Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy tình trạng trứng lép là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Trong mỗi buồng trứng đều có chứa rất nhiều nang trứng tồn tại ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Hàng tháng, sẽ có khoảng 20 nang noãn được chiêu mộ vào trong chu kỳ buồng trứng, dưới ảnh hưởng của nội tiết sinh sản có một nang noãn được chọn lọc và phát triển vượt trội trở thành nang trứng trội, các nang còn lại sẽ bị tiêu biến đi. Nang trứng trội này khi có đỉnh của hormone LH tác động sẽ vỡ ra giải phóng tế bào trứng vào ngày rụng trứng để gặp tinh trùng tiếp tục quá trình thụ tinh. Vậy hiện tượng trứng lép là gì?
Trứng lép là một thuật ngữ không có trong y khoa. Từ ngữ này dùng để chỉ những phụ nữ có buồng trứng đa nang nhưng lại không phát triển thành nang trứng trội được. Những nang trứng này có đường kính nhỏ khoảng 2-9mm chỉ nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm.
Nang trứng bị lép không phát triển thành nang trứng trội, không vỡ ra và giải phóng trứng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Do đó, dù bạn quan hệ không sử các biện pháp tránh thai thường xuyên nhưng tinh trùng không thể gặp trứng được thì cũng khó có khả năng thụ thai xảy ra.
>> Bạn có thể xem thêm: Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Thông thường, để nhận biết các biểu hiện của chất lượng trứng kém thì cần phải đi siêu âm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết qua các dấu hiệu dưới đây:
Nếu bạn đang mong tin vui, có thể sử dụng thêm công cụ tính ngày rụng trứng của MarryBaby. Công cụ này sẽ giúp bạn dự đoán được “ngày vàng” để thụ thai dễ dàng hơn.
Nguyên nhân khiến trứng lép là gì bạn biết chưa? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trứng lép. Nếu bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì sẽ đưa ra cách điều trị trứng lép hợp lý nhất. Dưới đây là các nguyên nhân bạn có thể mắc phải:
>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai theo chia sẻ từ bác sĩ
Nếu bạn đã hiểu tình trạng trứng lép là gì và nghi ngờ bản thân rơi vào tình trạng này thì bạn nên đi khám phụ khoa. Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ và chẩn đoán nguyên nhân thông qua các phương pháp sau:
Sau khi bác sĩ đã chẩn đoán nguyên nhân khiến trứng lép là gì sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp với bạn. Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp kích thích nang noãn để thúc đẩy quá trình trứng rụng diễn ra. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn vợ chồng bạn nên quan hệ vào thời gian nào.
Nếu bạn bị trứng lép thì cơ hội thụ thai thành công rất khó xảy ra. Vì nang trứng không phát triển để giải phóng tế bào trứng và tiếp tục diễn ra quá trình thụ tinh khi tinh trùng gặp trứng. Nếu trứng lép và nhỏ được thụ tinh thì có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cao do có bất thường về nhiễm sắc thể.
Kích thước nang trứng trội có thể thụ thai được trung bình khoảng 18–20mm. Do đó, nếu bạn muốn thụ thai thì phải cải thiện được chất lượng trứng giúp nang trứng có thể phát triển tốt hơn.
>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng 17mm có thụ thai được không? Chuyện không đáng lo như bạn nghĩ đâu!
Để hỗ trợ điều trị bệnh, chắc hẳn bạn sẽ rất thắc mắc phụ nữ bị trứng lép nên ăn gì, uống gì và làm gì phải không? Dưới đây là những điều giúp hỗ trợ cho việc điều bệnh thêm hiệu quả.
Như vậy, bạn vừa tìm hiểu rất chi tiết về tình trạng phụ nữ bị trứng lép là gì. Đây là tình trạng phụ nữ có buồng trứng đa nang khiến các nang trứng không thể phát triển thành nang trội để rụng và giải phóng tế bào trứng được. Nếu không may nhận thấy có các biểu hiện của chất lượng trứng kém phát triển thì bạn nên sắp xếp đi khám phụ khoa ngay nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Antral Follicle Counts, Resting Follicles and Ovarian Reserve
https://advancedfertility.com/infertility-testing/antral-follicle-counts/
Truy cập ngày 28/03/2024
2. Antral follicle count
https://radiopaedia.org/articles/antral-follicle-count
Truy cập ngày 28/03/2024
3. Polycystic Ovary Syndrome (PCOS)
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/polycystic-ovary-syndrome-pcos
Truy cập ngày 28/03/2024
4. Polycystic ovary syndrome (PCOS)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pcos/symptoms-causes/syc-20353439
Truy cập ngày 28/03/2024
5. Trứng lép ở phụ nữ: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
https://cpcs.vn/trung-lep-o-phu-nu-dau-hieu-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-d43002.html
Truy cập ngày 28/03/2024
6. Minimum Egg Size to Get Pregnant
https://pfrcivf.com/blog/minimum-egg-size-to-get-pregnant/
Truy cập ngày 28/03/2024