Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 19/04/2023

Tất tần tật về đông lạnh trứng: Tiết lộ rủi ro ít ai nói cho bạn biết!

Tất tần tật về đông lạnh trứng: Tiết lộ rủi ro ít ai nói cho bạn biết!
Đông lạnh trứng là một trong những kỹ thuật dành cho phụ nữ trẻ chưa muốn lập gia đình hoặc bị bệnh như ung thư nhưng vẫn muốn mang thai.

Vậy quy trình thực hiện đông lạnh trứng ra sao? Liệu có rủi ro gì về sức khỏe không? Khả năng phục hồi như thế nào? Bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Đông lạnh trứng là gì?

Đông lạnh trứng là một kỹ thuật bảo quản trứng khi phụ nữ vì một lý do nào đó chưa thể thụ thai ở thời điểm hiện tại. Với phương pháp này, bạn có hy vọng duy trì được chất lượng trứng để có khả năng mang thai sau này.

Không giống như đông lạnh trứng đã thụ tinh (trữ lạnh phôi – embryo cryopreservation), đông lạnh trứng không cần tinh trùng vì trứng không được thụ tinh trước khi đông lạnh. Tuy nhiên, cũng giống như với phương pháp đông lạnh phôi, bạn sẽ cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản để kích trứng rụng trứng nhằm tạo ra nhiều trứng để lấy ra.

Những ai có thể đông lạnh trứng?

1. Tình trạng sức khỏe hiện tại không tốt

Nếu bạn gặp tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, việc đông lạnh trứng sẽ hữu ích. Những bệnh này có thể bao gồm như thiếu máu hồng cầu hình liềm, các bệnh tự miễn dịch như lupus.

Ngoài ra, phương pháp đông lạnh trứng cũng phù hợp cho người chuyển giới muốn dự trữ trứng.

2. Phương thức điều trị bệnh gây hại đến khả năng mang thai

Trong trường hợp bạn đang điều trị ung thư hoặc một căn bệnh khác có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai, bạn cũng nên tham khảo bác sĩ để thực hiện đông lạnh trứng nếu vẫn muốn mang thai sau này.

Bởi một số phương pháp điều trị y tế chẳng hạn như xạ trị hoặc hóa trị có thể gây hại cho khả năng sinh sản của bạn.

3. Bạn đang thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF)

Khi tiến hành quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, một số người thích đông lạnh trứng hơn là đông lạnh phôi vì lý do tôn giáo hoặc nhân đạo.

4. Mong muốn bảo quản trứng còn non

Một số phụ nữ khi càng lớn tuổi nhưng vẫn chưa có ý định lập gia đình mà vẫn muốn có con trong tương lai có thể được bác sĩ khuyên đông lạnh trứng nếu trứng ở thời điểm hiện tại vẫn còn đủ số lượng. Bởi lẽ, khi phụ nữ càng lớn tuổi, chất lượng và số lượng trứng sẽ càng suy giảm.

Khi bạn lập gia đình và sẵn sàng mang thai, bác sĩ có thể lấy tinh trùng của người chồng để thụ tinh với trứng đông lạnh qua phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi sẽ được cấy trở lại cơ thể bạn nếu tử cung vẫn có thể mang thai được.

5. Nhu cầu thụ thai với tinh trùng mong muốn

Bạn có thể sử dụng trứng đông lạnh của mình để thụ thai với tinh trùng của bạn đời hoặc người hiến tặng tinh trùng.

Phôi cũng có thể được cấy vào tử cung của người khác để mang thai hộ trong trường hợp vì lý do sức khỏe bạn không thể mang thai (nhưng bạn cần đảm bảo hiểu đúng Luật mang thai hộ của Việt Nam).

những ai có thể đông lạnh trứng

>>Xem thêm: Chi phí thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân là bao nhiêu?

Rủi ro khi thực hiện đông lạnh trứng

Đông lạnh trứng mang nhiều rủi ro khác nhau, bao gồm:

1. Gặp phải một số tình trạng do dùng thuốc sinh sản

Việc sử dụng các loại thuốc sinh sản dạng tiêm, (như hormone kích thích nang trứng tổng hợp hoặc hormone tạo hoàng thể để gây rụng trứng) có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng (buồng trứng phát triển lớn, sưng đau,…). Tuy nhiên, trường hợp này là hiếm gặp.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Thậm chí, hiếm hơn là khả năng phát triển một dạng hội chứng nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng.

2. Biến chứng thủ thuật lấy trứng

Việc sử dụng kim hút để lấy trứng có thể gây chảy máu, nhiễm trùng hoặc tổn thương ruột, bàng quang hoặc mạch máu. Tuy nhiên, trường hợp này cũng là hiếm.

3. Tổn thương về mặt cảm xúc

Đông lạnh trứng có thể mang lại hy vọng mang thai trong tương lai, nhưng không có gì đảm bảo thành công.

4. Nguy cơ bị sảy thai

Nếu bạn sử dụng trứng đông lạnh của mình để sinh con, nguy cơ sảy thai sẽ chủ yếu dựa trên độ tuổi của bạn vào thời điểm trứng đông lạnh. Phụ nữ lớn tuổi có tỷ lệ sảy thai cao hơn, chủ yếu là do trứng già hơn.

5. Nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh

Nghiên cứu cho đến nay không cho thấy sự gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh đối với trẻ sinh ra do đông lạnh trứng. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn về sự an toàn của việc đông lạnh trứng.

>>Xem thêm: Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? 7 bệnh lý chị em nên “cảnh giác”!

Chuẩn bị gì trước khi đông lạnh trứng?

chuẩn bị gì trước khi đông lạnh trứng

Nếu bạn đang cân nhắc việc đông lạnh trứng, hãy tìm một bệnh viện hoặc phòng khám hỗ trợ sinh sản uy tín và bác sĩ nội tiết sinh sản có chuyên môn cao.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng tỷ lệ thành công của phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi của bạn nữa.

Nếu bạn lo lắng về chi phí đông lạnh trứng và chi phí lưu trữ trứng đông lạnh hàng năm, bạn hãy hỏi kỹ thông tin này ở phòng khám hay bệnh viện bạn đăng ký thực hiện.

Trước khi bắt đầu quy trình đông lạnh trứng, bạn có thể sẽ thực hiện một số xét nghiệm máu sàng lọc, bao gồm:

1. Xét nghiệm dự trữ buồng trứng

Để xác định số lượng và chất lượng trứng của bạn, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ một số hormone trong máu của bạn vào ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả có thể giúp dự đoán buồng trứng của bạn sẽ phản ứng như thế nào với thuốc hỗ trợ sinh sản.

2. Xét nghiệm máu

Một xét nghiệm máu khác và siêu âm buồng trứng có thể được sử dụng để có được bức tranh đầy đủ hơn về chức năng buồng trứng.

3. Sàng lọc bệnh truyền nhiễm

Sàng lọc bệnh truyền nhiễm. Bạn sẽ được kiểm tra một số bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như HIV và viêm gan B và C.

>>Xem thêm: Xét nghiệm gen di truyền trước khi mang thai, cặp đôi nào cũng cần nên làm

Quy trình đông lạnh trứng

quy trình đông lạnh trứng: Dùng thuốc kích trứng

Đông lạnh trứng có 3 bước cơ bản như: Kích thích buồng trứng, lấy trứng và đông lạnh.

1. Kích thích buồng trứng

Bạn sẽ được yêu cầu dùng hormone tổng hợp để kích thích buồng trứng sản xuất nhiều trứng. Các loại thuốc có thể cần thiết bao gồm:

  • Thuốc kích thích buồng trứng: Bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Thuốc ngăn rụng trứng sớm: Bác sĩ có thể kê toa thuốc chủ vận hormone giải phóng gonadotropin dạng tiêm như leuproline acetate (Lupron Depot) hoặc thuốc đối kháng hormone giải phóng gonadotropin như cetrorelix (Cetrotide). Bạn cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi bạn. Bạn sẽ được xét nghiệm máu để đánh giá phản ứng của mình với thuốc kích thích buồng trứng. Nồng độ estrogen thường tăng lên khi nang trứng phát triển và nồng độ progesterone ở mức thấp cho đến sau khi rụng trứng.

Các lần khám tiếp theo cũng sẽ bao gồm siêu âm âm đạo để theo dõi sự phát triển của các nang trứng.

Thường là sau 10 -14 ngày, các nang trứng sẽ sẵn sàng để lấy trứng. Ngoài ra, việc tiêm gonadotropin màng đệm ở người (Pregnyl, Ovidrel) hoặc một loại thuốc khác có thể giúp trứng trưởng thành.

>>Xem thêm: Thuốc kích rụng trứng có giúp mang thai không? Những điều cần lưu ý!

2. Lấy trứng

Việc lấy trứng sẽ được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám. Một phương pháp phổ biến là chọc hút siêu âm qua âm đạo, trong đó một đầu dò siêu âm được đưa vào âm đạo của bạn để xác định các nang trứng.

Sau đó, một cây kim được dẫn qua âm đạo và vào một nang trứng. Một thiết bị hút kết nối với kim được sử dụng để lấy trứng ra khỏi nang trứng. Các nghiên cứu cho thấy càng lấy được nhiều trứng (lên đến 15 trứng mỗi chu kỳ), thì cơ hội sinh con càng cao.

Sau khi lấy trứng, bạn có thể bị đau bụng. Cảm giác đau tức có thể tiếp tục trong nhiều tuần vì buồng trứng của bạn vẫn đang bị kích thích.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiêm kích trứng là gì? Lợi ích của quy trình thực hiện như thế nào?

3. Đông lạnh trứng

đông lạnh trứng

Ngay sau khi trứng được lấy ra, chúng sẽ được làm lạnh xuống nhiệt độ âm để bảo quản cho mục đích sử dụng trong tương lai.

Quá trình được sử dụng phổ biến nhất để đông lạnh trứng được gọi là thủy tinh hóa. Nồng độ cao của các chất giúp ngăn chặn các tinh thể băng hình thành trong quá trình đóng băng (chất bảo vệ lạnh) được sử dụng cùng với quá trình làm lạnh nhanh.

>>Xem thêm: Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai? 14 thực phẩm lành mạnh bạn phải dùng ngay

Phục hồi sau quá trình đông lạnh trứng

Thông thường, bạn có thể sinh hoạt bình thường trở lại trong vòng một tuần sau khi lấy trứng. Bạn nhớ tránh quan hệ tình dục không an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Đặc biệt, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ sớm nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó tiểu
  • Đau bụng nặng
  • Sốt cao hơn 101,5°F (38,5°C)
  • Tăng cân hơn 2 pound (0,9kg) trong 24 giờ
  • Chảy máu âm đạo nhiều (đầy hơn hai băng vệ sinh mỗi giờ)

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về kỹ thuật đông lạnh trứng. Hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho các băn khoăn liên quan đến thủ thuật này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Egg freezing

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/egg-freezing/about/

Truy cập ngày 7/2/2023

2. Egg freezing

https://www.hfea.gov.uk/treatments/fertility-preservation/egg-freezing/

Truy cập ngày 7/2/2023

3. Fertility treatment

https://www.varta.org.au/fertility-treatment/fertility-treatment-explained

Truy cập ngày 7/2/2023

4. Your personal guide to natural & assisted reproduction

https://fertilitypedia.org/

Truy cập ngày 7/2/2023

5. Infertility in Sub-Saharan Africa: A Woman’s Issue for How Long? A Qualitative Review of Literature

https://www.scirp.org/reference/referencespapers.aspx?referenceid=1854010

Truy cập ngày 7/2/2023

x