Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 04/01/2023

Không có kinh nguyệt có mang thai được không? Chị em vô kinh phải xem ngay!

Không có kinh nguyệt có mang thai được không? Chị em vô kinh phải xem ngay!
Phụ nữ không có kinh nguyệt có mang thai được không là băn khoăn của nhiều bạn nữ bị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, thậm chí bị mất kinh... Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến việc thụ thai như thế nào?

Bên cạnh việc gỡ rối trăn trở không có kinh nguyệt có mang thai được không, rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không, phụ nữ cũng cực kỳ quan tâm đến các phương pháp điều trị tình trạng này. Liệu có tia hy vọng nào cho phụ nữ vô kinh muốn có thai? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Không có kinh nguyệt nên được hiểu như thế nào?

Vô kinh là thuật ngữ y tế cho hiện tượng không có kinh nguyệt, bao gồm các loại sau:

  • Vô kinh nguyên phát: Nếu bạn đã đến tuổi phải có kinh mà vẫn không có, nghĩa là bạn bị vô kinh nguyên phát.
  • Vô kinh thứ phát: Là tình trạng bạn không có kinh khi đã 15 tuổi và các đặc tính sinh dục phụ thứ phát dã hình thành.
  • Vô kinh giả: Điều này xảy ra khi bạn có kinh hàng tháng, nhưng máu kinh không chảy ra ngoài mà lại đọng ở bên trong do khuyết tật ở bộ máy sinh dục như không có âm đạo, màng trinh bị bịt kín.
  • để hiểu không có kinh nguyệt có mang thai được không, bạn cần biết không có kinh nguyệt được hiểu thế nào

    Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt đến thụ thai

    Trong nửa đầu của chu kỳ (khoảng ngày 12 đến ngày 14), các hormone kích thích nang trứng và trứng phát triển. Khi trứng đạt đến độ chín, nang trứng vỡ ra và trứng được giải phóng khỏi buồng trứng. Đây là hiện tượng rụng trứng, trứng sau khi rụng chỉ sống được từ 12- 24 giờ.

    Trong nửa sau của chu kỳ (khoảng ngày 15 đến ngày 25), sau khi rụng trứng, hormone progesterone kích hoạt niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) của bạn dày lên để chuẩn bị cho trứng hoặc phôi được thụ tinh.

    Việc có thai hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có quan hệ tình dục trong vòng 5 ngày trong thời gian rụng trứng hay không. Khi quan hệ, tinh trùng có thể tồn tại trong hệ thống sinh sản của phụ nữ tới 5 ngày.

    • Trường hợp không thụ thai

    Nếu bạn không thụ thai, hormone progesterone và estrogen sẽ bắt đầu giảm xuống. Nồng độ 2 hormone này giảm dần báo hiệu nội mạc tử cung bị phá vỡ và tự đào thải ra ngoài, làm xuất hiện kinh nguyệt.

    • Trường hợp thụ thai

    Nếu bạn đã thụ thai, phôi thai sẽ tự cấy vào niêm mạc tử cung từ 7-10 ngày sau khi rụng trứng. Điều này cũng đồng thời kích hoạt các hormone khác để chuẩn bị cho cơ thể nuôi dưỡng thai kỳ.

    Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng tới thụ thai ra sao?

    >>Xem thêm: Vì sao kinh nguyệt không đều? Làm sao để khắc phục

    Tại sao phụ nữ không có kinh nguyệt?

    Dưới đây là một số nguyên nhân khiến phụ nữ không có kinh nguyệt.

    1. Thai kỳ

    Nếu bạn đang có kinh nguyệt đều đặn nhưng kinh nguyệt bị ngừng đột ngột, bạn có thể đang mang thai. Bởi chu kỳ kinh nguyệt chỉ đến khi trứng không được thụ tinh với tinh trùng và ngược lại.

    2. Cho con bú

    Nếu bạn đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, điều này có thể ngăn chu kỳ kinh nguyệt đến. Mẹ cho con bú bằng sữa mẹ càng lâu, nồng độ hormone prolactin trong cơ thể mẹ càng cao, gây mất cân bằng hormone, từ đó, khiến thời gian chậm kinh càng dài.

    3. Dùng biện pháp ngừa thai

    Hiệu quả ngừa thai bằng cách uống thuốc tránh thai là không thể chối cãi. Tuy nhiên, thành phần của thuốc này có các hormone gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, bạn có thể có kinh nguyệt ít hơn, thậm chí mất kinh hoàn toàn.

    4. Bị béo phì

    Béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh. Phụ nữ béo phì có thể bị rối loạn kinh nguyệt, trong một số trường hợp, phụ nữ có thể bị mất kinh hoàn toàn.

    5. Dùng thuốc

    không có kinh nguyệt do uống thuốc chống trầm cảm

    Một số loại thuốc như thuốc tâm thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc dị ứng và thuốc huyết áp có thể làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt.

    6. Tập thể dục nặng

    Nếu bạn tập thể dục nặng hoặc là một vận động viên thể thao có thể có tỷ lệ cơ bắp cao và tỷ lệ mỡ cơ thể thấp. Điều này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, thậm chí ngừng hoàn toàn.

    7. Căng thẳng

    Căng thẳng kéo dài có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn dừng lại trong nhiều tháng. Bởi căng thẳng sẽ tác động lên tuyến thượng thận, làm tăng tiết hormone cortisol, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone, từ đó, gây rối loạn kinh nguyệt.

    8. Mắc hội chứng PCOS

    Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nữ. Một trong những triệu chứng chính của PCOS là kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.

    9. Suy buồng trứng nguyên phát (POI)

    Suy buồng trứng nguyên phát (POI) có thể gây ra kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh.

    10. Mất cân bằng hormone

    Các tình trạng mất cân bằng tuyến giáp, lạc nội mạc tử cung hoặc các bệnh lý tiềm ẩn không được điều trị (như bệnh tiểu đường) và tăng prolactin máu có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh.

    11. Mắc bệnh liên quan đến tử cung

    Sau khi phẫu thuật tử cung, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều hoặc ngừng hoàn toàn.

    12. Mãn kinh

    Khi đến giai đoạn mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi), chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường bị rối loạn, chức năng của buồng trứng ngày càng yếu đi, lượng estrogen cũng giảm dần, gây ra tình trạng tắt kinh.

    không có kinh nguyệt do bị mãn cung

    Không có kinh nguyệt có mang thai được không?

    Rụng trứng rõ ràng rất cần thiết cho việc mang thai. Không ít bạn thắc mắc, mất kinh có rụng trứng không hay không có kinh nguyệt có mang thai được không?

    Dù không có kinh, sự rụng trứng vẫn có thể xảy ra. Điều này thường xảy ra đối với những phụ nữ có kinh nguyệt không đều. Nếu quan hệ trong thời gian trứng rụng, bạn sẽ có thai.

    1. Không có kinh nguyệt có mang thai được không? Trường hợp vô kinh nguyên phát

    • Đối với những người gặp phải vô kinh nguyên phát, khả năng cao buồng trứng không hoạt động bình thường. Không có kinh nguyệt có mang thai được không? Việc thụ thai trở nên khó khăn hơn so với người có buồng trứng hoạt động bình thường.
    • Nếu bạn chưa từng hành kinh, nghĩa là bạn không thể rụng trứng, không rụng trứng thì sẽ không có trứng để thụ tinh với tinh trùng, do đó, bạn không thể mang thai tự nhiên trong trường hợp này.

    2. Không có kinh nguyệt có mang thai được không? Trường hợp vô kinh thứ phát

    • Nếu bạn bị vô kinh thứ phát, chu kỳ rụng trứng sẽ bị rối loạn do kinh nguyệt không đều, làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc thụ thai, gây khó khăn trong việc thụ thai.
    • Không có kinh nguyệt có mang thai được không? Thực tế, trường hợp vô kinh thứ phát có khả năng mang thai không phải không có. Chẳng hạn như một số phụ nữ đang cho con bú không có kinh nhưng vẫn rụng trứng, họ có thể mang thai mà không có kinh.
    Khi gặp các biểu hiện vô kinh, bạn nên sớm đến các cơ sở chuyên khoa phụ sản khám để được chẩn đoán và điều trị nếu mong muốn có thai sớm. Ngoài ra, trường hợp khó thụ thai cũng có thể đến từ tinh trùng của đàn ông không đủ chất lượng để thụ tinh. Trong trường hợp này, đàn ông cũng cần đi khám để được theo dõi, điều trị.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cần bao nhiêu tinh trùng để thụ thai? Vợ chồng đang mong con không thể bỏ qua

    Cách xử trí nếu bạn muốn có thai

    Không có kinh nguyệt mà muốn có thai cần làm gì?

    Câu trả lời cho thắc mắc không có kinh nguyệt có mang thai được không đã rõ. Vậy không có kinh nguyệt mà muốn mang thai phải làm sao? Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến gây vô kinh của bạn, bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều trị cụ thể như thay đổi lối sống, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chú trọng chất lượng giấc ngủ, kiểm soát cân nặng, tập thể dục đều đặn hoặc dùng thuốc…

    1. Trường hợp mắc vô kinh nguyên phát

    Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách điều chỉnh khả năng rụng trứng để cải thiện khả năng sinh sản, cụ thể:

    • Không có kinh nguyệt có mang thai được không? Được nhưng bạn cần phải điều chỉnh sự mất cân bằng hormone trong cơ thể bằng cách bổ sung hormone
    • Không có kinh nguyệt có mang thai được không? Được nhưng trong một số trường hợp, bạn phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u trên các tuyến sản xuất hormone
    • Dùng trứng hiến tặng để thụ thai

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn gì dễ thụ thai? Các thực phẩm tăng cường khả năng sinh sản cho các cặp đôi

    2. Trường hợp mắc vô kinh thứ phát

    • Không có kinh nguyệt có mang thai được không? Dùng liệu pháp bơm GnRH theo nhịp

    Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp bơm GnRH theo nhịp. Phương pháp điều trị này sử dụng bơm GnRH tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da để cung cấp các xung hormone theo thời gian. Theo một nghiên cứu, liệu pháp này phục hồi sự tiết GnRH ở những bệnh nhân mắc chứng vô kinh thứ phát, từ đó, mang lại tỷ lệ mang thai gần 95% trong 6 tháng.

    • Bổ sung hormone hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u trên các tuyến sản xuất hormone.
    • Trong trường hợp bạn bị vô kinh thứ phát do buồng trứng đa nang hoặc suy buồng trứng, không có kinh nguyệt có mang thai được không? Bác sĩ có thể đề xuất phương pháp thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm hoặc hiến noãn.

    Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn phụ nữ không có kinh nguyệt có mang thai được không. Hy vọng bạn đã hiểu rõ về vô kinh và nguyên nhân gây bệnh, từ đó, có biện pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Like a virgin (mother): analysis of data from a longitudinal, US population representative sample survey

    https://doi.org/10.1136/bmj.f7102

    Truy cập ngày 09/12/2022

    2. Can I get pregnant if I have sex without penetration?

    https://www.nhs.uk/common-health-questions/pregnancy/can-i-get-pregnant-if-i-have-sex-without-penetration/

    Truy cập ngày 09/12/2022

    3. Conception

    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11585-conception#

    Truy cập ngày 09/12/2022

    4. It takes a community to conceive: an analysis of the scope, nature and accuracy of online sources of health information for couples trying to conceive

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6994282/

    Truy cập ngày 09/12/2022

    5. The timing of the “fertile window” in the menstrual cycle: day specific estimates from a prospective study

    https://doi.org/10.1136/bmj.321.7271.1259

    Truy cập ngày 09/12/2022

    x