Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 21/10/2022

Góc giải đáp: Bị sùi mào gà có mang thai được không?

Góc giải đáp: Bị sùi mào gà có mang thai được không?
Bị sùi mào gà có mang thai được không là trăn trở thường gặp nhất của chị em bị sùi mào gà. Được khi nào và không khi nào? Tìm hiểu ngay!

Mắc bệnh sùi mào gà là điều không ai mong muốn, bệnh này lại được lây lan qua đường tình dục. Do đó, không ít chị em thắc mắc không biết bị sùi mào gà có mang thai được không? Cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời cho “bị sùi mào gà có mang thai được không” trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Cứ 100 người trưởng thành thì có 1 người quan hệ tình dục bị bệnh sùi mào gà. Bệnh sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) là một bệnh lý lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng. Bệnh sẽ gây nổi các nốt nhọt mọc thành từng cụm như mào gà tại bộ phận sinh dục thậm chí ở cả miệng và lưỡi. Vậy bị sùi mào gà có mang thai được không?

bị sùi mào gà có thai được không? Bệnh sùi ào gà là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà

Trước khi tìm hiểu bị sùi mào gà có mang thai được không, bạn cần biết nguyên nhân gây ra bệnh này. Bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human papilloma virus) gây ra. Virus HPV có khoảng 150 chủng với ít nhất 40 chủng lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Trong đó:

  • 2 chủng HPV-16 và HPV-18: là 2 chủng phổ biến gây bệnh sùi mào gà và được xếp vào nhóm nguy cơ cao vì làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng…
  • 2 chủng HPV-6 và HPV-11: 2 chủng này cũng có thể gây ra bệnh sùi mào gà nhưng lại không tiến triển thành ung thư.

>>Bạn có thể quan tâm: Nấm âm đạo có cản trở kế hoạch mang thai?

Ngoài ra, có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà bạn có thể tham khảo như:

  • Không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục
  • Quan hệ tình dục nhưng không tìm hiểu về tiền sử tình dục của bạn tình
  • Quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau
  • Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
  • Quan hệ tình dục sớm
  • Người có hệ miễn dịch kém như nhiễm HIV

Tuy nhiên, virus HPV có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Phụ nữ được khuyến cáo nên chủ động tiêm phòng trong độ tuổi 9-26 tuổi để bảo vệ mình.

>>Bạn có thể quan tâm: Chích ngừa Rubella có 2 tháng là có thai có được không?

Bị sùi mào gà có mang thai được không?

Bị sùi mào gà có mang thai được không?
Bị sùi mào gà có mang thai được không?

Để trả lời cho câu hỏi bị sùi mào gà có mang thai được không, hãy cùng xét qua các trường hợp sau đây:

1. Bạn có ý định mang thai nhưng bị sùi mào gà

Sùi mào gà có mang thai được không? Câu trả lời là bạn không nên mang thai trong thời điểm này vì 2 lý do:

  • Bệnh sùi mào gà có thể lây sang người chồng
  • Bạn cần điều trị dứt điểm sùi mào gà, kèm với theo dõi trong vòng ít nhất 6 tháng để đảm bảo không tái phát trước khi mang thai.

2. Bạn từng bị sùi mào gà có mang thai được không?

Mặc dù bạn đã điều trị khỏi sùi mào gà, điều này không có nghĩa là virus HPV đã biến mất khỏi cơ thể. Thực tế, virus HPV vẫn ở đó và chờ ngày trở lại. Do đó, nếu bạn từng bị sùi mào gà và mong muốn có thai, sinh thường, bạn dễ gặp rủi ro virus HPV lây truyền từ mẹ sang con vì virus này tập trung nhiều ở bộ phận sinh dục của mẹ.

Do thế, nếu bạn băn khoăn từng bị sùi mào gà có mang thai được không, thì câu trả lời là “có” nhưng nên thăm khám bác sĩ trước và trong khi mang thai để tìm biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus HPV sang con.

3. Bạn đang mang thai và bị sùi mào gà

Khi đang mang thai và phát hiện mình dương tính với virus HPV, bạn cần gặp bác sĩ để theo dõi về tình hình thay đổi của tử cung trong suốt thời gian mang thai. Sau đó, bạn sẽ được bác sĩ đưa ra phương án điều trị để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm sang em bé và tránh tình trạng chuyển dạ sớm, sinh non.

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc bị sùi mào gà có mang thai được không là “được” bạn nhé. Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm bị sùi mào gà, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để giảm thiểu tối đa rủi ro mang thai và sinh nở khi mắc bệnh để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

Ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà đến mẹ và thai nhi như thế nào?

Ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà đến mẹ và thai nhi như thế nào?

Bị sùi mào gà có thể mang thai được là một chuyện, giữ cho thai nhi và mẹ an toàn khi mắc bệnh này là một chuyện khác. Vậy ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà đến mẹ và thai nhi ra sao?

1. Đối với mẹ

  • Khả năng cao phải sinh mổ: Thay đổi hormone khi mang thai có thể khiến mụn cóc sinh dục phát triển lớn hơn, thậm chí chặn kín âm đạo. Do đó, bác sĩ phải tiến hành mổ để lấy thai. Ngoài ra, nếu mụn cóc sinh dục nếu không được lấy ra trước khi sinh và bị chảy nhiều máu thì mẹ cũng phải sinh mổ.
  • Khả năng phải cắt bỏ một lượng lớn mô cổ tử cung: Việc này nhằm ngăn ngừa sự phát triển của ung thư cổ tử cung làm tăng khả năng sinh non. Đặc biệt, phụ nữ đã cắt bỏ một lượng lớn mô cổ tử cung vẫn có cơ hội sinh con khỏe mạnh trong tương lai.
  • Tiểu buốt và xuất huyết khi sinh: Bệnh sùi mào gà gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục trong thai kỳ. Điều này khiến nốt sùi ngày càng lớn làm mẹ bầu đau buốt khi tiểu tiện và xuất huyết khi sinh. Bên cạnh đó, khối sùi to ở trên thành âm đạo còn khiến âm đạo khó mở rộng khi sinh.

>>Bạn có thể quan tâm: Nổi cục u ở mép vùng kín có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản không?

2. Đối với thai nhi

“Sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không” có lẽ là điều nhiều phụ nữ dự định mang thai hoặc đang mang thai mà bị sùi mào gà. Thực tế, hiếm có trường hợp phụ nữ truyền bệnh sùi mào gà cho em bé khi sinh qua đường âm đạo.

Vậy, sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không? Em bé thường có nguy cơ cao mắc các bệnh khác liên quan đến hô hấp như xuất hiện sùi mào gà trong cổ họng hoặc miệng vài tuần sau chào đời, bị khuyết tật hoặc thậm chí tử vong.

Bị sùi mào gà khi đang mang thai phải làm sao?

Bị sùi mào gà khi đang mang thai phải làm sao?

Sau khi có câu trả lời cho mình về “bị sùi mào gà có mang thai được không”. Bạn có lẽ tự hỏi nếu chẳng may bị sùi mào gà khi mang thai phải làm sao?

Mặc dù có nhiều loại thuốc giúp làm mờ nốt sùi mào gà, nhưng thuốc này không được phép dùng cho thai phụ. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý điều trị như:

  • Chọc vào khối sùi
  • Dùng kem bôi chứa steroid
  • Dùng nước đá để loại bỏ nốt sùi mào gà
  • Cố gắng lột da hay cắt bỏ nốt sùi

>>Bạn có thể quan tâm: Thuốc dị ứng cho bà bầu: Mẹ lưu ý để chọn sao cho an toàn

Trường hợp nốt sùi trong âm đạo hoặc ở âm hộ quá to khiến mẹ không thể sinh thường, bác sĩ có thể sẽ can thiệp để loại bỏ chúng bằng phương pháp phù hợp sau đây:

  • Nitơ lỏng đóng băng nốt sùi mào gà: Cách này được dùng cho tình trạng sùi mào gà không quá nặng, tương đối an toàn nhưng gây đau đớn cho mẹ.
  • Phẫu thuật loại bỏ nốt sùi: Trường hợp nhiễm virus nặng, bác sĩ sẽ dùng laser đốt cháy nốt sùi. Quá trình điều trị sẽ kéo dài khoảng một giờ, thực hiện khoảng ba lần, khoảng cách giữa mỗi lần là 2 – 3 tuần.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp. Hơn nữa, mụn cóc sinh dục không gây ra biến chứng thai kỳ cho mẹ. Do vậy, bác sĩ có thể chọn cách không điều trị mụn cóc trong thai kỳ.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về câu hỏi “bị sùi mào gà có mang thai được không”. Hy vọng mẹ đã nắm được thông tin về bệnh lý nguy hiểm này để bảo vệ bản thân và thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Genital warts

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/genital-warts/symptoms-causes/syc-20355234

Truy cập ngày 14/10/2022

2. Will HPV affect my pregnancy?

https://www.plannedparenthood.org/learn/ask-experts/hi-i-have-hpv-and-i-am-about-8-weeks-pregnant-will-this-affect-my-baby

Truy cập ngày 14/10/2022

3. Management of genital warts in pregnancy

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22905475/

Truy cập ngày 14/10/2022

4. Genital warts

https://www.marchofdimes.org/genital-warts.aspx

Truy cập ngày 14/10/2022

  1. Genital Warts During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/genital-warts-during-pregnancy/

Truy cập ngày 14/10/2022

x