Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 21/02/2024

Lý giải nguyên nhân có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai

Lý giải nguyên nhân có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai
Chúng ta thường tự cho rằng, khi phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì khả năng thụ thai sẽ rất cao. Tuy nhiên, quan niệm này đúng nhưng chưa đầy đủ. Vậy mới khiến nhiều chị em hoang mang tại sao kinh nguyệt đều nhưng khó thụ thai.

Vậy phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều có phải là yếu tố chính để quyết định việc mang thai hay không? Tại sao phụ nữ có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai? Nguyên nhân khó thụ thai ở phụ nữ là gì? Nếu bạn đang bối rối về vấn đề này thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai

Mặc dù, chu kỳ kinh nguyệt của bạn rất đều đặn nhưng một số hoạt động hàng ngày lại là yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai.

1. Quan hệ tình dục quá nhiều hoặc quá ít

Quan hệ tình dục giúp cho các cặp vợ chồng gắn kết tình cảm và tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên, tần suất quan hệ tình dục mới là yếu tố chính khiến bạn không có thai nhưng vẫn có kinh đều hàng tháng. Nếu bạn rơi vào hai trường hợp dưới đây thì hãy điều chỉnh ngay nhé.

1.1 Quan hệ tình dục quá nhiều

Một số người tin rằng, quan hệ tình dục nhiều có thể tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên, điều này có thể không phải lúc nào cũng đúng. Mặc dù quan hệ tình dục nhiều sẽ không làm giảm lượng tinh trùng của nam giới nhưng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như mệt mỏi, chóng mặt, yếu đầu gối và đi tiểu thường xuyên.

Nếu bạn quan hệ tình dục nhiều chỉ để sinh con thì có thể dẫn đến tình trạng BURNOUT (trạng thái mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, đặc biệt là dưới áp lực của cuộc sống gia đình, công việc). Do đó, khi đến thời điểm dễ thụ thai thì người vợ hoặc chồng lại không còn hứng thú với tình dục nên không thể thụ thai được (1).

Nguyên nhân khiến có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai là quan hệ quá nhiều

>> Xem thêm: Tại sao quan hệ nhiều lần vẫn không có thai? Câu trả ít ngờ tới!

1.2 Kinh đều mà thả mãi không có bầu vì quan hệ tình dục quá ít

Ngược lại với vấn đề trên, nếu vợ chồng bạn hạn chế việc quan hệ tình dục để tiết kiệm số lượng tinh trùng; hoặc chỉ quan hệ tình dục trong thời điểm rụng trứng thì cũng khiến khó thụ thai.

Quan niệm đợi ngày rụng trứng mới quan hệ rất sai lầm. Bởi vì không phải lúc nào bạn cũng có thể canh đúng ngày rụng trứng của mình để quan hệ tình dục cùng chồng. Đây chính là lý giải cho nguyên nhân canh trứng mà không có thai.

Ngoài ra, việc không quan hệ tình dục thường xuyên có thể khiến bạn bỏ lỡ những ngày dễ thụ thai thai nhất trong chu kỳ.

>> Xem thêm: Vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai bạn biết chưa?

Tốt nhất để dễ thụ thai, vợ chồng bạn nên quan hệ cách ngày, đều đặn.

2. Căng thẳng cực độ

Tình trạng căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về thể chất lẫn tinh thần và ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Những rối loạn cảm xúc như trầm cảm và lo lắng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng không có thai nhưng vẫn có kinh đều hàng tháng.

Sự căng thẳng có thể gây cản trở hoạt động của vùng não dưới đồi nơi kiểm soát tuyến yên. Đây là tuyến điều hòa tuyến thượng thận, tuyến giáp, buồng trứng và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Bạn nên dành cho bản thân thời gian để nghỉ ngơi và giải tỏa mọi áp lực, căng thẳng nhằm cải thiện cơ hội thụ thai. Để bớt căng thẳng đầu óc, bạn nên dành thời gian để đi du lịch, thư giãn, tham gia các hoạt động ngoài trời,…

>> Xem thêm: Sau khi quan hệ nên và không nên làm gì? Điều bạn cần lưu ý

3. Mặc quần lót quá chật

Phụ nữ thường chọn mặc đồ lót bó sát để có thể khoe hình dáng cơ thể và trở nên quyến rũ hơn. Tuy nhiên, khi bạn mặc quần lót quá chật trong thời gian dài sẽ làm giảm đi sự lưu thông không khí, điều này có thể dẫn đến khó chịu hoặc viêm nhiễm âm đạo. Viêm nhiễm cũng là một nguyên nhân giảm khả năng có thai.

Bạn nên chọn mặc đồ lót vừa vặn với cơ thể với chất liệu cotton để tránh nhiễm trùng âm đạo. Điều này sẽ giúp bạn thấm hút mồ hôi, đồng thời còn giúp vùng kín được thoải mái hơn.

Có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai vì mặc quần lót quá chật

5. Ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể bị căng thẳng, kiệt sức và gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch cũng như nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm cơ quan sinh sản. Điều này có thể gây ra các rối loạn sức khoẻ và giảm khả năng sinh sản đối với cả hai vợ chồng.

Cả hai vợ chồng bạn nên đầu tư vào chất lượng giấc ngủ hơn. Trước khi ngủ, bạn không nên làm việc để tránh bị căng thẳng dẫn đến khó ngủ. Hãy thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước ấm, massage… Nếu bạn bị mất ngủ lâu ngày, hãy sắp xếp thời gian đến bệnh viện để xin sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhé.

6. Thiếu hoặc thừa cân

Lý do khiến cho bạn dù có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai là do bị thiếu cân hoặc thừa cân. Nếu bạn bị thiếu cân sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng hàng tháng.

Hoặc nếu bạn bị thừa cân thì cũng gây ảnh hưởng đến việc thụ thai tự nhiên. Bởi vì, việc duy trì cân nặng phù hợp sẽ dẫn đến vượt quá chỉ số BMI lý tưởng của mỗi người gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản dù mỗi tháng bạn đều rụng trứng (4).

Bạn hãy duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, tập thói quen tập thể dục vừa phải mỗi ngày. Tốt nhất, bạn nên xin sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng khả năng thụ thai nhé.

Có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai vì thiếu hoặc thừa cân

7. Sử dụng nhiều gel bôi trơn khi quan hệ

Nhiều người cho rằng sử dụng chất bôi trơn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, điều này không thực sự đúng vì chất bôi trơn không phải là thuốc diệt tinh trùng và chưa có đủ bằng chứng khoa học đáng tin cậy. Một số sản phẩm bôi trơn có thể chứa các chất ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tinh trùng.

Màn dạo đầu là chất bôi trơn tự nhiên tốt nhất cho quá trình thụ thai. Do đó, vợ chồng bạn nên dành thời gian cho màn dạo đầu để tạo khoái cảm và chất bôi trơn tự nhiên khi quan hệ.

Nếu bạn đang cố gắng thụ thai hay gặp vấn đề hiếm muộn mà vẫn cần chất bôi trơn khi quan hệ, để yên tâm thì tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm theo tư vấn của bác sĩ.

>> Xem thêm: 7 cách quan hệ đúng cách để có thai nhanh nhất các cặp vợ chồng cần biết

8. Người chồng có vấn đề về sức khỏe

Người chồng có vấn đề về sức khỏe tinh trùng nên gây khó thụ thai

Đôi khi, phụ nữ có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai có thể là do người chồng đang có vấn đề về nồng độ tinh trùng thấp và độ vận động của tinh trùng kém (do bất thường về cấu trúc hay vật chất di truyền). Yếu tố này chiếm từ 30 – 40% vấn đề vô sinh ở các cặp vợ chồng (7).

Nếu chồng bạn rơi vào tình trạng này thì cần thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị. Những vấn đề liên quan đến khả năng vận động của tinh trùng thì có thể bổ sung testosterone hoặc Clomid trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện hết các cách trên mà chất lượng tinh trùng chưa được cải thiện; thì bác sĩ có thể tư vấn cho vợ chồng bạn thực hiện các biện pháp thụ tinh nhân tạo.

9. Lối sống thiếu lành mạnh

Hút thuốc có thể làm giảm khả năng thụ thai và là nguyên nhân khiến kinh nguyệt đều nhưng khó thụ thai. Ngoài ra, việc bạn lạm dụng uống rượu, sử dụng ma túy và caffeine cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Với người chồng, những yếu tố này làm giảm số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Còn ở người vợ, lối sống thiếu lành mạnh có thể gây rụng trứng không đều.

Vợ chồng bạn hãy từ bỏ những thói quen thiếu lành mạnh, nhất là vài tháng trước khi dự định thụ thai. Ngoài ra, vợ chồng bạn cũng nên tránh tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo trong chế độ ăn uống và tiếp xúc với hóa chất trong môi trường sống nữa nhé (8).

>> Xem thêm: Những lối sống ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thay đổi ngay nếu không muốn vô sinh!

10. Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến cho bạn dù có kinh hàng tháng nhưng vẫn không có thai (9). Những chất độc trong môi trường đều có hại cho cả hai vợ chồng như tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, khói thuốc lá, biphenylsi polychlorin, nhựa, bao bì thực phẩm, xà phòng, dầu gội và mỹ phẩm,…

Bạn nên:

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ và tự nhiên.
  • Mang đồ bảo hộ và tạo môi trường thông thoáng khi bạn làm việc ở những khu vực có hóa chất.

Nguyên nhân khó thụ thai ở phụ nữ liên quan đến sức khoẻ sinh sản

Ngoài những nguyên nhân khiến bạn có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai ở trên; đôi khi bạn có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe sinh sản ở dưới đây khiến kinh nguyệt đều hàng tháng mà vẫn không có thai:

1. Tắc ống dẫn trứng

Sự tắc nghẽn hoặc tổn thương ống dẫn trứng sẽ gây ngăn cản trứng rụng đến với tử cung và tinh trùng đến gặp trứng. Những tình trạng này có thể phát sinh do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm vùng chậu, phẫu thuật triệt sản hoặc lạc nội mạc tử cung.

>> Xem thêm: Phụ nữ bị tắc 2 vòi trứng có thai tự nhiên được không?

2. Vấn đề về trứng của người vợ

Chất lượng và số lượng trứng của người phụ nữ sẽ suy giảm vào khoảng cuối độ tuổi 30 và đầu 40. Phụ nữ được sinh ra với khoảng 1.000.000 – 2.000.000 quả trứng và số trứng này giảm dần xuống còn khoảng 400.000 khi đến tuổi dậy thì. Sau đó có khoảng 400 quả trưởng thành và phóng thích qua quá trình rụng trứng hàng tháng trong suốt thời gian hoạt động sinh sản. Và đến thời kỳ mãn kinh, bạn chỉ còn lại rất ít trứng.

>> Xem thêm: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu các nguyên nhân lý giải vì sao phụ nữ có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai. Các vấn đề đó có thể liên quan đến lối sống hàng ngày thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, sức khỏe sinh sản của người chồng và vợ,…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Sex and the Single DAX1: Too Little Is Bad, But Can We Have Too Much?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC507499/pdf/980881.pdf
Truy cập ngày 18/01/2024
2. Trying to Get Pregnant? Here’s When to Have Sex.
https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/the-latest/trying-to-get-pregnant-heres-when-to-have-sex
Truy cập ngày 18/01/2024
3. Sleep, Sleep Disturbance and Fertility in Women
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4402098/
Truy cập ngày 18/01/2024
4. The impact of female obesity on the outcome of fertility treatment
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2970793/
Truy cập ngày 18/01/2024
5. The effects of vaginal lubricants on sperm function: an in vitro analysis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3947082/
Truy cập ngày 18/01/2024
6. Effect of Vaginal Lubricants on Natural Fertility
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3427535/
Truy cập ngày 18/01/2024
7. What Causes Male Infertility?
https://web.stanford.edu/class/siw198q/websites/reprotech/New%20Ways%20of%20Making%20Babies/causemal.htm
Truy cập ngày 18/01/2024
8. Many women undergoing fertility treatment make poor lifestyle choices that may affect treatment outcome
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25924654/
Truy cập ngày 18/01/2024
9. Persistent Environmental Pollutants and Couple Fecundity: An Overview
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3943622/
Truy cập ngày 18/01/2024
10. Endometriosis
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/endometriosis
Truy cập ngày 18/01/2024
11. Endometriosis
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/endometriosis
Truy cập ngày 18/01/2024
12. Why Am I Not Getting Pregnant?’ 22 Possible Reasons
https://www.momjunction.com/articles/common-reasons-and-causes-for-not-getting-pregnant_00177/#what-are-the-most-common-reasons-for-not-getting-pregnant
Truy cập ngày 18/01/2024

x