Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tuy nhiên, các dấu hiệu thai chưa vào tử cung là điều có nhiều chị em tìm kiếm. Tình trạng này có nguy hiểm đến thai nhi và mẹ bầu không? MarryBaby sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết này nhé!
Thai chưa vào tử cung thử que có lên không? Theo các nghiên cứu, trứng được thụ tinh sau khoảng 6-9 ngày bắt đầu làm tổ trong tử cung. Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn là gì? Quá trình làm tổ trong tử cung của người mẹ cần 7-10 ngày để hoàn thành.
Trên thực tế, tùy theo thể trạng của từng người; thời điểm và dấu hiệu thai chưa vào tử cung có thể khác nhau. Thời gian trung bình mất khoảng 9 ngày, phổ biến là 12-14 ngày. Như vậy, trung bình mất từ 18-23 ngày để phôi thai bám vào tử cung.
Do xác định ngày rụng trứng khó chính xác nên bác sĩ sản khoa thường tính tuổi thai dựa vào ngày kinh cuối. Cách tính này thường có sai số 1-2 tuần; nên có những trường hợp tính tuổi thai 4-5 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu thai vào tử cung.
>> Xem thêm: Cách tính tuổi thai chuẩn như bác sĩ, đúng khỏi bàn
Theo giải thích, khi trứng gặp tinh trùng và tạo thành hợp tử nghĩa là thụ thai thành công nhưng phôi thai chưa di chuyển vào tử cung để làm tổ thì thử thai đúng cách và đúng thời điểm vẫn có thể lên 2 vạch.
Thời điểm mà chị em bị chậm kinh từ 7 – 10 ngày chính là thời gian thuận lợi lý tưởng để có thể thử thai và có kết quả chính xác.
Các bác sĩ cho biết, không có một dấu hiệu thai vào tử cung đặc thù nào để mẹ tự nhận biết mà cần các kiểm tra chuyên nghiệp tại bệnh viện.
>>Xem thêm: Giải mã lý do que thử rụng trứng lúc nào cũng lên 2 vạch
Những dấu hiệu thai chưa vào tử cung này sẽ giúp bạn có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp. Nhất là, phòng tránh những nguy cơ tai biến sản khoa có thể xảy ra.
Trước hết, quá trình thụ thai sẽ khiến chị em bị chậm kinh. Đây là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Trong trường hợp chậm kinh, thử que lên 2 vạch bạn nên sắp xếp đi siêu âm sớm để xác nhận thai đã vào buồng tử cung hay chưa nhé.
>>Xem thêm: Vòng kinh 32 ngày thì rụng trứng vào ngày nào, mẹ đã biết đến cách tính này chưa?
Dấu hiệu thai chưa vào tử cung tiếp theo này bạn cần rất cẩn trọng nếu gặp phải. Xuất huyết âm đạo nhiều, bất thường, có màu đỏ sẫm hay nâu nhạt hoặc thấy cục máu đông. Khi ấy, bạn nên cân nhắc đến khả năng mang thai ngoài tử cung.
Trong trường hợp đó, hãy đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời. Nếu âm đạo ra máu không nhiều, màu hồng thì bạn có thể yên tâm vì đó là máu báo thai.
>>Xem thêm: Máu báo thai xuất hiện khi nào và máu báo thai là gì? Cập nhật ngay bạn nhé!
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn có thể sẽ thấy có cảm giác đau bụng dưới lâm râm hoặc đau lưng do tử cung to và mềm ra để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ. đây là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên nếu bạn thấy xuất hiện đau bụng nhiều đặc biệt lệch về bên phải hay bên trái thì cần đi khám ngay nhé, đó có thể là triệu chứng của chửa ngoài tử cung nhé.
>>Xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai
Sau khi thụ tinh, trứng cần phải đến làm tổ ở tử cung. Tuy nhiên, trong hai trường hợp dưới đây, trứng không đi vào tử cung khiến mẹ dễ sảy thai và gặp các biến chứng sản khoa.
Nếu quá trình trứng di chuyển để đến tử cung gặp trở ngại, điều đó có thể do người mẹ có những bất thường ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng như hẹp; nhỏ; có sẹo do phẫu thuật. Những bất thường này làm cho trứng khó di chuyển hoặc không thể di chuyển vào tử cung.
>>Xem thêm: Dấu hiệu thụ thai sớm dễ thấy nhất dành cho mẹ mong con
Các trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng thường hay xảy ra. Nếu bạn chậm kinh quá 14 ngày, que thử thai báo 2 vạch, nhưng kết quả siêu âm thai vẫn chưa thấy túi thai trong tử cung. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét đến khả năng mang thai ngoài tử cung.
Nếu bạn gặp phải một trong hai trường hợp trên, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Việc này sẽ giúp bạn tránh những hậu quả về sản khoa; thậm chí là vô sinh sau này.
>> Xem thêm: Lo thai chưa vào tử cung đã bị sảy, mẹ nên làm các việc này ngay thôi!
Bạn chậm kinh, thử que lên 2 vạch và xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra máu âm đạo. Kết quả siêu âm cũng cho thấy thai chưa có trong buồng tử cung. Vậy bạn nên làm gì?
Bạn bình tĩnh và đi siêu âm đầu dò. Phương pháp siêu âm đầu dò sẽ xác định chính xác vị trí thai nhi. Nhờ đó, có thể xác định được thai nằm trong hay nằm ngoài buồng tử cung.
Trong thời gian thai chưa vào tử cung, bạn cũng nên hạn chế vận động, tránh làm việc nặng. Nhất là các cử động gây áp lực lên vùng bụng.
Nghi ngờ hoặc mắc các dấu hiệu thai chưa vào tử cung không phải tình trạng hiếm gặp nên mẹ bầu hãy giữ tâm trạng thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ nhớ bổ sung thực phẩm cần thiết để sớm có dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn.
>>Xem thêm: Có thai nhưng không có dấu hiệu gì mẹ phải làm sao?
Ngoài dấu hiệu thai chưa vào tử cung, bạn cũng nên tham khảo và phân biệt với các dấu hiệu thai vào tử cung như sau:
Hy vọng những dấu hiệu thai chưa vào tử cung trên đây giúp mẹ sớm xác định được những vấn đề của thai kỳ. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Ectopic Pregnancy Surveillance
https://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00014677.htm
Truy cập ngày 23/12/2021
2. Current Trends Ectopic Pregnancy
https://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00035709.htm
Truy cập ngày 23/12/2021
3. Ectopic Pregnancy
https://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00001422.htm
Truy cập ngày 23/12/2021
4. Ectopic Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/ectopic.html
Truy cập ngày 23/12/2021
5. Can You Still Have Your Period If You’re Pregnant?
https://kidshealth.org/CookChildrens/en/teens/period-pregnancy.html
Truy cập ngày 23/12/2021