Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 29/08/2023

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF 14 ngày

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF 14 ngày
Sau giai đoạn chuyển phôi, quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tạm thời khép lại và người mẹ sẽ chờ đợi những dấu hiệu có thai. Trong thời gian này, hẳn mẹ rất thắc mắc dấu hiệu thành công sau chuyển phôi bao gồm những gì.

Vậy dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF là gì? MarryBaby sẽ tổng hợp các dấu hiệu thụ thai thành công trong phần dưới đây của bài viết. Bạn hãy đọc hết bài để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé.

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi

Thông thường, sau khi thụ tinh nhân tạo khoảng 14 ngày, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG để xem phôi có làm tổ thành công hay không. Tuy nhiên, mẹ có thể chú ý ngay những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dưới đây để cẩn thận hơn khi chăm sóc bản thân.

1. Có cảm giác đau và nặng bụng dưới

Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến mẹ thấy bụng dưới nặng và đau âm ỉ (đau nhẹ).

Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm điển hình nhất mà các mẹ cần chú ý. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.

2. Cảm giác đau ngực sau khi chuyển phôi

Ngực đau và căng là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi điển hình nhất. Ngực của mẹ có thể căng và đau, hoặc cảm thấy đau khi chạm vào, những thay đổi này là do sự gia tăng hormone nữ trong quá trình mang thai. Tình trạng này sẽ giảm dần sau một vài tuần, nhưng chúng sẽ trở lại trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ khi các tuyến sữa phát triển và gây áp lực lên các dây chằng hỗ trợ.

3. Mệt mỏi, thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng bức

Việc gia tăng hormone đột ngột khi mang thai cũng có thể khiến mẹ đau đầu, mệt mỏi trong những tuần đầu tiên. Điều này khiến cho cơ thể liên tục hoạt động nhằm cung cấp dưỡng chất và oxy cho phôi thai phát triển. Sự vận động không ngừng này làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi.

Thông thường, các mẹ sẽ chỉ muốn ngủ hoặc nằm nghỉ suốt buổi chiều. Trước khi chuyển phôi, người mẹ sẽ được tiêm hormone progesterone vào cơ thể để thay cho lượng hormone tiết ra lúc có thai tự nhiên. Lượng hormone này xuất hiện khiến thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn so với lúc bình thường. Một vài người mẹ còn cảm thấy nóng trong người. Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi
Chuyển phôi là bước thứ hai của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm

4. Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo

Lượng hormone cao hơn mức bình thường cũng khiến các mẹ gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu. Sau đó, trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Mẹ sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhiều mẹ sốt ruột với những dấu hiệu này sẽ mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, do tác động của lượng hormone tiêm vào cơ thể nên kết quả của que thử thai thường không chính xác.

>> Bạn có thể xem thêm: 30 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất: Bạn có bao nhiêu dấu hiệu trong số này?

Chuyển phôi khi làm IVF là gì?

Chuyển phôi là bước thứ 2 của quy trình thụ tinh nhân tạo. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 3-5 ngày sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ.

Để tăng khả năng thụ thai thành công, mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai vào tử cung mẹ. Chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 – 3 ngày. Mục đích là để lớp nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và mẹo đậu thai ngay lần đầu thụ tinh

Nên làm gì khi không thấy dấu hiệu có thai sau chuyển phôi?

Thông thường các dấu hiệu có thai thành công sau chuyển phôi sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến ngày 14 sau chuyển phôi. Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng xuất hiện các triệu chứng mang thai, sẽ có người xuất hiện triệu chứng, có người không.

Do đó, bạn không cần lo lắng mà hãy đợi đến ngày thứ 14 và đến bệnh viện để được làm xét nghiệm máu. Việc thử thai bằng cách đo nồng độ Beta HCG để xác định chính xác có thai hay không bạn nhé.

Những lưu ý để chuyển phôi có tỉ lệ thành công cao

Một số lưu ý giúp tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công như:

  • Tập luyện thể dục: Điều này sẽ giúp tạo sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh cảm cúm, ho, sốt…
  • Không ăn thức ăn cay nóng, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Không ăn những thực phẩm gây khó tiêu có thể tác động xấu đến khả năng bám vào thành tử cung của phôi thai
  • Sau chuyển phôi không ăn đu đủ và rau ngót không uống dừa tươi để tránh bị tăng co bóp tử cung và chướng bụng trong giai đoạn phân chia tế bào.

Các bác sĩ khuyên mẹ nên giữ tinh thần thật thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và quay lại bệnh viện sau khoảng 14 ngày để làm xét nghiệm máu beta hGC.

Trong thời gian trước, trong và sau khi chuyển phôi, mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt, tránh bị bệnh. Những vấn đề sức khỏe đơn giản như ho nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và ổn định của phôi thai trong tử cung. Nếu không chắc chắn về những dấu hiệu mang thai thành công sau chuyển phôi , mẹ nên đến bệnh viện để được theo dõi tốt hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy – signs and symptoms

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-signs-and-symptoms

Truy cập ngày 28/08/2023

2. Symptoms of pregnancy: What happens first

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853

Truy cập ngày 28/08/2023

3. Am I Pregnant?

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9709-pregnancy-am-i-pregnant

Truy cập ngày 28/08/2023

4. In vitro fertilization (IVF)

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/in-vitro-fertilization/about/pac-20384716

Truy cập ngày 28/08/2023

5. Embryo transfer

https://www.cambridge-ivf.org.uk/services/fertility-treatments/embryo-transfer/

Truy cập ngày 28/08/2023

x