Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 17/03/2022

Thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh nguyên nhân do đâu?

Thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh nguyên nhân do đâu?
Mất kinh là dấu hiệu đầu tiên cho thấy việc mang thai. Tuy nhiên, có một vài chị em khi thử que thử thai thấy hiện 2 vạch. Nhưng sau đó, lại xuất hiện kinh nguyệt.

Thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh nguyệt là vấn đề không thể xảy ra. Tuy nhiên khi bạn thấy có máu âm đạo thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Bài viết sau đây sẽ lý giải về nguyên nhân hiện tượng này. Bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Tại sao thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh ở 3 tháng đầu thai kỳ?

Khi phụ nữ mang thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạm dừng cho đến khi sau sinh. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ mặc dù đã thử thai lên vạch nhưng vẫn xuất hiện kinh nguyệt. Đây là trường hợp bất thường và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân dưới đây:

1. Máu báo thai

Thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh có thể đó là máu báo thai. Trứng sau khi thụ tinh và hình thành phôi thai trong 3-4 ngày đầu. Sau đó, phôi thai sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung để làm tổ. Và 1-2 ngày kế tiếp, phôi thai sẽ đào sâu vào nội mạc tử cung, làm vỡ các mạch máu nhỏ dẫn đến ra máu. Đây là tình trạng chảy máu âm đạo, tức máu báo kinh mà chị em có thể lầm tưởng là máu kinh nguyệt. Cách phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt như sau:

– Máu kinh nguyệt:

  • Có màu máu đỏ sẫm, lẫn máu cục.
  • Mức độ ra nhiều, ra ồ ạt
  • Thời gian ra máu kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Ít dần cũng như kết thúc ở khoảng ngày thứ 7.

– Máu báo thai:

  • Màu máu tươi
  • Không kèm dịch nhầy
  • Mức độ ra ít và nhỏ giọt
  • Thời gian kéo dài từ 3 tới 5 ngày
  • Lượng máu cũng như màu máu thai sẽ khác nhau ở mỗi người.

2. Thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh do viêm nhiễm âm đạo

Việc mang thai sẽ dẫn đến có sự thay đổi hormone, môi trường bên trong âm đạo, cổ tử cung có thể dẫn tới sự xuất hiện tình trạng lộ tuyến cổ tử cung, rất hay gặp trong thai kì. Và khi có tác động tới cổ tử cung như quan hệ có thể dẫn tới ra máu tại vị trí viêm ở cổ này.

3. Chửa trứng

Trứng được thụ tinh bất thường và phát triển thành các túi dịch dính chùm như trứng ếch thay vì bào thai. Ngoài việc chảy máu âm đạo màu đỏ tươi, mẹ còn thấy đau thốn ở bụng dưới; mệt mỏi; lo lắng; tim đập bất thường; ra mồ hôi nhiều; bụng to bất thường so với tuổi thai. Dù đây không phải mang thai nhưng mẹ lại xuất hiện các triệu chứng ốm nghén như mang thai.

4. Mang thai ngoài tử cung

Trứng được thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà lại nằm đâu đó trong bụng, 90% là trong vòi trứng. Mang thai ngoài tử cung khiến máu chảy dữ dội và phải được can thiệp y tế khẩn cấp ngay nhé.

5. Dấu hiệu dọa sảy thai

Lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ từng cơn, đau vùng thắt lưng, máu âm đạo lẫn với dịch nhầy. Khi gặp trường hợp này, mẹ cần nghỉ ngơi nhiều và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Dọa sảy thai cũng xuất hiện ở 3 tháng giữa; và sau 20 tuần, sẽ được gọi là dọa đẻ non.

Nếu tình trạng dọa sảy tiến triển thành sẩy thai thật sự; thì bên cạnh dấu hiệu thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh, cơ thể sẽ còn xuất hiện thêm một số triệu chứng như: đau bụng dữ dội; đau lưng; mất ý thức; mệt mỏi; đau vai; sốt; dịch tiết âm đạo bất thường; nôn mửa không kiểm soát; xương chậu thay đổi. Lúc này máu âm đạo không chỉ là nhỏ giọt nữa mà sẽ nặng nề như một kỳ kinh bình thường.

6. Kết quả dương tính giả

Kết quả thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh có thể là dấu hiệu mang thai giả do que thử thai hết hạn. Khi một que thử đã hết hạn sử dụng; hóa chất phát hiện hCG không còn hoạt động như bình thường. Vì thế, que thử sẽ cho ra kết quả dương tính giả.

7. Do phản ứng của các loại thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh; thuốc nội tiết; an thần; lợi tiểu… cũng có thể dẫn đến kết quả thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh nguyệt. Vì thế, nếu bạn băn khoăn thì đi xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác hơn cả.

Tại sao thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh vào 3 tháng cuối thai kỳ?

tại sao thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh

Nếu bị chảy máu trong thời gian này, dù máu ra ít hay nhiều, bạn cũng cần đi khám bác sĩ gấp; đề phòng nguy hiểm tính mạng mẹ và con. Nguyên nhân gây chảy máu có thể do:

1. Có dấu hiệu sinh non hoặc cổ tử cung giãn mở

Sinh non là sinh trước khi thai nhi được 37 tuần. Lúc này mẹ có thể xuất hiện các triệu chứng tựa như đang hành kinh và tiết ra khá nhiều dịch nhầy. Mẹ sẽ thấy đau quặn; tử cung co thắt; đau lưng; cảm thấy tức ở cửa mình.

2. Nhau tiền đạo

Nhau thai nằm ở vị trí thấp trong tử cung và rất gần, hoặc che phủ toàn bộ hay một phần lỗ trong cổ tử cung. Khi gặp trường hợp này, âm đạo có thể chảy máu nhiều hoặc ít. Trường hợp, nhau tiền đạo sẽ cản trở việc sinh thường.

3. Thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh do nhau bong non

Trường hợp, nhau bong non sẽ xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ. Khi đó, nhau thai bị bong khỏi tử cung trước khi thai được tống xuất ra ngoài; gây chảy máu nặng nề; đau bụng dữ dội. Mẹ bầu bị huyết áp cao cũng dễ gặp phải trường hợp nhau bong non.

4. Vỡ tử cung do thành tử cung bị rách

Trường hợp này rất hiếm gặp ở các thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này cơ tử cung bị rách hoặc bị tách ra, gây chảy máu không ngừng. Tình trạng này thường xảy ra ở mẹ bầu đã từng sinh mổ. Vết rách xảy ra ở vết sẹo mổ cũ trên thành tử cung.

5. Thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh do mạch máu tiền đạo

Một số mạch máu cuống rốn chạy ngang hoặc nằm gần cổ tử cung. Các mạch máu này không được cuống rốn hay nhau thai bảo vệ nên dễ bị vỡ. Tình trạng này nếu không được phát hiện có thể dẫn tới thai chết lưu. Nếu phát hiện kịp thời có thể gia tăng cơ hội sống của bào thai lên 97%.

Thử que có thai nhưng vẫn có kinh có nên đến bệnh viện không?

Khi chị em có thai nhưng vẫn có kinh vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ đều phải đi đến bệnh viện ngay. Nhất là khi chảy máu kèm với các dấu hiệu như:

  • Đau bụng và co rút mạnh, liên tục
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Máu có màu sắc bất thường
  • Thai nhi không cử động

Để an toàn trong giai đoạn chuẩn bị mang thai và mang thai, chị em bắt buộc kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Bên cạnh đó, chị em cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý; uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu. Vì đây là nguyên do dẫn đến suy dinh dưỡng và dẫn đến sảy thai. Điều này cũng là nguyên nhân thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh.

Thời điểm thử thai khi nào là chính xác nhất?

Bên cạnh vấn đề thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh, chúng ta cần tìm hiểu thêm về thời điểm dùng que thử thai. Để que thử thai có kết quả chính xác nhất, chị em nên dùng que sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần. Hoặc chị em có thể thử que sau 10-14 ngày sau khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu mang thai sớm cũng là thời điểm thích hợp để chị em thử que thử thai như:

  • Trễ kinh ít nhất từ 5 ngày trở lên
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Chuột rút ở bụng
  • Vùng ngực căng đau, nhạy cảm hơn
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Nhạy cảm hơn với mùi vị, thức ăn…

>> Chị em có thể quan tâm đến 4 cách tính tuổi vợ chồng để sinh con trai, con gái nhắm trúng đích.

Khi gặp trường hợp thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh là điều bất thường. Khi gặp trường hợp này, các chị em nên cẩn thận và đi đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán và tìm cách chữa trị kịp thời nếu đó là những nguyên nhân nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Bleeding During Pregnancy

https://www.acog.org/womens-health/faqs/bleeding-during-pregnancy

Truy cập ngày 17/02/2022

2. Pregnancy week by week

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/implantation-bleeding/faq-20058257

Truy cập ngày 17/02/2022

3. Bleeding in early pregnancy: When should you worry?

https://www.geisinger.org/health-and-wellness/wellness-articles/2019/08/21/18/35/bleeding-in-early-pregnancy-when-should-you-worry

Truy cập ngày 17/02/2022

4. Pregnancy

https://www.fda.gov/medical-devices/home-use-tests/pregnancy

Truy cập ngày 17/02/2022

5. Home Pregnancy Tests

https://www.cham.org/HealthwiseArticle.aspx?id=hw227606

Truy cập ngày 17/02/2022

x