Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 20/04/2023

Thai IVF có sinh thường được không? Cách tính ngày dự sinh và khả năng sinh mổ cho chị em

Thai IVF có sinh thường được không? Cách tính ngày dự sinh và khả năng sinh mổ cho chị em
Việc lựa chọn sinh thường hay sinh mổ là một vấn đề nan giải của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là mẹ mang thai IVF. Vậy thai IVF có sinh thường được không? Trường hợp nào cần sinh mổ?

Không chần chờ nữa, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để biết cách tính ngày dự sinh và thai IVF có sinh thường được không nhé!

Thai IVF là gì?/

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản bao gồm một loạt các quy trình phức tạp, giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có con. IVF là một trong những phương pháp điều trị sinh sản tốt nhất vì nó mang lại tỷ lệ thành công cao nhất so với bất kỳ phương thức hỗ trợ sinh sản nào khác.

Vậy mang thai IVF khác thai tự nhiên như thế nào?

1. Mang thai tự nhiên

1.1 Cách thực hiện

Là khi một cặp vợ chồng quan hệ tình dục và người đàn ông xuất tinh vào âm đạo của người phụ nữ. Khi đó, tinh trùng có thể dễ dàng đến vòi trứng và thụ tinh cho trứng gọi là phôi. Phôi thai sẽ được di chuyển đến tử cung và sẽ bám vào niêm mạc tử cung.

1.2 Nhận thức của người mẹ

Sự khác biệt chính giữa mang thai tự nhiên và mang thai IVF là nhận thức. Phụ nữ thụ thai tự nhiên có thể không biết mình có thai cho đến tháng thứ 1 hoặc tháng thứ 2 của thai kỳ.

1.3 Thực phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ

Phụ nữ thụ thai tự nhiên sẽ bổ sung vitamin và các chất bổ sung cần thiết sau khi biết tin mang thai.

2. Mang thai IVF

mang thai IVF khác mang thai tự nhiên như thế nào

2.1 Cách thực hiện

Các cặp vợ chồng đã cố gắng mang thai tự nhiên nhiều lần và lần nào cũng thất bại thì sẽ tham khảo thực hiện quy trình IVF. Một quy trình thụ tinh ống nghiệm chủ yếu bao gồm 6 bước như:

  • Kích thích buồng trứng
  • Lấy trứng và tinh trùng
  • Thụ tinh trứng với tinh trùng
  • Ủ phôi trong 5 ngày
  • Cấy phôi vào tử cung
  • Thử thai để xem kết quả

2.2 Nhận thức của người mẹ

Về mặt nhận thức, phụ nữ thụ tinh ống nghiệm chỉ biết mình có mang thai không sau khi phôi được chuyển vào tử cung.

2.3 Thực phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ

Còn phụ nữ mang thai IVF sẽ tiêm progesterone và các chất bổ sung khác ngay cả trước khi họ biết chắc chắn mình đã mang thai.

Mang thai IVF khi nào sinh?

1. Cách tính ngày dự sinh thai IVF

Sau khi đã biết thai IVF khác thai tự nhiên như thế nào, mẹ có thể tò mò cách tính ngày dự sinh thai IVF.

Theo đó, cách tính ngày dự sinh thai IVF dựa trên loại IVF sẽ như công thức sau:

  • Chu kỳ phôi tươi của người hiến

Ngày lấy trứng + 266 ngày (hoặc 38 tuần)

  • Chuyển phôi đông lạnh trong 3 ngày

Ngày chuyển + 266 ngày (hoặc 38 tuần) – 3 ngày (chuyển phôi)

Bạn lưu ý, đôi khi tuổi phôi là hơn 3 ngày, vì vậy điều quan trọng là phải trừ đi tuổi chính xác của phôi.

  • Chuyển phôi đông lạnh trong 5 ngày

Ngày chuyển giao + 266 ngày (hoặc 38 tuần) – 5 ngày (chuyển phôi)

Nếu tuổi phôi nang hơn 5 ngày, bạn cần trừ đi tuổi chính xác của chúng.

  • IVF với trứng của chính mình (có hoặc không bơm tinh trùng trực tiếp vào trứng)

Ngày lấy trứng + 266 ngày (hoặc 38 tuần)

  • IVF với chu kỳ trứng tươi của người hiến tặng (có hoặc không bơm tinh trùng trực tiếp vào trứng)

Ngày lấy trứng + 266 ngày (hoặc 38 tuần)

Hơn nữa, bạn cũng nhớ rằng, cách tính ngày dự sinh có thể khác nhau bất kể bạn thụ thai tự nhiên hay thông qua IVF. Ngay cả với các phép đo IVF và siêu âm, không có ngày dự sinh nào là chắc chắn 100%. Đây chỉ là một cách để bạn biết thời gian bạn có khả năng chuyển dạ.

>>Xem thêm: Sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi? Giải mã toàn bộ thắc mắc về chọc hút trứng trong IVF

mang thai IVF khi nào sinh?

2. Thai IVF thường sinh ở tuần bao nhiêu?

Thai IVF bao nhiêu tuần thì sinh cũng là điều nhiều mẹ bầu trăn trở. Biết được điều này, bạn sẽ vô cùng bất ngờ và phần nào có câu trả lời cho câu hỏi thai IVF có sinh thường được không.

Vậy thai IVF thường sinh ở tuần bao nhiêu? Mẹ mang thai IVF sẽ sinh em bé khoảng trước tuần thứ 37 trong một chu kỳ kéo dài 40 tuần. Đây được xem là sinh non.

Thai 37 tuần là lúc não và phổi của trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng trong vài tuần cuối của thai kỳ. Sinh non có thể gây ra các vấn đề về tim, hô hấp, nhận thức, thính giác và thị giác vì trẻ có ít thời gian để phát triển trong bụng mẹ. Tóm lại, mẹ có thể sinh non khi mang thai IVF. Vậy thai IVF có sinh thường được không?

Thai IVF có sinh thường được không?

Phụ nữ mang thai bằng IVF cũng có thể sinh con bình thường mà không cần mổ lấy thai, điều quan trọng là bạn có thể chọn một bác sĩ có kinh nghiệm để tăng tỷ lệ thành công nhé.

Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bạn nên sinh mổ trong các trường hợp sau:

1. Chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài xảy ra khi mẹ bầu chuyển dạ hơn 20 giờ. Khi cơn chuyển dạ kéo dài, phương án sinh mổ có thể khuyến khích để tránh các vấn đề phức tạp cả khi mang thai tự nhiên và mang thai IVF. Trong trường hợp này, thai IVF có sinh thường được không? Không mẹ nhé.

2. Sinh mổ nhiều lần

Thai IVF có sinh thường được không, đặc biệt với mẹ đã từng sinh mổ? Những phụ nữ đã từng sinh mổ trước đây có thể sinh con bình thường bằng IVF. Bạn nên cho bác sĩ biết về tiền sử sinh nở để bác sĩ quyết định sinh thường hay sinh mổ cho bạn.

Tuy nhiên, hiện nay nếu mẹ có tiền sử sinh mổ kèm theo thai IVF thì lần mang thai này mẹ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn nhé.

3. Bé không nhận đủ oxy

Nếu em bé trong bụng mẹ không thể nhận đủ oxy, trường hợp này thai IVF có sinh thường được không? Câu trả lời là không

4. Tình trạng sức khỏe của mẹ

Trong trường hợp mẹ bầu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các vấn đề về tim, thai IVF có sinh thường được không? Không mẹ nhé, để đảm bảo an toàn mẹ phải sinh mổ.

Ngoài ra, phụ nữ bị nhiễm HIV hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác cũng nên sinh mổ.

5. Vị trí bất thường của em bé

Để một phụ nữ sinh thường thành công, em bé phải ở vị trí đầu quay quanh ống sinh của người phụ nữ. Vậy nếu em bé lật và đặt mông hoặc bàn chân vào ống sinh, thai IVF có sinh thường được không? Trường hợp này mẹ nên sinh mổ để an toàn nhé.

6. Thai IVF có sinh thường được không? Không nếu bé bị nghi dị tật

Trong trường hợp này, tùy thuộc vào di tật ở thai là gì bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp sinh phù hợp.

Như vậy, thai IVF có sinh thường được không, câu trả lời là được bạn nhé. Việc sinh nở khi mang thai IVF không khác gì mang thai tự nhiên. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn trọng với khả năng sinh mổ để chuẩn bị tâm lý, lựa chọn bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và bệnh viện uy tín nhé.

Thai IVF có sinh thường được không?

Cách chăm sóc thai sau IVF

Bên cạnh thắc mắc về thai IVF có sinh thường được không, mẹ bầu cũng tò mò cách chăm sóc thai sau IVF. Dưới đây là 6 cách chăm sóc thai sau IVF thành công:

1. Duy trì những thói quen bình thường

Mẹ mang thai sau IVF không cần nghỉ ngơi tại giường. Bạn vẫn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày trừ việc nâng vật nặng hơn 10 kg hoặc đến quá gần nguồn nhiệt trực tiếp như bếp gas hoặc bức xạ từ lò vi sóng.

2. Uống thuốc đúng giờ

Mang thai IVF có sinh thường được không đã rõ, mẹ mang thai vẫn cần được hỗ trợ trong 3 tháng đầu và bạn có thể cần thêm thuốc và bổ sung progesterone. Điều này cũng có thể làm tăng các triệu chứng chóng mặt và nôn mửa. Bạn phải đảm bảo rằng bạn uống tất cả các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ vào đúng thời điểm.

3. Tập thể dục

Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga giúp giảm trầm cảm và lo lắng, điều này rất tốt trong thai kỳ. Ngược lại, nằm trên giường có thể gây ra chứng trầm cảm và rối loạn lo âu. Ngoài ra, phụ nữ cũng có xu hướng tăng cân khi mang thai và sau khi sinh.

4. Tránh xa căng thẳng

Thai IVF có sinh thường được không cũng đã nắm rồi. Điều quan trọng lúc này là mẹ nên tránh xa căng thẳng. Để thực hiện điều này hiệu quả, mẹ có thể tập các bài tập chánh niệm, hít thở và yoga để giữ cho tâm trí bình an, tích cực.

5. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng

Trong hầu hết các trường hợp mang thai IVF, ba tháng đầu tiên có thể bị buồn nôn cấp tính khiến bạn khó ăn. Lúc này, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của mình trong ngày nhé.

Sau khi tam cá nguyệt đầu tiên kết thúc, mẹ có thể ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn ngoài và ăn đồ tái, chưa chín.

6. Tránh uống rượu, caffein, hút thuốc

Giảm lượng caffeine xuống tối đa hai cốc mỗi ngày và ngừng hút thuốc và uống rượu hoàn toàn. Bởi những thứ này có thể rất có hại cho em bé vì chúng có thể gây ra sự chậm phát triển ở em bé, thậm chí sảy thai.

Nếu mẹ thấy hiện tượng chảy máu khi phôi làm tổ vào khoảng 6-8 tuần. Tình trạng chảy máu có thể nghiêm trọng nếu đi kèm với chuột rút. Trong những trường hợp như vậy, bạn phải ngay lập tức tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và tiến hành siêu âm. Tương tự, nếu việc đi tiểu có cảm giác đau hoặc rát có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng cần được kiểm tra, bạn hãy ngay lập tức đi khám để xử lý kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Ovarian stimulation and low birth weight in newborns conceived through in vitro fertilization

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21934450/

Truy cập ngày 18/12/2022

2. Obstetric and Perinatal Outcomes of Dichorionic Twin Pregnancies According to Methods of Conception: Spontaneous Versus In-Vitro Fertilization

https://www.cambridge.org/core/journals/twin-research-and-human-genetics/article/obstetric-and-perinatal-outcomes-of-dichorionic-twin-pregnancies-according-to-methods-of-conception-spontaneous-versus-invitro-fertilization/A6DB0B2DC5E1D6F7B9DFED1851DA37A5

Truy cập ngày 18/12/2022

3. In Vitro fertilization and adverse obstetric and perinatal outcomes

https://doi.org/10.1053/j.semperi.2017.07.001

Truy cập ngày 18/12/2022

4. A Review of Mechanisms of Implantation

https://www.ksdb.org/archive/view_article?pid=dr-21-4-351

Truy cập ngày 18/12/2022

5. Pregnancy Outcomes After Assisted Human Reproduction

https://doi.org/10.1016/S1701-2163(15)30685-X

Truy cập ngày 18/12/2022

x