Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thuốc nội tiết giữ thai là loại thuốc chứa các hormone giúp mẹ bầu cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ, từ đó làm giảm nguy cơ xảy ra những rủi ro đáng tiếc khi mang thai như sinh non, sảy thai, dọa sảy thai, thai lưu,… Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để tìm hiểu về uống thuốc nội tiết trước khi mang thai và khi mang thai để tăng cơ hội giữ thai nhé.
Khi mang thai, việc bổ sung nội tiết đầy đủ sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho thai phụ và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt hơn. Vì vậy, nhiều bà bầu chọn cách sử dụng thuốc nội tiết giữ thai để bổ sung các loại hormone cần thiết trong thai kỳ (thường là hormone estrogen và progesterone).
Dưới đây là công dụng của 2 loại thuốc nội tiết giữ thai phổ biến nhất:
Theo đó, thuốc progesterone giúp:
>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thay đổi nội tiết tố khi mang thai và những điều mẹ cần biết
Các loại thuốc nội tiết giữ thai được phân chia làm 3 cách qua đường uống, đặt thuốc âm đạo hoặc qua đường tiêm.
Mặc dù đây là cách đơn giản nhất để bổ sung nội tiết khi mang thai, nhưng chúng lại gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu và buồn ngủ. Nếu chọn phương pháp này, mẹ cần đảm bảo uống thuốc đủ và đúng liều để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.
Đặt thuốc nội tiết khi mang thai là gì? Thuốc đặt âm đạo thường được sản xuất dưới dạng thuốc đạn, viên nén hoặc gel kết dính. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến nhất do có ít tác dụng phụ, duy trì lâu (24 giờ), nồng độ đỉnh trong máu cao hơn các loại thuốc nội tiết giữ thai khác (9,7ng/ml).
Tuy nhiên, bổ sung nội tiết qua đường âm đạo thường xảy ra tình trạng nồng độ hormone trong tử cung tăng cao trong khi nồng độ hormone trong máu lại không đạt lượng cần thiết.
Sau khi đặt thuốc nội tiết giữ thai vào âm đạo, bạn cần nằm nghỉ ít nhất nửa giờ để đảm bảo thuốc không rò rỉ mà hấp thụ hết vào niêm mạc âm đạo. Vậy là mẹ đã biết cách đặt thuốc nội tiết khi mang thai.
Sau khi tiêm thuốc giữ thai, hãy chườm lạnh vùng da để làm tê da, sau đó chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để thuốc được thẩm thấu.
Tiêm thuốc giữ thai có ảnh hưởng gì không? Mặc dù đây là đường duy nhất bảo đảm được việc nồng độ thuốc trong máu sẽ đạt tiêu chuẩn tối ưu nhưng nhược điểm là chúng đôi khi có thể gây ra nhiễm trùng khi tiêm.
>>Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Mẹ dọa sảy thai nên lưu ý!
Cơ thể của người phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường mất cân bằng hormone giới tính, họ có mức progesterone khá thấp so với lượng bình thường. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh này và đang mang thai, một số bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thêm thuốc nội tiết trong thai kỳ.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm về việc điều trị các vấn đề nội tiết tố. Tuyệt đối không được tự uống khi chưa được bác sĩ cho phép.
Trước khi kê đơn, bác sĩ sẽ đo nồng độ estrogen và progesterone của bạn và quyết định bắt đầu bổ sung hormone như một biện pháp phòng ngừa.
Các bác sĩ khuyên bà bầu nên bắt đầu sử dụng thuốc nội tiết giữ thai trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, thường là từ tuần 16 đến tuần 20. Bác sĩ điều trị sẽ tiêm thuốc vào vùng bắp tay, hông hoặc đùi của mẹ.
Thuốc nội tiết được sử dụng để dưỡng thai cho các mẹ bầu, tuy nhiên, chúng lại gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
Tùy vào cơ địa của từng người mà mỗi mẹ bầu khi sử dụng thuốc sẽ gặp những phản ứng khác nhau. Dưới đây là những phản ứng phổ biến nhất:
Tệ hơn, nếu không sử dụng đúng cách, lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị mất cân bằng dẫn đến sinh non. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu có thai kỳ ổn định thì không nên sử dụng thuốc nội tiết.
Ngoài ra, nếu phải sử dụng thuốc nội tiết giữ thai, cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Progesterone là một hormone thiết yếu trong quá trình sinh sản. Chúng gây ra những thay đổi bài tiết trong niêm mạc tử cung và là yếu tố cần thiết để phôi thai làm tổ thành công.
Hơn nữa, loại hormone này còn điều chỉnh phản ứng miễn dịch của người mẹ để ngăn chặn sự đào thải của phôi thai và ức chế các cơn co thắt tử cung. Vì vậy, về mặt lý thuyết, dùng thuốc nội tiết progesterone có thể làm giảm nguy cơ sảy thai ở những phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây về loại thuốc này cho thấy chúng không thực sự ngăn chặn được sảy thai bởi điều này còn do nhiều yếu tố khác gây nên chứ không chỉ do niêm mạc tử cung. Đây có thể là thông tin đáng thất vọng với nhiều bà mẹ mong muốn mình có một thai kỳ khỏe mạnh bằng cách sử dụng thuốc nội tiết giữ thai.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần kết hợp thêm chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Như vậy, mẹ đã biết cách uống thuốc nội tiết trước khi mang thai, mẹ chỉ nên sử dụng thuốc nội tiết giữ thai theo chỉ định của bác sĩ. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, mẹ nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ ngay.
Ngoài ra, thuốc nội tiết chỉ có tác dụng dưỡng thai chứ không hoàn toàn ngăn ngừa được nguy cơ sảy thai. Vì vậy, nếu mẹ có tiền sử sảy thai nhiều lần, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về các phương pháp khác như “thuốc” an thai dưỡng thai bên cạnh băn khoăn uống thuốc gì để giữ thai.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Progesterone supplements don’t help prevent miscarriage
https://www.health.harvard.edu/blog/9829-201606229829
Ngày truy cập: 12.07.2022
2. Use of progestagens during early pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3987350/
Ngày truy cập: 12.07.2022
3. Contraception: Hormonal contraceptives
https://kidshealth.org/en/parents/progesterone-shot.html
Ngày truy cập: 12.07.2022
4. Contraception: Hormonal contraceptives
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441576/
5. Hormonal Contraception
https://www.reproductivefacts.org/news-and-publications/patient-fact-sheets-and-booklets/documents/fact-sheets-and-info-booklets/hormonal-contraception/
Ngày truy cập: 12.07.2022
5. Classifications for Combined Hormonal Contraceptives – CDC
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/contraception/mmwr/mec/appendixd.html
Ngày truy cập: 12.07.2022