Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Quan hệ ra máu đúng là một “dấu chỉ” để sớm nhận diện khả năng mang thai. Nhưng đồng thời đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không? Thông thường quan hệ ra máu thường liên quan đến các vấn đề phụ khoa, nhưng cũng có thể liên quan đến thai nghén như: dọa sảy thai, thai lưu…do mang thai trước đó mà bạn chưa phát hiện ra.
Trường hợp này bạn nên thăm khám xem tình trạng ra máu từ đâu, có liên quan đến thai nghén không. Đặc biệt là nếu bạn có kèm theo các dấu hiệu có thai khác như: chậm kinh, nôn nghén… Khi này, bạn cần nghỉ ngơi, bổ sung đủ dinh dưỡng. Lưu ý tránh tiếp tục quan hệ trong thời gian đầu mang thai vì có thể ảnh hưởng sức khỏe mẹ và em bé.
>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ ra dịch màu hồng có sao không? Không đơn giản chỉ là hiện tượng sinh lý
Nếu như sau khi quan hệ 1-2 tuần mà bạn thấy có hiện tượng chảy máu thì đây có thể là máu báo thai. Máu này thường có màu hồng nhạt, lượng ít. Nguyên nhân là do quá trình làm tổ của phôi thai vào niêm mạc trong tử cung của trứng gây xuất huyết nhẹ. Quá trình làm tổ này thường mất từ 1-2 tuần sau quan hệ.
Còn nếu màu có màu nâu, khá đặc thì có thể do màu trong kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn chưa được đào thải ra hết và việc quan hệ sau kỳ kinh nguyệt làm tử cung co bóp nhiều khiến lượng máu này được đẩy ra.
Ngoài ra, bất cứ trường hợp chảy máu khi quan hệ bất thường nào khác đều có thể là dấu hiệu báo động của những bệnh nhiễm trùng đường sinh dục thậm chí là ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc ung thư âm đạo.
>> Bạn có thể xem thêm: Máu báo thai có dịch nhầy không? Xem ngay để giải đáp thắc mắc
Nếu tính chu trình từ đêm tân hôn, có 4 lý do chính khiến quan hệ ra máu gồm rách màng trinh, quan hệ thô bạo, bệnh lây qua đường tình dục và bệnh lý tử cung.
Điều này khiến rất nhiều ông chồng “mở cờ trong bụng”, chắc chắn. Vì đơn giản vợ vẫn chưa bị rách màng trinh. Với sức khỏe, tình trạng này không quá đáng ngại. Hiện tượng rách màng trinh xảy ra do quá trình thâm nhập gây lực tác động lên màng trinh, khiến lớp màng bị rách và xuất huyết.
Tuy nhiên, tình trạng chảy máu do rách mang trinh thường chỉ xảy ra sau lần đầu quan hệ. Những lần tiếp theo, bạn sẽ không thấy tình trạng máu xuất hiện nữa. Tuy nhiên một số ít trường hợp sau khi quan hệ màng trinh chưa rách hết, vẫn có thể ra máu ở lần quan hệ sau.
Trường hợp máu chảy quá nhiều và gây đau đớn thì cần đi khám bác sĩ phòng trường hợp bị xuất huyết, có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm.
Đây là nguyên nhân phổ biến. Ra máu lúc này là do thủng cùng đồ – phía sâu nhất của âm đạo, nơi âm đạo bám vào thành tử cung theo một đường vòng.
Vì dùng lực quá mạnh, các cùng đồ này có thể bị rách và chảy máu. Phụ nữ sẽ cảm thấy đau rát, máu chảy ra ồ ạt ngay khi đang quan hệ hoặc sau khi quan hệ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ khó cầm máu được và nguy hiểm tính mạng.
Sự tấn công của một số loại vi khuẩn cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc âm đạo, khiến âm đạo dễ bị tổn thương và gây ra tình trạng xuất huyết. Nhất là khi quan hệ, có sự cọ xát lên niêm mạc, sẽ dễ gây ra tình trạng chảy máu hơn.
Một số dấu hiệu đi kèm: Ngứa rát, khí hư tiết ra nhiều và có mùi, màu lạ, đau buốt khi đi tiểu. Nếu chủ quan không thăm khám sớm, chị em không những bị nặng thêm mà còn có thể gặp vấn đề về sinh sản gây vô sinh hiếm muộn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ để phòng bệnh STD
Chảy máu vùng kín khi quan hệ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh lý tử cung như polyp tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung hay thậm chí là ung thư cổ tử cung. Do vậy, việc đi khám sớm là không thể chủ quan.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Phụ nữ có nguy cơ bị chảy máu sau quan hệ nhiều hơn nếu nằm trong các trường hợp sau:
Bị chảy máu sau quan hệ có nguy hiểm không? Nếu chỉ bị chảy máu sau quan hệ một lần và quá trình chảy máu diễn ra nhanh chóng thì không nghiêm trọng và không cần thăm khám. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu lặp đi lặp lại có thể là dấu hiệu cảnh báo của vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn bị nhẹ có thể là bệnh viêm cổ tử cung hoặc nhiễm trùng đường sinh dục, nặng hơn có thể liên quan đến ung thư cổ tử cung. Do đó, để xác định tình trạng chảy máu có nghiêm trọng hay không và cách cải thiện, chị em nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hướng dẫn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Quan hệ ra dịch màu hồng có sao không? Không đơn giản chỉ là hiện tượng sinh lý
Nếu đi kèm với chảy máu âm đạo và một số triệu chứng khác, bạn cần hỏi bản thân những câu hỏi dưới đây để quyết định thăm khám bác sĩ sớm:
Thường xuyên chảy máu sau khi quan hệ tình dục có thể là do polyp tử cung nhỏ (tổn thương có hình dạng khối u), hoặc cũng có thể là mầm ung thư. Nếu là polyp tử cung thì thường là lành tính và dễ dàng được cắt bỏ.
Nếu chảy máu sau khi quan hệ, nhưng lượng máu ít, chỉ vài giọt rồi ngừng thì nên ngừng việc quan hệ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín, ga giường, đồ lót và tiến hành đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Nếu máu chảy ra nhiều, chị em bắt buộc phải đến bệnh viện chuyên khoa sản ngay lập tức để được các y bác sĩ khám và đánh giá thương tổn, từ đó có hướng xử trí kịp thời.
Quan hệ ra máu là một vấn đề cần xem xét cẩn trọng. Bởi đối với chị em phụ nữ, nếu là viêm nhiễm phụ khoa sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000627.htm
https://www.acog.org/womens-health/faqs/bleeding-during-pregnancy
https://www.netdoctor.co.uk/healthy-living/sex-life/a29438/bleeding-during-sex/
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-bleeding/
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/sex-and-relationships/bleeding-after-sex-during-pregnancy/