Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/03/2021

5 loại thuốc hỗ trợ sinh sản dạng tiêm phổ biến nhất cho phụ nữ hiếm muộn

5 loại thuốc hỗ trợ sinh sản dạng tiêm phổ biến nhất cho phụ nữ hiếm muộn
Thuốc hỗ trợ sinh sản để điều trị vô sinh dạng tiêm là phương pháp điều trị nội tiết tố. Tất cả đều có tác dụng điều chỉnh và kích thích sản xuất hormone hoặc kích hoạt rụng trứng.

Phụ nữ đang điều trị hiếm muộn đều đã quá quen với việc phải tiêm thuốc dưới da hoặc tiêm bắp. Mặc dù thuốc hỗ trợ sinh sản cho phụ nữ hiếm muộn phổ biến là clomiphene (clomid) được dùng ở dạng viên nén, nhưng cũng có rất nhiều loại thuốc dạng tiêm. Trong số đó, có loại thuốc tiêm một mũi hoặc nhiều mũi trong khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần. Tùy thuộc vào chẩn đoán chính xác và tiền sử bệnh của mình, chị em có thể thực hiện một hoặc một số phương pháp điều trị khả năng sinh sản bằng đường tiêm.

Thuốc hỗ trợ sinh sản

Mỗi loại thuốc tiêm mặc dù đều được sử dụng để thúc đẩy khả năng sinh sản song vẫn có sự khác biệt nhỏ trong cơ chế hoạt động. Chị em cùng tìm hiểu về các loại thuốc hỗ trợ sinh sản dạng tiêm sau đây để chủ động hơn trong việc lựa chọn loại thuốc giúp đậu thai của bạn nhé.

Thuốc hỗ trợ sinh sản hMG hoặc gonadotropin mãn kinh ở người (pergonal, repronex và metrodin)

Thuốc này được tạo thành từ hai loại hormone của con người, hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH). Gonadotropins thường được sử dụng cho phụ nữ đang trải qua phương pháp điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản với mục tiêu kích thích buồng trứng sản xuất nhiều nang trứng (trứng) trong một chu kỳ.

FSH và LH là những hormone thường điều chỉnh chu kỳ buồng trứng, kích thích sự phát triển của trứng và rụng trứng. Thuốc này thường được tiêm hàng ngày, trong vòng 7-12 ngày, thực hiện tiêm lúc nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

Thuốc hỗ trợ sinh sản FSH hoặc hormone kích thích nang trứng

Thuốc hỗ trợ sinh sản

Hai loại này cũng có thể được cung cấp cho mục đích tương tự và theo cách thức như hMG. FSH có các dạng bao gồm follistim, fertinex, bravelle, menopur và gonal-F.

Thuốc hỗ trợ sinh sản gonadotropin màng đệm ở người hoặc hCG (pregnyl, novarel, ovidrel, và profasi)

Loại hormone này được sử dụng để kích hoạt sự phóng thích của trứng khỏi nang trứng, thường được gọi là rụng trứng. Thuốc này được dùng kết hợp với các loại thuốc hỗ trợ sinh sản khác vào một thời điểm chính xác trong chu kỳ kinh nguyệt, dựa trên kết quả xét nghiệm máu và siêu âm để kích thích sản sinh nang trứng.

Hormone hCG được sản xuất từ nhau thai trong thai kỳ và được đo trong các xét nghiệm mang thai.

Thuốc hỗ trợ sinh sản conadotropin giải phóng hormone agonists hoặc GnRH chủ vận (lupron, zoladex và synarel)

Thuốc hỗ trợ sinh sản

Loại thuốc này hoạt động bằng cách ngừng sản xuất các hormone buồng trứng như FSH và LH, từ đó làm giảm mức estrogen của cơ thể.

Bình thường trong cơ thể, GnRH được sản xuất bởi tuyến yên và kích thích buồng trứng sản xuất hormone. Chủ vận GnRH được dùng như một loại thuốc sẽ làm gia tăng sản xuất hormone lúc đầu và sau đó suy giảm khi cơ thể cảm nhận sự dư thừa của hormone.

Việc ngừng sản xuất hormone bình thường của buồng trứng sẽ cho phép kiểm soát chính xác sự phát triển của trứng trong chu kỳ điều trị khả năng sinh sản. Ví dụ một phụ nữ trải qua IVF có thể bắt đầu dùng thuốc này vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt (trước chu kỳ mà bạn sẽ cố gắng thụ tinh ống nghiệm).

Sau khi quá trình sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể ngừng hoạt động, các loại thuốc gonadotropin sẽ được đưa ra để kích thích nang trứng.

Một ưu điểm khác của thuốc chủ vận GnRH là có thể làm quá trình sản xuất LH tự nhiên của cơ thể (chất kích hoạt rụng trứng) bị ngừng lại. Điều này có nghĩa, quá trình rụng trứng không thể xảy ra sớm và sẽ không xảy ra cho đến khi tiêm hCG.

Thuốc đối kháng nội tiết tố giải phóng gonadotropin hoặc thuốc đối kháng GnRH (antagon, ganirelix và cetrotide)

Thuốc này có tác dụng tương tự như thuốc chủ vận GnRH, nhưng thay vì kích thích ban đầu và sau đó điều hòa sản xuất hormone buồng trứng thì thuốc đối kháng GnRH hoạt động bằng cách ngăn chặn ngay lập tức việc giải phóng hormone buồng trứng. Thông thường, chị em hiếm muộn cần ít tiêm thuốc đối kháng GnRH hơn vì chúng có tác dụng mạnh hơn trong việc giảm sản xuất hormone buồng trứng.

Tình trạng vô sinh hoặc chậm trễ có con ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, hạnh phúc gia đình và tương lai của phụ nữ. Song việc tìm kiếm các phương pháp điều trị vô sinh cần khoa học, đúng cách mới hy vọng có kết quả tốt. Các loại thuốc hỗ trợ sinh sản MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này là một trong những phương pháp điều trị hiếm muộn phổ biến trên thế giới. Chị em có thể tham khảo với bác sĩ điều trị cho kế hoạch mang thai của mình nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.emedicinehealth.com/top_5_injectable_infertility_treatments/article_em.htm https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11155320/ https://medlineplus.gov/lab-tests/follicle-stimulating-hormone-fsh-levels-test/  
x