Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai? Câu hỏi này được rất nhiều chị em tìm kiếm trong thời gian qua. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!
Trước khi tìm hiểu, niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai. Chúng ta cùng tìm hiểu về niêm mạc tử cung nhé.
Lớp niêm mạc hay còn gọi là nội mạc tử cung là lớp phủ toàn bộ mặt trong của tử cung. Lớp nội mạc tử cung gồm 2 lớp:
Hàng tháng, dưới tác dụng của hormone sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên, “lót ổ” cho trứng thụ tinh làm tổ. Nếu sự thụ tinh không diễn ra, niêm mạc tử cung bong ra và gây chảy máu còn gọi là hành kinh. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung mỏng nhất. Nếu trứng thụ tinh về làm tổ, nội mạc tử cung tiếp tục dày lên, cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển.
Thời điểm này được tính từ thời điểm sau khi quá trình hành kinh kết thúc. Khi ấy, lớp nội mạc tử cung bị bong tróc chỉ còn ít tế bào biểu mô và mô đệm. Với tác động của hormone estrogen, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên, hồi phục lại, tế bào tăng sinh và biểu mô hóa lại. Cuối giai đoạn này, lớp nội mạc tử cung dày 3-4mm.
Giai đoạn này cách ngày có kinh nguyệt khoảng 14 ngày. Hormone estrogen và progesterone cùng hoạt động làm niêm mạc tử cung dày lên và tiết chất nhầy. Niêm mạc tử cung dày lên khoảng 8-12mm.
>>Xem thêm: Thời gian rụng trứng là khi nào? Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất
Giai đoạn này được xác định trước khi có kinh. Lượng máu cung cấp cho niêm mạc tử cung làm giảm hoạt động của hormone estrogen giảm và progesterone tăng. Lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc được đẩy ra ngoài cùng với máu và chất nhầy. Giai đoạn này, lớp niêm mạc dày khoảng 12-16mm.
Lớp niêm mạc tử cung sẽ dày mỏng theo từng thời điểm khác nhau. Điều này cũng liên quan đến vấn đề niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai được giải đáp trong phần dưới đây.
Kích thước dày mỏng của niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Vậy niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Do thiếu estrogen; tổn thương nội mạc tử cung hay dính lòng tử cung gây nên tử cung mỏng. Nội mạc tử cung mỏng quá làm phôi thai không bám được vào lòng tử cung và dẫn đến sảy thai.
>> Xem thêm: Khó thụ thai do niêm mạc tử cung mỏng
Phụ nữ có lớp niêm mạc tử cung dày 20mm trở lên sẽ gây bất lợi cho việc thụ thai. Bởi vì hàm lượng estrogen cao quá mức; đây cũng là hậu quả của một số bệnh lý dẫn đến khó có thai. Vì niêm mạc dày sẽ gây hiện tượng vô kinh hoặc rong kinh; đa nang buồng trứng; rối loạn phóng noãn…
Nếu chấm dứt hành kinh trong tháng và lớp nội mạc tử cung nằm trong khoảng 8-14mm; kể cả sau ngày hành kinh thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ đã thụ thai.
Độ dày của lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi. Để trả lời cho câu hỏi niêm mạc tử cung dày 14mm có thai không thì thông thường, nội mạc tử cung có độ dày trong khoảng 8 – 10 mm được coi là kích thước lý tưởng nhất cho sự thụ thai ở phụ nữ.
Khi đó, trứng thụ tinh có thể làm tổ và phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Nếu sau khi kết thúc chu kỳ hành kinh, lớp niêm mạc tử cung có độ dày trong khoảng 8 – 14mm thì đây được xem là dấu hiệu đáng mừng cho thấy phụ nữ có khả năng thụ thai thành công.
Niêm mạc tử cung được đo ở ngày 12 của chu kỳ trước khi chuyển qua pha hoàng thể trong khoảng 7 – 14mm cho thấy tỷ lệ thụ thai là không đổi và lớn nhất, ngoài khoảng đó ra thì tỷ lệ sẽ giảm dần.
Nếu kinh nguyệt đến chậm kết hợp với niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8-16mm thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã thụ thai. Thế nên khi niêm mạc tử cung dày khoảng 13mm thử que 2 vạch thì khả năng bạn đã mang thai và độ dày niêm mạc tử cung như thế này phù hợp để cho thai phát triển.
Một số trường hợp tuy đã thụ thai nhưng niêm mạc tử cung lại quá mỏng dưới 8mm, thì khả năng trứng đã thụ tinh di chuyển từ vòi trứng (là nơi diễn ra quá trình thụ tinh) về buồng tử cung rất khó có thể bám vào lớp niêm mạc này. Dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai chết lưu…
Để hiểu rõ hơn niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai, bạn cần biết niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường để duy trì niêm mạc tử cung khỏe mạnh, tránh tình trạng niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng.
Niêm mạc tử cung mỏng có thể do: Thiếu hụt estrogen; nội mạc tử cung tổn thương do nạo phá thai trước đó; hoặc do thiếu máu.
Phụ nữ béo phì, phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc sử dụng thuốc chứa estrogen liên tục không kèm progesterone dễ mắc phải tình trạng tăng sinh niêm mạc tử cung.
Người có niêm mạc tử cung dày thường được điều trị bằng hormone để tái thiết lập sự cân bằng estrogen; progesterone trong cơ thể. Nhờ đó gia tăng khả năng thụ thai của phụ nữ.
Hy vọng, bài viết “niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai” sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức cho các bạn. Nếu có thắc mắc gì thì các bạn có thể viết dưới phần bình luận để MarryBaby có thể chia sẻ cùng bạn nhé. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều khiến thức về chuẩn bị mang thai; mang thai; nuôi con và gia đình trên trang MarryBaby. Chúc các chị em phụ nữ khỏe mạnh và luôn hạnh phúc nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Endometrial Ablation for Heavy Menstrual Bleeding
https://www.fda.gov/medical-devices/surgery-devices/endometrial-ablation-heavy-menstrual-bleeding
Truy cập ngày 20/12/2021
2. FDA Approves Immunotherapy for Endometrial Cancer with Specific Biomarker
Truy cập ngày 20/12/2021
3. Endometrial Cancer
https://www.breastcancer.org/treatment/side_effects/endo_cancer
Truy cập ngày 20/12/2021
4. Endometriosis
https://www.breastcancer.org/treatment/side_effects/endometriosis
Truy cập ngày 20/12/2021
5. Soy and Hormone Related Cancers
https://community.eatrightpro.org/on/erfc/healthy-nutrition-now/foods/soy-hormone-related-cancers
Truy cập ngày 20/12/2021