Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngô Mỹ Ngọc
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 23/03/2023

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và mẹo đậu thai ngay lần đầu thụ tinh

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và mẹo đậu thai ngay lần đầu thụ tinh
Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi rất quan trọng. Sau khi phôi được chuyển vào tử cung người mẹ, nếu nội mạc tử cung đủ dày đạt chỉ tiêu, phôi sẽ nhanh chóng bám chắc và phát triển thành thai nhi.

Bởi vì đây là giai đoạn quyết định phôi có làm tổ được hay không nên nhiều mẹ lo lắng. Không chỉ chú ý đến việc ăn uống mà cần phải quan tâm đến tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi; tránh những vận động mạnh làm ảnh hưởng đến khả năng đậu thai.

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giúp tăng tỷ lệ đậu thai

Chuyển phôi là kỹ thuật sử dụng khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Từ lúc chuyển phôi đến khi phôi được an toàn và phát triển bình thường được chia thành 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ ứng với thời gian phát triển cụ thể của thai nhi.

Do đó, mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây về tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi để tăng tỷ lệ đậu thai và giữ thai luôn khỏe mạnh.

1. Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giai đoạn 1

Giai đoạn này mẹ phải chú ý hết sức đến tư thế nằm để thai vào tử cung. Ngay sau khi chuyển phôi, chị em nên nằm thẳng, khép chân bất động để tử cung được ổn định. Khoảng 4 đến 6 tiếng thì di chuyển một cách nhẹ nhàng và có thể về nhà nghỉ ngơi.

Nếu bệnh viện ở xa nhà quá thì bạn nên ở lại theo dõi từ 2 đến 3 ngày để sức khỏe ổn định. Vì trong quá trình di chuyển đường dài, những rủi ro dọc đường có thể làm giảm tỷ lệ đậu thai.

tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi
Chuyển phôi là kỹ thuật sử dụng khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

2. Tư thế nằm để thai vào tử cung giai đoạn 2: Từ ngày đầu đến ngày 14

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi từ ngày đầu đến ngày thứ 14 rất quan trọng. Vì nó có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành của thai nhi. Lúc này, phôi thai sẽ di chuyển liên tục để tìm vị trí thuận lợi nhất để bám vào và làm tổ.

Do đó, chị em nên nằm nghiêng bên trái, khi nằm thì chân trái gấp co lên, cân phải duỗi thẳng ra. Có thể kê thêm một vài chiếc gối mềm phía sau lưng hoặc giữa 2 đầu gối sao cho mẹ cảm thấy thoải mái nhất. Qua được giai đoạn này, mẹ có thể biết được thai có làm tổ thành công hay không.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

3. Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giai đoạn 3: 3 tháng đầu thai kỳ

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giai đoạn 3 khá thoải mái. Ngày 14 có kết quả beta thành công cho đến khi kết thúc 3 tháng đầu thai kỳ, chị em có thể nằm tư thế nào cũng được miễn sao cơ thể nhẹ nhõm và thư giãn nhất. Có thể nằm ngửa, chân gác lên gối, toàn thân thả lỏng.

Vì thời gian này mẹ đang làm quen với việc mang trong mình một cơ thể sống. Sẽ có những thay đổi nhất định khi mẹ mang bầu như ốm nghén, mệt mỏi, khó thở, người trở nên nặng nề,…

4. Tư thế nằm sau chuyển phôi giai đoạn 4: 3 tháng giữa thai kỳ

Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi thuộc tam cá nguyệt thứ ba chính là tư thế nằm nghiêng sang trái, đầu gối co cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược. Nếu thấy khó chịu, mẹ bầu có thể đặt một chiếc gối nhỏ dưới lưng để tránh áp lực do bụng bầu gây ra.

tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi
Tư thế nằm để thai vào tử cung khi chuyển phôi được 3 – 6 tháng là nghiêng sang trái

Đến giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu dần quen với cảm giác mang thai và bớt đi sự mệt mỏi. Giai đoạn này tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế nên hơi thở cũng trở nên nắng và nông hơn. Do đó, mẹ có thể đối diện với chứng ợ nóng hoặc những giấc mơ không rõ nguyên nhân.

Hơn nữa, bạn cần chú ý vùng bụng vì bụng đã to dần lên, tuyệt đối không để va đập từ bên ngoài.

5. Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi giai đoạn 5: 3 tháng cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi là nằm nghiêng về bên trái. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và giúp mẹ có một giấc ngủ trọn vẹn.

Khi thai nhi càng ngày càng lớn, nhất là tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu thường xuyên thức trắng đêm. Bụng to lên nhiều, em bé cử động nhiều khiến mẹ mắc tiểu suốt đêm. Hơn nữa, các cơn đau lưng, đau hông, chuột rút,… đều là những nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ khi mang thai.

Theo nghiên cứu lâm sàng, tư thế nằm nghiêng bên trái có thể giúp mẹ thoát khỏi sự đè nén của thai nhi; thúc đẩy quá trình lưu thông máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé tốt hơn.

Nói tóm lại, tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi thường là tư thế nằm nghiêng bên trái. Đây cũng là tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Ban đầu chưa quen sẽ khó chịu một tí nhưng một thời gian sau sẽ biết được tư thế này thoải mái như thế nào đấy.

Chế độ dinh dưỡng sau khi chuyển phôi

Ngoài tư thế để thai vào tử cung, chế độ dinh dưỡng cho người sau khi chuyển phôi và khi đang mang thai rất quan trọng. Mẹ bầu bên bổ sung Omega-3, sắt, kẽm, vitamin, chất xơ,… để cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng tỷ lệ đậu thai.

tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi
Ngoài tư thế nằm để thai vào tử cung, bạn nên bổ sung cá hồi chứa nhiều omega3 tốt khi mang thai
  • Rau củ và trái cây tươi chứa nhiều vitamin thiết yếu cho người đang trong giai đoạn cấy phôi thai. Chúng sẽ giúp tăng sức đề kháng, tái tạo hồng cầu, bồi dưỡng phôi thai khỏe mạnh.
  • Hải sản là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3, sắt, kẽm,… giúp nuôi dưỡng tế bào phôi phát triển mạnh mẽ. Nếu mẹ bị dị ứng hải sản thì nên cẩn thận khi ăn và lựa chọn thực phẩm phù hợp.
  • Nhóm thực phẩm giàu protein như thịt nạc heo, cá, thịt gà, thịt vịt,… giúp nạp năng lượng cho cơ thể và phù hợp với những mẹ vừa thụ tinh ống nghiệm.
  • Các loại đậu (đậu trắng, đậu nành, đậu đỏ,…) và các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều,…) là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của mẹ đang thụ tinh nhân tạo.

>> Bài cùng chủ đề: Quan hệ xong nên nằm bao lâu để dễ thụ thai? Chị em nên biết để áp dụng

MarryBaby đã chia sẻ tất tần tật những tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và chế độ dinh dưỡng cho người vừa cấy phôi thai. Mong rằng, những chia sẻ nhỏ nhoi này có thể giúp bạn đậu thai ngay trong lần cấy đầu tiên.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

How can I increase implantation success after embryo transfer?

https://www.apricity.life/fertility-hub/implantation-increasing-chances-of-success

Truy cập ngày 29/1/2021

Your Embryo Transfer: Tips for Maximizing Success

https://pnwfertility.com/2021/02/25/your-embryo-transfer-tips-for-maximizing-success/

Truy cập ngày 29/1/2021

Dominant maternal sleep position influences site of placental implantation

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11799817/

Truy cập ngày 29/1/2021

Leading a normal life after the embryo transfer

https://www.eugin.co.uk/leading-a-normal-life-after-the-embryo-transfer/

Truy cập ngày 29/1/2021

Dominant maternal sleep position influences site of placental implantation

https://www.semanticscholar.org/paper/Dominant-maternal-sleep-position-influences-site-of-Magann-Roberts/45631c176028680202937fe7edfd720bb9fb5a4c

Truy cập ngày 29/1/2021

x