Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/03/2022

Siêu âm ổ bụng có phát hiện có thai không? Và những điều cần biết!

Siêu âm ổ bụng có phát hiện có thai không? Và những điều cần biết!
Có rất nhiều phương pháp giúp mẹ phát hiện thai nhi sớm như que thử thai, nhận biết dấu hiệu mang thai, xét nghiệm máu... Vậy siêu âm có giúp phát hiện mang thai không?

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra cơ thể; giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng các cơ quan trong ổ bụng như thận, mật, bàng quang, gan, tử cung, buồng trứng… Vậy siêu âm ổ bụng có biết có thai không? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

Siêu âm ổ bụng để làm gì?

Theo Standford Children’s Health, siêu âm ổ bụng là một kỹ thuật chẩn đoán sử dụng âm thanh tần số cao

sóng để tạo ra một hình ảnh của các cơ quan nội tạng. Quá trình siêu âm diễn ra khá nhanh chóng từ 15-20 phút, không gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Siêu âm được tiến hành qua các bước sau:

  • Bạn sẽ nằm trên gường với tư thế thoải mái, kéo áo lên đồng thời kéo quần lùi xuống để lộ bụng.
  • Bác sĩ sẽ thoa lên bụng bạn một loại gel mỏng giúp dẫn truyền sóng siêu âm; đồng thời loại bỏ bọt khí ở máy đầu dò để cho ra kết quả chính xác nhất.
  • Màn hình máy siêu âm sẽ thể hiện kết quả phản ánh tình trạng sức khỏe các cơ quan trong ổ bụng.
  • Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ thông báo, tư vấn ngay nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường xảy ra.

Siêu âm ổ bụng có biết có thai không?

Cũng theo Standford Children’s Health, siêu âm cũng được thực hiện để phát hiện có thai hay không. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào thời gian bạn đi khám. Nếu bạn đi siêu âm ổ bụng khi thai nhi còn quá nhỏ; thời gian mang thai ngắn thì bác sĩ sẽ khó xác định được có mang thai hay không hoặc kết quả dự đoán có thể sai lầm.

Nhiều trường hợp vì mong muốn có con mà đi siêu âm sớm lại thất vọng vì thai chưa di chuyển đến buồng tử cung; nên không thể xác định rõ bạn có em bé hay chưa. Thông thường, siêu âm thường được thực hiện trong ba tháng đầu, từ 6 đến 10 tuần của thai kỳ. Điều này giúp bác sĩ dễ xác định ngày mang thai và ước tính ngày dự sinh của em bé. Ngoài ra, siêu âm cũng có thể xác nhận bạn đang mang bao nhiêu em bé; kiểm tra xem em bé của bạn đang phát triển tốt trong tử cung; hay đang nằm ngoài tử cung.

Lưu ý khi bạn đi siêu âm

lưu ý khi siêu âm ổ bụng

Để việc siêu âm ổ bụng diễn ra chính xác, chị em cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Trước khi siêu âm, bạn nên mặc quần áo thoải mái, thuận tiện cho bác sĩ xác định thai nhi trong bụng.
  • Khi thực hiện siêu âm, chị em cần uống nhiều nước nhưng nhịn tiểu. Mục đích là để bàng quang căng, đầy và bác sĩ siêu âm có thể quan sát tử cung rõ hơn.
  • Bạn nên đi siêu âm vào buổi sáng vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng siêu âm như bệnh béo phì; thức ăn trong dạ dày; và không khí ở đường ruột. Tốt nhất, chị em chỉ nên ăn nhẹ, ăn các thức ăn dễ tiêu; hoặc để bụng đói sẽ giúp cho kết quả siêu âm được chính xác hơn.

Như vậy, việc siêu âm ổ bụng có biết có thai không phụ thuộc vào thời gian mang thai bao lâu. Phát hiện có thai cũng như theo dõi sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ là rất quan trọng. Tuy nhiên, chị em không nên lạm dụng việc siêu âm và chỉ thực theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thôi nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Ultrasound scans during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/ultrasound-scan

Truy cập ngày 30/03/2022

2. Pregnancy tests – ultrasound

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-tests-ultrasound

Truy cập ngày 30/03/2022

3. Ultrasound scans in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/your-pregnancy-care/ultrasound-scans/

Truy cập ngày 30/03/2022

4. Fetal ultrasound

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149

Truy cập ngày 30/03/2022

5. Ultrasound in Pregnancy

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=ultrasound-in-pregnancy-90-P02506

Truy cập ngày 30/03/2022

 

x