Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 29/05/2023

Nhìn cổ tay biết có thai liệu có chính xác không? Dấu hiệu mang thai khiến bạn bất ngờ

Nhìn cổ tay biết có thai liệu có chính xác không? Dấu hiệu mang thai khiến bạn bất ngờ
Phương pháp nhìn cổ tay biết có thai được lưu truyền từ nhiều đời và ngày nay vẫn được nhiều phụ nữ tin dùng. Vậy thực hư phương pháp này bắt nguồn từ đâu và độ chính xác ra sao?

Để hiểu rõ mẹo nhìn cổ tay biết có thai, cách thực hiện cũng như khả năng dự đoán giới tính của bé, mẹ hãy cùng MarryBaby khám phá bài viết dưới đây nhé.

Lời đồn nhìn cổ tay biết có thai từ đâu?

Nhiều mẹ bầu rỉ tai nhau về mẹo “nhìn cổ tay biết có thai”. Vậy do đâu mà lời đồn này xuất hiện? Theo các tài liệu y khoa, khi mang thai, tim của thai phụ phải làm việc nhiều hơn vì khi thai nhi lớn lên, tim phải bơm nhiều máu hơn đến tử cung.

Khi mang thai, tim bơm một lượng máu (cung lượng tim) tăng từ 30 – 50%. Khi cung lượng tim tăng lên, nhịp tim tăng so với trước khi mang thai, dao động khoảng 70 – 90 nhịp/phút.

Đặc biệt khi tập thể dục, cung lượng tim và nhịp tim tăng nhiều hơn khi phụ nữ mang thai so với khi không mang thai. Khi thai được khoảng 30 tuần, cung lượng tim giảm nhẹ, sau đó tăng thêm 30% lúc chuyển dạ. Sau khi sinh, lúc đầu cung lượng tim giảm nhanh, sau đó chậm dần và trở lại mức trước khi mang thai khoảng 6 tuần sau khi sinh.

Hơn nữa, mẹo nhìn cổ tay biết có thai thật ra có căn cứ. Bởi vì nhịp tim hoặc mạch là số lần tim mẹ đập mỗi phút và chỉ số này không giống nhau ở mỗi người, mỗi độ tuổi. Theo đó, khi đếm nhịp tim thông qua bắt mạch, bạn phải chọn bắt thông qua: cổ tay, phía trong khuỷu tay, hai bên cổ, đỉnh của mu bàn chân, chính giữa nếp lằn bẹn. Thông thường tần số mạch sẽ bằng với tần số tim.

>> Xem thêm: Nhịp tim thai nhi bao nhiêu là bình thường và những sự thật thú vị

Nhìn cổ tay biết có thai đúng không?

nhìn cổ tay biết có thai có đúng không

Nhìn cổ tay biết có thai là một mẹo được vận dụng từ phương pháp y học cổ truyền và cũng có căn cứ khoa học như đã nêu trên. Vậy nhìn cổ tay biết có thai chính xác không?

Khi nhịp tim đập nhanh hơn, mạch cũng đập mạnh hơn. Do đó, phụ nữ có thể nhìn cổ tay biết có thai nhờ phương pháp bắt mạch cổ tay này. Theo đó, phụ nữ bình thường sẽ có nhịp tim đập trung bình khoảng 70 nhịp/phút, nhưng khi mang thai, nhịp tim sẽ dao động trong khoảng 80 – 85 nhịp/phút, mẹ cảm nhận được mạch đập ở cổ tay khi mang thai sẽ thấy điều này.

Như vậy, nhìn cố tay biết có thai cũng là một mẹo nhận biết mang thai hay để tham khảo. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, bạn nên dùng que thử thai hoặc đi siêu âm thai hoặc dựa vào những dấu hiệu mang thai sớm sau đây:

Cách bắt mạch cổ tay biết có thai

Để tăng độ chính xác của phương pháp nhìn cổ tay biết có thai, mẹ nên thực hiện vào sáng sớm, lúc chưa ăn uống gì. Dưới đây là cách bắt mạch cổ tay biết có thai cho mẹ.

1. Bước chuẩn bị

Đây là bước chuẩn bị quan trọng trong cách bắt mạch biết có thai. Vào 1 ngày trước khi bắt mạch, mẹ hãy để 2 ngón tay lên cổ tay, ngay lằn chỉ cổ tay để dò mạch. Phụ nữ có cổ tay nhỏ sẽ dễ dò mạch hơn. Lúc này, khi đã dò được mạch cứ một lần đập tính là một nhịp.

2. Bước kiểm tra

Sang ngày hôm sau, bạn chuẩn bị 4 gam xuyên khung để mang đi pha với 30 – 40 ml nước sôi. Bạn chờ đến khi nước nguội rồi uống. Sau đó, bạn bắt đầu đếm số nhịp mà mạch đập là bao nhiêu và theo dõi theo các trường hợp sau để biết mạch đập ở cổ tay khi mang thai như thế nào:

  • Đối với người bình thường: Nhịp đập trung bình 70 nhịp/phút.
  • Đối với mẹ bầu: Nhịp đập sẽ nhiều hơn và nhanh hơn khoảng 10 nhịp, chẳng hạn như 80 – 85 nhịp/phút. Trong 1 phút này, bạn có thể đếm số nhịp để xác định bản thân có thai hay không.

>>Xem thêm: Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều bạn cần biết

Xem mạch đập cổ tay biết trai hay gái không?

Xem mạch đập cổ tay biết trai hay gái không?

Sau khi biết nhìn cổ tay biết có thai không, mẹ cũng tò mò muốn biết nhìn cổ tay biết có thai và đoán giới tính của em bé. Để biết con mình là trai hay gái, mẹ hãy theo dõi các trường hợp sau theo y học cổ truyền dựa trên âm dương. Theo đó, tay trái là dương sẽ là con trai, tay phải là âm sẽ là con gái:

  • Con là bé trai khi mạch tay trái mạnh hơn tay phải
  • Con là bé gái khi mạch tay phải mạnh hơn tay trái

Mẹ lưu ý, phương pháp dự đoán giới tính em bé trên đây chỉ mang tính tham khảo vì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh độ chính xác của cách làm này.

>>Xem thêm: Đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim, lời đồn có “linh ứng”

Lưu ý khi dùng mẹo nhìn cổ tay biết có thai

Để thực hiện mẹo nhìn cổ tay biết có thai chính xác, mẹ hãy lưu ý những điều sau đây:

1. Khả năng mắc bệnh

Hiện tượng mạch đập nhanh bất thường ở cổ tay, kèm với các dấu hiệu bất thường khác đôi khi không phải dấu hiệu mang thai mà là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Khi ấy, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để kịp phát hiện và điều trị.

2. Tính chính xác

Khi thực hiện phương pháp nhìn cổ tay biết có thai, bạn nên thở đều, tránh thở gấp vì nhịp tim sẽ đập nhanh và cho kết quả không chính xác.

Lời cuối cùng, bạn nên lưu ý mẹo nhìn cổ tay biết có thai chưa được kiểm chứng và đảm bảo độ chính xác cao. Do vậy, bạn chỉ nên tham khảo và không xem phương pháp này hiệu quả nhất.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn nhìn cổ tay biết có thai của bạn. Hy vọng bạn đã hiểu được lời đồn cũng như góc nhìn khoa học của phương pháp này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x