Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 28/03/2023

Chướng bụng dưới có phải mang thai không? Dấu hiệu dễ nhầm lẫn cần lưu ý!

Chướng bụng dưới có phải mang thai không? Dấu hiệu dễ nhầm lẫn cần lưu ý!
Khi có thai, cơ thể sẽ thay đổi nhiều từ bên trong lẫn bên ngoài, từ tâm lý đến diện mạo bề ngoài. Những điều đó chính là dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết dấu hiệu có thai.

Nhiều chị em vẫn truyền thai nhau, dấu hiệu chướng bụng chính là mang thai. Vậy chướng bụng dưới có phải mang thai không? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu các dấu hiệu mang thai thường gặp trong phần dưới đây của bài viết.

Các dấu hiệu mang thai thường gặp

Khi mang thai, có thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu giúp bạn nhận biết đã cấn thai. Dưới đây là các dấu hiệu mang thai bạn dễ nhận biết nhất:

>> Bạn có thể xem thêm:

Chướng bụng dưới có phải mang thai không?

Chướng bụng dưới có phải mang thai không?
Chướng bụng dưới có phải mang thai không?

Đầy hơi chướng bụng có thể được coi là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Tuy nhiên, điều này rất khó phân biệt với tình trạng chướng bụng bình thường.

Có nhiều nguyên nhân gây đầy bụng, chướng bụng như đầy hơi, giữ nước, hội chứng ruột kích thích, hội chứng không dung nạp thức ăn, các triệu chứng của kinh nguyệt và nhiễm trùng…

Trong khi đó, mang thai cũng gây chướng bụng do một số các yếu tố dưới đây:

Do hormone progesterone làm thay đổi quá trình tiêu hóa, làm giảm nhu động ruột dẫn tới tình trạng khó tiêu hóa thức ăn.

Nồng độ progesterone tăng lên khiến các cơ trong cơ thể được thư giãn. Vì thế, quá trình tiêu hóa cũng chậm hơn do cơ ruột cũng bị thư giãn gây ra chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai.

Tình trạng chướng bụng khi mang thai có thể tăng lên nhiều hơn khi em bé phát triển lớn hơn khiến tử cung giãn rộng gây áp lực lên khoang bụng, làm cho quá trình tiêu hóa hoạt động chậm hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai: Dấu hiệu mang thai sớm có chính xác?

Tình trạng chướng bụng khi mang thai khi nào nên đi bệnh viện?

Nếu bạn biết chắc mình đã mang thai mà gặp các trường hợp dưới đây thì nên cần đi khám sức khỏe sớm:

  • Có máu trong phân
  • Đau bụng nhiều hơn
  • Nôn và buồn nôn nặng
  • Táo bón và tiêu chảy nặng
  • Xuất hiện các cơn co thắt trước 36 tuần của thai kỳ
  • Ngoài ra, bạn cũng có nhiều khả năng bị đầy hơi và chướng bụng nhiều hơn khi mang song thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không? Có thai khi vào ngày vàng!

Chướng bụng đầy hơi khi mang thai có nguy hiểm không?

Có phải chướng bụng dưới khi mang thai sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé?
Có phải chướng bụng dưới khi mang thai sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé?

Ngoài dấu hiệu đầy hơi chướng bụng có phải mang thai; thì đây là một tình trạng khá bình thường trong thai kỳ. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách ợ hơi hoặc xì hơi.

Đầy hơi có thể xuất hiện vào khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ và có khả năng tiếp tục cho đến khi sinh. Vì thế, bạn đừng quá lo lắng khi xuất hiện tình trạng này trong thai kỳ nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nhận biết có thai bằng nước tiểu không thể nào sai được!

Những cách giảm chướng bụng khi mang thai

Bạn cần biết cách giảm đầy hơi khi đã biết có phải chướng bụng dưới là mang thai. MarryBaby sẽ gợi ý cho bạn cách giảm chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai hiệu quả nhé.

  • Tránh quần áo bó sát quanh eo
  • Tránh đồ uống có carbohydrate
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Hạn chế ăn chất làm ngọt nhân tạo
  • Tránh ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Uống nước từ ly mà không dùng ống hút
  • Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa táo bón
  • Ăn chậm và nhai kỹ để giảm chướng bụng
  • Tập thể dục giúp kích thích tiêu hóa tốt hơn
  • Như vậy bạn đã biết chướng bụng dưới có phải mang thai không rồi đúng không? Đó có thể là dấu hiệu mang thai nhưng cũng có thể không phải. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra thêm các dấu hiệu mang thai khác và dùng que thử thai để xác định đầy bụng buồn nôn có phải mang thai không. Hoặc tốt hơn, bạn cũng có thể đến bệnh viện để xét nghiệm nồng độ HCG trong máu để có kết quả chính xác nhất nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Symptoms of pregnancy: What happens first

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853

    Truy cập ngày 07/02/2023

    2. Signs and symptoms of pregnancy

    https://www.nhs.uk/pregnancy/trying-for-a-baby/signs-and-symptoms-of-pregnancy/

    Truy cập ngày 07/02/2023

    3. Pregnancy Gas: Causes and Prevention

    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/gas-during-pregnancy/

    Truy cập ngày 07/02/2023

    4. Bloating And Gas During Pregnancy: Causes And Home Remedies

    https://www.momjunction.com/articles/remedies-bloating-pregnancy_0075362/

    Truy cập ngày 07/02/2023

    5. Common discomforts of pregnancy

    https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/planning-baby/common-discomforts-pregnancy

    Truy cập ngày 07/02/2023

    x