Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 30/12/2022

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu? Tiết lộ khả năng mang thai theo tuổi và rủi ro có thể gặp phải!

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu? Tiết lộ khả năng mang thai theo tuổi và rủi ro có thể gặp phải!
Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu là băn khoăn của không ít chị em mong con. Liệu thủ thuật này có gây ra các biến chứng nguy hiểm đến thai kỳ không? Khả năng mang thai sau khi tháo vòng như thế nào?

Không để bạn phải chờ lâu thêm nữa, hãy cùng MarryBaby khám phá “tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu” trong bài viết dưới đây nhé.

Tháo vòng tránh thai khi nào?

Đặt vòng tránh thai là một hình thức tránh thai mà bác sĩ sẽ đưa vòng vào tử cung để tránh thai. Có hai loại vòng tránh thai:

  • Vòng tránh thai nội tiết tố (Mirena): Dụng cụ nhỏ bằng nhựa hình chữ T có chứa progestogen.
  • Vòng tránh thai bằng đồng: Dụng cụ nhỏ bằng nhựa có dây đồng quấn quanh.

Khi nào nên tháo vòng tránh thai?

Trước khi tìm hiểu tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu, bạn cần biết khi nào nên tháo vòng. Vòng tránh thai thường cần được thay sau mỗi 5 hoặc 10 năm tùy thuộc vào loại vòng tránh thai mà bạn dùng và độ tuổi của bạn khi đặt vòng.

Vì thế, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn về thời điểm cần tháo vòng tránh thai hoặc bạn có thể tháo vòng tránh thai bất cứ lúc nào bạn muốn mang thai.

Khi đến lúc tháo vòng tránh thai, bạn có thể rơi vào 2 trường hợp dưới đây:

Nếu bạn muốn mang thai

Nếu bạn chưa muốn có thai

  • Bạn có thể đặt vòng tránh thai mới ngay sau khi lấy ra vòng tránh thai kia.
  • Nếu bạn chưa đặt vòng tránh thai mới ngay liền, bạn nên bắt đầu sử dụng một hình thức tránh thai khác 7 ngày trước khi tháo vòng tránh thai.

Tháo vòng tránh thai bằng cách nào?

Tháo vòng tránh thai bằng cách nào?

Quy trình tháo vòng tránh thai có thể gồm các bước sau đây:

  • Bạn nằm ngửa trên bàn khám với hai chân dang rộng hoặc dạng kiềng.
  • Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên biệt để tách thành âm đạo và xác định vị trí vòng tránh thai.
  • Dùng kẹp từ dụng cụ trên kéo nhẹ một sợi dây được gắn vào vòng tránh thai
  • Các cánh cung của vòng tránh thai sẽ gập lên trên khi nó di chuyển từ từ ra khỏi tử cung.

Sau quá trình tháo vòng này, bạn có thể bị chảy máu nhẹ hoặc co thắt ở bên trong. Bạn đừng quá lo lắng vì bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau trước khi tiến hành làm cho bạn.

Rủi ro có thể gặp sau khi tháo vòng tránh thai

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu quan trọng nhưng bạn đừng bỏ qua các rủi ro của thủ thuật này nhé. Trong một số trường hợp, các biến chứng có thể phát sinh trong quá trình tháo vòng tránh thai, cụ thể:

1. Tháo chưa triệt để

Điều này có thể do bác sĩ xác định chưa chính xác vị trí của vòng tránh thai hoặc do dây nối với vòng bị cắt quá ngắn lúc đặt vòng tránh thai.

Khi đó, bác sĩ sẽ siêu âm để tìm dây và các dụng cụ y tế khác để lấy vòng tránh thai ra khỏi tử cung.

2. Vòng tránh thai di chuyển

Vòng tránh thai rất hiếm di chuyển qua thành tử cung. Lúc này, bác sĩ sẽ phẫu thuật soi tử cung (kèm theo gây mê nếu cần). Đặt vòng có mang thai được không? Trong trường hợp này, khả năng mang thai là có.

3. Mang thai ngoài ý muốn

Một thắc mắc khác của chị em là đặt vòng có mang thai được không? Câu trả lời có thể. Trường hợp này phát sinh khi cặp đôi quan hệ tình dục trước khi tháo mà không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu?

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu?

1. Tháo vòng tránh thai bao lâu quan hệ được?

Tìm hiểu về điều này là tiền đề để bạn nắm được tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu. Bạn có thể quan hệ tình dục ngay sau khi tháo vòng tránh thai. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn có thể mang thai ngay sau khi tháo vòng tránh thai nếu bạn chưa đặt vòng tránh thai khác hoặc không dùng biện pháp tránh thai. Bởi vì hai lý do sau:

  • Khả năng sinh sản của nữ giới có thể trở lại bình thường ngay sau khi tháo vòng tránh thai
  • Tinh trùng có thể tồn tại trong đường sinh dục nữ tới 5 ngày sau khi quan hệ.

Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể mang thai nếu quan hệ tình dục trước hoặc sau khi tháo vòng và nó còn tùy thuộc vào thời điểm rụng trứng diễn ra nữa. Tuy vậy, tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được? Bạn vẫn nên kiêng quan hệ ít nhất 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn tùy vào thể trạng và mục đích tháo vòng tránh thai của bạn.

2. Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu?

Vì vòng tránh thai nằm trên tử cung nên việc sản xuất hormone thường không bị ảnh hưởng.Vậy tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu? Theo chuyên gia Jessica Scotchie (thuộc Tennessee Reproductive Medicine), bạn có thể mang thai trong tháng đầu tiên sau khi tháo vòng tránh thai, cụ thể:
  • Dưới 35 tuổi: Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu? Trong trường hợp này, bạn có 20% cơ hội thụ thai mỗi tháng, với 60% cơ hội thụ thai sau 6 tháng và 85% – 90% cơ hội thụ thai sau 1 năm.
  • Trên 35 tuổi: Tỷ lệ thụ thai sẽ giảm xuống còn khoảng 10- 15% cơ hội mỗi tháng. Như vậy, bạn đã có giải đáp cho băn khoăn tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu.
  • Trên 40 tuổi: Cơ hội thụ thai sẽ giảm hơn nữa, còn khoảng 5% cơ hội mỗi tháng sau khi tháo vòng.

3. Nếu bị viêm sau khi tháo vòng thì làm sao để có bầu được?

Bên cạnh thắc mắc về tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu, bạn cũng tò mò về nguy cơ viêm nhiễm sau khi tháo vòng. Các loại viêm nhiễm bạn có thể mắc phải, bao gồm:

3.1 Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Có hai bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) phổ biến là chlamydia và lậu. Đó là lý do tại sao một số bác sĩ xét nghiệm STDs trước khi đặt vòng tránh thai.

3.2 Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu (PID) cao hơn một chút trong vài tuần sau khi đặt vòng tránh thai. PID là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản.

Nguyên nhân gây ra PID là gì? Âm đạo có chứa vi khuẩn gây bệnh được đưa vào cơ quan sinh sản trong quá trình đặt vòng tránh thai, làm dẫn đến PID. PID không được điều trị có thể dẫn đến vô sinh hoặc đau mãn tính.

Khi rơi vào trường hợp này, bạn nên bắt đầu điều trị càng sớm thì càng tốt. Các phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vò loại nhiễm trùng mà bạn mắc phải, thường thì sẽ phải dùng thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, bạn hãy thực hiện theo các khuyến nghị của bác sĩ và theo dõi thêm.

Nếu bị viêm sau khi tháo vòng thì làm sao để có bầu được?

>>Xem thêm: Cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ để phòng bệnh STD

Cách để sớm có bầu khi tháo vòng tránh thai

Dưới đây là những cách giúp bạn sớm có bầu khi tháo vòng tránh thai:

1. Vệ sinh đường sinh dục nữ

Bạn có thể thực hiện điều này thông qua việc giải độc gan vì gan có vai trò chuyển hóa hormone và độc tố. Gan đồng thời hỗ trợ tử cung trong việc làm sạch máu cũ trong kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ quá trình lưu thông bình thường đến hệ thống sinh sản.

Hơn nữa, việc này còn hữu ích vì vòng tránh thaii ảnh hưởng đến môi trường tử cung và chất nhầy cổ tử cung.

2. Lập biểu đồ chu kỳ của bạn

Việc này sẽ giúp bạn xác định khoảng thời gian dễ thụ thai và chu kỳ kinh nguyệt có đang đều đặn không.

Bạn nên đợi cho đến khi bạn có 1-2 chu kỳ kinh nguyệt đều đặn sau khi tháo vòng tránh thai trước khi lập biểu đồ hoặc cố gắng thụ thai.

3. Sử dụng các loại thảo mộc để thúc đẩy cân bằng nội tiết tố

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu đã rõ, nhưng yếu tố cân bằng nội tiết tố cũng quan trọng không kém nếu muốn thụ thai. Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau khi tháo vòng tránh thai, bạn hãy cân nhắc dùng các loại thảo mộc hoặc một công thức thảo dược được thiết kế để khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố.

4. Dùng Fem Rebalance

Fem Rebalance giúp cơ thể bạn trở lại bình thường sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố. Fem Rebalance là một sự pha trộn độc đáo của các loại thảo mộc truyền thống có công dụng khôi phục và cân bằng lại trạng thái nội tiết tố bên trong của người phụ nữ. Lưu ý: Hỗn hợp này không được khuyến khích sử dụng trong quá trình làm sạch đường sinh dục và cơ thể. Hãy thử Fem Rebalance sau khi đã thanh lọc cơ thể.

5. Bạch tật lê (Tribulus terrestris)

bạch tật lê hay Gai ma vương là một loại thảo mộc được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe sinh sản trong hàng thế kỷ. Vì sự rụng trứng bị gián đoạn bởi vòng tránh thai dựa trên hormone nên một số phụ nữ cần hỗ trợ ham muốn tình dục sau khi tháo vòng tránh thai.

6. Dùng dầu hoa anh thảo buổi tối

Sau khi tháo vòng tránh thai, bạn có thể bị giảm chất nhầy cổ tử cung. Chất nhầy cổ tử cung bị IUD làm đặc lại và có thể mất vài tuần hoặc hơn để cơ thể thích nghi với sự thay đổi này.

Lúc này, dầu hoa anh thảo là một nguồn axit linoleic (LA) và axit Gamma Linolenic (GLA) phong phú, làm tăng sản xuất chất nhầy cổ tử cung.

Cách sử dụng là: 1500 – 3000 mg 1-2 lần mỗi ngày từ ngày 1 – 14 trong chu kỳ khi tích cực cố gắng thụ thai; hoặc cả tháng khi chưa có ý định mang thai.

7. Xoa bóp cơ thể

Áp dụng phương pháp này là một cách hiệu quả, chi phí thấp để tăng cường khả năng sinh sản của bạn một cách tự nhiên sau khi tháo vòng tránh thai. Bởi vì cách làm này giúp mang máu tươi đến tử cung, phá vỡ mô sẹo và cải thiện hệ thống nội tiết.

Hơn nữa, nó cũng tạo điều kiện để thúc đẩy gan loại bỏ các chất thải và hormone dư thừa tích tụ trong khi sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone.

Các biến chứng thai kỳ có thể gặp sau khi tháo vòng tránh thai

Sau khi đã biết tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu, bạn có thể lo lắng về biến chứng có thể gặp trong thai kỳ. Mọi hình thức kiểm soát sinh sản đều kèm theo rủi ro. Liệu có biến chứng thai kỳ nào khi đã thụ thai thành công sau khi tháo vòng?

Ông Zaher Merhi thuộc Trung tâm Sinh sản New Hope cho rằng, có các nguy cơ sau có thể xảy ra:

  • Bạn không có nguy cơ mang thai ngoài tử cung sau khi tháo vòng tránh thai.
  • Nếu bạn mang thai khi vòng tránh thai vẫn còn trong tử cung, bạn sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn.
  • Ngoài ra, bạn khó có thể sinh đôi sau khi tháo vòng tránh thai.

Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu. Hy vọng mẹ đã nắm được thông tin và chuẩn bị cho việc thụ thai sắp tới nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x