Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không? Thuốc rụng trứng hay còn gọi là thuốc kích trứng, là loại thuốc hỗ trợ trứng phát triển khỏe mạnh đến độ trưởng thành để có thể chín và rụng như bình thường.
Nguyên lý hoạt động của thuốc rụng trứng là tăng nội tiết tố trong cơ thể, kích thích nang trứng trưởng thành để tăng tỷ lệ mang thai cho các cặp đôi bị hiếm muộn.
Chính vì thế, nhiều chị em có phần trăn trở, không biết tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không. Vậy thì theo dõi hết bài viết này nhé, MarryBaby sẽ giải đáp giúp bạn.
Khi được tiêm vào cơ thể, thuốc kích rụng trứng sẽ làm thay đổi môi trường bằng cách tác động đến sự tăng tiết hormone sinh sản. Chính vì thế, không nhiều thì ít, thuốc rụng trứng sẽ ảnh hưởng đến sinh lý và làm mất cân bằng vốn cơ của cơ thể.
Tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có. Khi vừa tiêm xong, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các phản ứng thuốc như đau đầu hay chóng mặt. Về lâu về dài, có thể gây nên các rủi ro khi mang thai hoặc gây dị tật cho thai nhi.
Hơn nữa, các phản ứng phụ có thể xảy ra hay không còn phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và cơ địa của bạn khi tiêm.
Sau khi tiêm thuốc rụng trứng vào cơ thể, bạn có thể gặp phải những phản ứng ban đầu như đau đầu, chóng mặt, cơ thể nóng ran,… Đây chỉ là những phản ứng bình thường khi tiêm thuốc kích trứng nên bạn không cần quá lo lắng.
Ngoài ra, nhiều trường hợp còn có cảm giác đầy hơi, khó tiêu, đau tức ngực, chảy máu âm đạo hay âm đạo đột nhiên khô bất thường. Những triệu chứng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe và bạn có thể sinh hoạt bình thường.
Tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không? Có vì nó có thể mang đến khả năng mang song thai hoặc đa thai. Có nghĩa là có nhiều hơn 1 thai nhi phát triển trong tử cung của người mẹ.
Với các cặp vợ chồng hiếm muộn, đây là có thể là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sản phụ.
Đa thai có thể gây ra các biến chứng nếu tử cung người mẹ quá yếu, dẫn đến nguy cơ sinh non, thai nhi rối loạn tăng trưởng, tiền sản giật, thậm chí tử vong.
Hội chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome) là tình trạng thường gặp ở phụ nữ điều trị vô sinh bằng phương pháp tiêm thuốc rụng trứng, đặc biệt với những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang. Nhẹ thì không sao nhưng nếu trở nặng, hội chứng này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
Chẳng hạn như dịch trong ổ bụng, nguy cơ tràn dịch màng phổi, suy tim, suy thận, suy giảm chức năng gan,… dẫn đến tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ 1% phụ nữ mắc hội chứng quá kích buồng trứng tiến triển nặng. Phần lớn, hội chứng này chỉ mang tính chất cấp tính và biến mất sau 7 – 10 ngày.
Thuốc kích trứng có thể hỗ trợ trứng chín và rụng nhưng cũng có thể làm bạn mang thai ngoài dạ con. Nguyên nhân là do hormone nội tiết tố tăng lên khiến trứng rụng, thụ tinh nhưng không không trở về tử cung để làm tổ như bình thường. Mà lại phát triển ở ổ bụng, khu vực vòi trứng, cổ tử cung,…
Những vị trí này không thích hợp để thai nhi hình thành và phát triển. Nếu không phát hiện sớm có thể bị vỡ và gây tử vong cho người mẹ.
Tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không? Có thể ảnh hưởng nặng nề. Lượng thuốc rụng trứng dư thừa có thể can thiệp vào quá trình thụ tinh và lớn lên của thai nhi. Từ đó, những dị tật có thể xuất hiện.
Tỷ lệ xảy ra điều này rất thấp. Trường hợp này xảy ra khi chị em chọn cơ sở tiêm thuốc rụng trứng chất lượng kém hoặc không tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ.
Nhưng cũng không vì thế, mẹ nghĩ rằng thuốc rụng trứng gây ảnh hưởng xuất đến thai nhi. Bạn nên tìm hiểu thông tin về thuốc rụng trứng một cách kỹ càng trước khi tiêm nhé.
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu do thuốc rụng trứng mang lại, bạn nên theo dõi sức khỏe một cách sát so, lắng nghe những dấu hiệu của cơ thể dù là nhỏ nhất để có phương án xử lý kịp thời. Uống nhiều nước và bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình thụ thai để thai nhi phát triển tốt hơn.
Mẹ cũng đừng nên lo lắng quá dẫn đến căng thẳng và stress. Hãy giữ cho tinh thần luôn thoải mái và thư giãn nhất có thể. Đừng quên theo dõi chặt chẽ chu kỳ kinh nguyệt để giảm thiểu rủi ro khi tiêm thuốc kích trứng. Chọn lựa phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp chu kỳ kinh nguyệt có thể hạn chế các biến chứng.
Sau khi tiêm thuốc rụng trứng, mẹ cần chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày để tăng tỷ lệ đậu thai.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng nên giữ một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đủ chất mới có thể đậu thai nhanh chóng.
Về chế độ sinh hoạt vợ chồng, bạn cũng vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường ngay cả khi thực hiện các phương pháp tiêm rụng trứng để thực hiện IUI và IVF. Nhưng chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng và tránh vận động mạnh, gây vỡ các nang trứng hoặc tác động đến buồng trứng nhé.
MarryBaby đã trả lời giúp bạn câu hỏi tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không?. Hy vọng, những chia sẻ trên giúp bạn chuẩn bị tâm lý khi quyết định tiêm thuốc kích trứng. Mong rằng, may mắn sẽ mỉm cười với bạn trên hành trình tìm kiếm những thiên thần bé nhỏ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Fertility drugs for women: What to know
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323536
Truy cập ngày 4/1/2022
Fertility Drugs
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/female-infertility/diagnosis-treatment/drc-20354313
Truy cập ngày 4/1/2022
Problems Conceiving? Fertility Drugs May Help
Truy cập ngày 4/1/2022
Fertility Treatments for Females
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/infertility/conditioninfo/treatments/treatments-women
Truy cập ngày 4/1/2022
Treatment
https://www.nhs.uk/conditions/infertility/treatment/
Truy cập ngày 4/1/2022