Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mỗi thai kì đều khác nhau nên thật khó để có thể tiên đoán bạn có những thay đổi gì sau 2 tuần thụ thai. Hầu hết, những dấu hiệu có thai sau 2 tuần thường là ngực căng và đau, mệt mỏi, đau lưng… Nó làm chị em rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu sắp hành kinh. Vậy làm sao để phân biệt những dấu hiệu này?
Bạn sẽ cảm thấy như bị kim châm hoặc ngứa quanh vú, đặc biệt là ở đầu nhũ hoa. Điều này xảy ra do hormone thai kì gia tăng làm tăng cung cấp máu cho vùng ngực.
Bạn cũng có thể cảm thấy vùng ngực căng và nhạy cảm khoảng 1 tuần sau khi thụ thai. Áo lót sẽ cọ xát vào ngực bạn nhiều hơn bình thường khiến bạn thấy không thoải mái.
Tình trạng đau tức này sẽ xảy ra càng thường xuyên hơn khi thai kì của bạn đến ngưỡng 3-4 tuần.
Một dấu hiệu sớm khác của thai kì là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Âm hộ và âm đạo thông thường sẽ có màu hồng, nhưng sẽ chuyển thành màu tối như đỏ tím khi bạn có thai.
Sự thay đổi có nguyên nhân từ sự gia tăng lượng máu cung cấp đến các mô xung quanh âm đạo, thường được gọi là dấu hiệu Chadwick. Mẹ có thể dùng gương nhỏ để kiểm tra màu sắc “cô bé” nếu cảm thấy mình có thể mang thai.
Bạn sẽ thấy rằng ở giai đoạn sớm của thai kỳ âm đạo sẽ tiết dịch một ít, và dịch sẽ nhiều hơn trong suốt thời gian bạn mang thai. Tiết dịch khi có thai là dấu hiệu vô hại và sẽ tương tự như dịch tiết bình thường của bạn.
Đừng cố rửa sạch âm đạo vì điều này có thể gây kích ứng da và mất cân bằng chủng vi khuẩn tự nhiên. Khi có thai, bạn cũng sẽ dễ bị nhiễm nấm, mặc dù không có hại cho thai nhi 2 tuần tuổi nhưng bạn cần điều trị.
Nếu âm đạo chảy dịch có màu sắc hoặc mùi khác biệt, bạn phải đi khám ngay lập tức.
Vậy nếu có xuất hiện những đốm máu từ âm đạo, có nghĩa là bạn không mang thai? Thực ra, không phải. Bạn có thể nhìn thấy những vệt máu hồng hoặc sẫm xuất hiện trên quần lót. Tuy nhiên dấu hiệu đó cũng thường xuất hiện khi bạn mang thai đến tuần 6 hoặc tuần 7.
Theo một số nghiên cứu mới thì hiện tượng này chính là sự bong tróc của các lớp niêm mạc khi phôi thai làm tổ trong lòng tử cung. Sau đó, các lớp niêm mạc này sẽ bị đẩy ra ngoài và được gọi là máu báo thai.
Sau khi thụ thai thành công máu báo thai sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, hiện tượng này lại không gây đau. Thậm chí mẹ sẽ không chú ý rằng mình có tình trạng này.
Trong thời gian đầu mang thai, mẹ sẽ cảm thấy thay đổi khẩu vị. Bạn cũng cảm giác được trong miệng có vị khác biệt, ví dụ như mùi kim loại. Nó làm chị em trở nên nhạy cảm với mùi vị thức ăn hoặc nấu nướng.
Có khi, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu với mùi hương mà trước đây bạn rất thích và ngược lại, thích những mùi, vị trước đây bạn chẳng bao giờ quan tâm đến hoặc thậm chí là rất ghét.
Theo các bác sĩ, triệu chứng này là do nồng độ estrogen tăng lên từ khi phôi thai hình thành đến tháng thứ 3 của thai kì. Nó làm cho khứu giác của các bà bầu dễ bị ảnh hưởng của các mùi lạ hơn.
Thông thường, ốm nghén khiến các mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng. Bạn sẽ có nhu cầu sử dụng các loại thức ăn để giúp dịu cơn ốm nghén hơn là vì thèm ăn loại thức ăn đó.
Đôi khi mẹ cũng sẽ khó chịu với những mùi vị bạn từng yêu thích như cà-phê, trà, rượu, cay, đồ rán, trứng. Ốm nghén có thể xảy ra sớm nhất là ở 2 tuần sau khi thụ thai (khi bạn đã chính thức mang bầu được 4 tuần).
Tuy nhiên, nó phổ biến hơn cả là ở khoảng tuần thứ 4 (tức là tuần thứ 6 thai kỳ).
Ngoài ra bà bầu cũng sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tiểu nhiều vào đêm, đau đầu, đau lưng, táo bón, đầy hơi, chuột rút hoặc dễ thay đổi cảm xúc… Các dấu hiệu này thường bị nhiều chị em phụ nữ bỏ qua vì cho rằng có thể do thời tiết, hoặc các tác nhân bên ngoài.
Thực tế, đây cũng chính là những triệu chứng báo hiệu có thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hóc môn trong cơ thể bạn. Các mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhất là vào buổi đêm.
Bởi những tháng đầu thai kỳ, tử cung của bạn to ra, gây chèn ép vào bàng quang tạo cảm giác làm mẹ bầu đi tiểu nhiều.
Trễ kinh vẫn là dấu hiệu đáng tin cậy nhất để biết bạn có mang thai không. Và mẹ có thể sử dụng que thử thai nhanh để xác định. Nếu kết quả âm tính, chị em vẫn có thể thử lại sau 3 ngày.
Mong có con là vấn đề trọng đại của bất kỳ người phụ nữ nào. Khi thấy mình có các dấu hiệu có thai sau 2 tuần kể trên, mẹ hãy nhanh chóng xác nhận kết quả bằng que thử thai. Nếu thực sự là tin mừng, chị em nên tham khảo thật nhiều kiến thức thai giáo. Đồng thời mẹ nên đặt ra danh sách những việc cần thiết để có thể sẵn sàng chào đón một sự thay đổi thú vị ở phía trước.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.