Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cách thử thai chính xác nhất hiện nay có lẽ là dùng que thử thai. Tuy nhiên có một phương pháp thử thai còn chính xác hơn nữa là xét nghiệm máu mẹ biết chưa?
Trong những phương pháp thử thai tại nhà, ngoài que thử thai thông thường bằng giấy đi kèm ly đựng nước tiểu nhỏ bằng nhựa, bạn còn có thể chọn bút thử thai có một đầu nhựa để cầm, giúp sử dụng dễ dàng hơn.
Các sản phẩm thử thai được dùng để đo được nồng độ hoóc-môn thai nghén hCG trong nước tiểu. Nồng độ hCG được tính bằng đơn vị mIU/ml. Khi không mang thai, mức độ hCG trong cơ thể bạn chỉ ở mức 1 đến 5.
Khi mang thai, cơ thể bạn bắt đầu tăng lượng hCG. Phần lớn các sản phẩm thử thai không thể nhận biết khi mức hCG dưới 25mIU/ml. Nếu bạn không thể chờ đợi lâu hơn để biết kết quả, hãy chọn loại que thử có độ nhạy 10mIU/ml đến 20mIU/ml.
Các sản phẩm có độ nhạy cao sẽ cho kết quả chính xác ngay 1 tuần sau khi trứng được thụ tinh, tức là thời điểm cơ thể chỉ mới bắt đầu sản xuất hCG. Tuy nhiên, nếu bạn kiên nhẫn đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh bị trễ, đến 99% các sản phẩm thử thai đều có thể cho kết quả chính xác.
Độ chính xác của que thử thai rất cao khi được sử dụng đúng hướng dẫn. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là cách thử thai chính xác nhất. Các xét nghiệm máu vẫn cho thấy sự ưu việt của mình.
Các que thử thai dựa trên nồng độ hCG trong nước tiểu thường cho kết quả sai lệch nếu được dùng quá sớm. Độ nhạy của sản phẩm sẽ khác biệt đối với từng đối tượng sử dụng.
Những phụ nữ có lượng hCG tăng gấp đôi nhanh chóng sẽ có cơ hội được nhận tin vui sớm hơn những phụ nữ có lượng hoóc-môn tăng chậm.
Đối với xét nghiệm máu, bác sĩ không chỉ xác nhận được bạn có thai hay không mà còn tính được chính xác tuổi thai và ngày dự sinh. Xét nghiệm máu thường đi cùng với kiểm tra bằng siêu âm, một sự bổ sung giúp tăng độ chính xác.
Việc xác định nồng độ HCG có thể giúp phát hiện người phụ nữ có mang thai hay không ngay cả khi họ chưa có biểu hiện như chậm kinh. Xét nghiệm máu có thể đo được lượng tăng khối lượng rất nhỏ của hormone hCG trong vòng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai nên đây là xét nghiệm có khả năng dự đoán mang thai rất sớm, ngay từ những tuần đầu tiên. Ý nghĩa chỉ số nồng độ hoocmon cho biết bạn đã thực sự có thai như sau:
Thông thường, lượng hCG sau mỗi ba ngày sẽ tăng lên gấp đôi và ở tuần thứ 15-16 của thai kỳ sẽ đạt mức cao nhất, sau đó giảm dần và biến mất trong vài tuần sau sinh.
Không chỉ có ý nghĩa xác định tuổi thai, nồng độ HCG trong máu/ nước tiểu còn là căn cứ để giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bào thai trong toàn bộ thai kỳ:
Thông thường, trước bất kỳ xét nghiệm nào cũng có những quy định để việc xét nghiệm mang lại hiệu quả cao nhất, giảm thiểu sai số khi trả kết quả. Xét nghiệm máu xác định mang thai cũng vậy, dưới đây là những điều lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu xác định mang thai:
Tóm lại, có thể thấy cách thử thai chính xác nhất chính là xét nghiệm máu. Tuy nhiên khi muốn sử dụng hiệu quả bất kỳ một dụng cụ hay phương pháp thử thai nào, bạn cũng cần làm theo đúng hướng dẫn sử dụng. Đối với các loại que và bút thử thai, bạn nên sử dụng vào lần đi tiểu đầu tiên khi thức dậy vào buổi sáng.
Mỗi loại que thử lại có một yêu cầu sử dụng khác nhau, ví dụ, bạn cần đợi 3 phút, bạn cần tránh để nước dính vào que thử trước khi dùng… Chỉ khi làm đúng theo hướng dẫn bạn mới có thể đảm bảo kết quả chính xác.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.