Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không chỉ sau khi chuyển phôi mà ngay từ khi chuẩn bị quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, mẹ đã cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Đặc biệt, người mẹ sau chuyển phôi càng phải chú ý hơn về chế độ ăn uống để hỗ trợ phôi thai làm tổ và phát triển. Những tuần đầu tiên sau chuyển phôi tương ứng với những tuần đầu tiên trong một thai kỳ bình thường, chính là giai đoạn hình thành nên tất cả các cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi. Chính vì vậy, mẹ đừng nên lơ là việc chuyển phôi xong nên ăn gì.
Khi bắt đầu tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm thì thời gian từ khi khám để chuẩn bị đến khi chuyển phôi phải mất ít nhất 4 tháng đối với phương pháp nuôi trứng non, chuyển phôi trữ, còn các phương pháp khác thì cũng mất khoảng 3 tháng. Trong thời gian này, mẹ sẽ phải uống các loại thuốc hỗ trợ liên tục nên bao tử và đường ruột có thể yếu hơn bình thường. Chính vì vậy, dinh dưỡng là một phần mẹ không thể lơ là để củng cố sức khỏe bản thân. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất quan trọng trong thời gian này sẽ giúp mẹ dễ thụ thai thành công. Chẳng hạn, các chất béo có lợi là đáp án lý tưởng cho câu hỏi chuyển phôi xong nên ăn gì.
Theo một nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị của Hiệp hội châu Âu về Sinh sản và Phôi học, ăn nhiều thức ăn chứa chất béo không bão hoà đơn giúp tăng 3 đến 4 lần cơ hội có con đối với những phụ nữ đang chữa trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Nghiên cứu theo dõi 147 phụ nữ đang chữa trị theo phương pháp IVF tại Trung tâm Sinh sản của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ). Những chất béo dạng này có trong bơ lạt, xà lách trộn và dầu ô liu.
Một nghiên cứu khác cho biết, phụ nữ ăn quá nhiều chất béo bão hòa như bơ động vật, thịt đỏ… sẽ hạn chế tỉ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo hơn. Trưởng nhóm nghiên cứu – Giáo sư Jorge Chavarro cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy chất béo tiêu thụ trong chế độ ăn khác nhau sẽ cho ra những kết quả chữa trị vô sinh khác nhau”.
Thông thường sau khi chuyển phôi về nhà, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ ăn uống bình thường không cần kiêng cữ. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tìm hiểu những loại thực phẩm nên ăn hoặc nên tránh để tăng khả năng thụ thai và đảm bảo thai phát triển ổn định trong những tuần đầu tiên.
Nên ăn uống đủ chất
Trong thời gian này, mẹ nên chú ý lựa chọn thực phẩm tươi, sạch để tránh ngộ độc, đau bụng… Mẹ cũng đừng quên tìm hiểu những lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu để ăn đủ và đúng nhé.
– Theo dân gian, cháo cá chép có tác dụng giữ phôi thai tốt nên mẹ có thể thử ăn cháo cá chép 3 lần/tuần.
– Uống nhiều nước, sữa, các loại nước ép trái cây hoặc trái cây tươi. Nên chọn những loại trái cây có tính mát như cam, chuối, khoai lang… Nên ăn nhiều loại canh rau có màu xanh đậm để kịp thời bổ sung a-xit folic cho thai nhi.
– Sau chuyển phôi từ 1 tuần – 10 ngày, mẹ có thể ăn uống bình thường, nên ăn đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm.
Những thực phẩm cần tránh
– Đầu tiên, mẹ cần bỏ ngay những chất kích thích như rượu, bia, nước có ga, cà phê…
– Không ăn thức ăn cay, nóng dễ gây táo bón. Táo bón là nguyên nhân lớn gây tuột thai trong giai đoạn đầu của thụ tinh nhân tạo nên các mẹ cần chú ý.
– Dân gian còn lưu truyền một số món ăn gây sảy thai mẹ cần tránh trong giai đoạn đầu thai kì như: nước dừa tươi; đu đủ; rau má, rau ngót…
– Không ăn và uống những chất quá chua gây mất máu
– Nếu có thể, mẹ nên kiêng nước đá để không gây viêm họng, ho…
Đối với các mẹ đã trải qua một thời gian dài chữa trị hiếm muộn, giai đoạn chờ đợi sau chuyển phôi sẽ mang đến không ít áp lực. Để gia tăng khả năng thành công, trước hết cần chú đến việc sau chuyển phôi nên ăn gì. Bên cạnh đó, mẹ nên thực hiện những lời khuyên dưới đây:
– Sau khi chuyển phôi, nằm nghỉ từ 4-6 tiếng tại bệnh viện, sau đó về nhà.
– Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không tự tạo áp lực cho bản thân. Mẹ có thể nghỉ ngơi xem phim hoạt hình hoặc đọc sách thư giãn. Tránh những bộ phim tình cảm sướt mướt hoặc hành động dễ gây kích động tâm lý cho mẹ, đặc biệt sự thay đổi lớn của hocmon cũng dễ khiến mẹ vui hoặc buồn quá mức bình thường.
– Tránh đi nhiều và lên xuống cầu thang. Nên hoạt động và làm việc nhẹ nhàng
– Vợ chồng nên tránh quan hệ trong những ngày đầu sau chuyển phôi, cũng không nên kích thích gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.
– Nên đi vệ sinh bằng bồn cầu cao, tránh ngồi bệt và tuyệt đối tránh để bị táo bón.
– Tránh tức giận sẽ gây tình trạng tức ngực, đau tim, tim đập nhanh ảnh hưởng đến phôi, có thể gây hỏng phôi
– Hạn chế thông báo cho người thân, bạn bè để tránh những cuộc đến thăm khiến bạn phải tiếp chuyện nhiều không có thời gian nghỉ ngơi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.