que thử thai mẹ sẽ đến bệnh viện để thực hiện siêu âm chẩn đoán. Vấn đề là lúc này thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không? Khi đó mẹ có thể nhận được thông báo thai chưa vào tử cung, chưa có thai.

Tình trạng thử que 2 vạch nhưng siêu âm đầu dò không thấy thai một tình trạng tương đối phổ biến. Khi thử thai que 2 vạch nhưng đi siêu âm không thấy thai, mẹ bầu thường có tâm trạng lo lắng, không biết thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không? Chính xác là mình đã có thai hay chưa,?

Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán xác định mang thai và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của thai nhi.

thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không
Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không? Thai 4-5 tuần sẽ dễ phát hiện khi siêu âm đầu dò hơn

Thai nhi 3 tuần tuổi trở xuống vẫn đang trong giai đoạn bước đầu làm tổ, chưa có một hình dạng nhất định nào. Phôi thai mặc dù đã hình thành nhưng vẫn mất khá nhiều thời gian để túi phôi có thể đi vào tử cung và làm tổ.

Lúc này, bào thai rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn ra nên khả năng cha, mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh thai nhi thông qua siêu âm là rất thấp. Vậy nên, thực hiện siêu âm đầu dò thai 3 tuần sẽ quá sớm và thiếu chính xác.

Đến khi thai nhi được 5 – 6 tuần, dù có kích thước rất nhỏ nhưng phôi thai đã hoàn chỉnh nên thai phụ có thể nhìn thấy em bé qua hình ảnh siêu âm. Với phương pháp siêu âm đầu dò thai 5 tuần, bác sĩ có thể xác định mức độ phát triển của thai nhi và phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ để kịp thời xử lý, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Thai ngoài tử cung có nguy hiểm hay không?

Nếu phát hiện thai ngoài tử cung phải làm sao? Khi siêu âm đầu dò và được chẩn đoán là thai ngoài tử cung, mẹ bầu thường rất lo lắng không biết điều này có nguy hiểm không, ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi.

Theo đó, mang thai ngoài tử cung là tình trạng khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở vị trí bên ngoài tử cung, phổ biến nhất là ở khu vực trong ống dẫn trứng thay vì làm tổ bên trong tử cung như bình thường. Trong một số trường hợp, thai ngoài tử cung có thể xảy ra trên vòi trứng hoặc trong khoang bụng.

thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không
Thai ngoài tử cung là một tình trạng rất nguy hiểm đối với sức khỏe thai phụ

Tử cung là cơ quan phù hợp duy nhất để chứa thai nhi đang phát triển trong cơ thể người mẹ do tử cung có thể kéo dài và mở rộng khi thai nhi lớn lên. Ngược lại, các ống dẫn trứng và các cơ quan khác không được tạo ra để chứa phôi thai và không thể linh hoạt co giãn như tử cung. Chúng có thể vỡ ra khi trứng đã thụ tinh phát triển. Điều này có thể khiến thai phụ chảy máu và đe dọa đến tính mạng.

Bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành loại bỏ thai bởi lúc này thai không thể phát triển và còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Tùy theo kích thước thai, sự phát triển của thai và các yếu tố liên quan khác mà bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, nội soi để lấy thai.

Có thể thấy, thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không còn tùy thuộc vào phôi thai đã hoàn chỉnh hay chưa. Do đó, tốt nhất đến khi thai nhi được 5 – 6 tuần, với phương pháp siêu âm đầu dò, bác sĩ có thể xác định mức độ phát triển của thai nhi và phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ để kịp thời xử lý, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x