Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Ngay từ khi bắt đầu hành trình ăn dặm, dù với bất cứ phương pháp ăn dặm nào, thì ghế ăn dặm đã là người bạn đồng hành không thể thiếu của mọi bạn nhỏ. Độ tuổi ăn dặm phù hợp của các bạn bé là từ 6 tháng trở lên, đây cũng là lúc bố mẹ có thể cho các bạn ý tự ngồi ghế ăn dặm rồi nhé (sớm hơn khoảng thời gian này thì không nên vì khi đó lưng và cổ của các bạn nhỏ chưa được vững để tự ngồi một mình). Lợi ích to đùng khi cho bé ngồi vào ghế ăn dặm chính là sẽ giúp xây dựng nếp ăn uống chỉnh chu, khoa học cho bé ngay từ đầu, giúp bé nhận biết được giờ ăn, xây dựng giờ giấc ăn uống khoa học, rèn cho bé tính kỷ luật và có sự tập trung tích cực vào việc ăn uống.
👶Thế nhưng, trẻ em đúng là một “sinh vật siêu phức tạp”, bởi có những bạn thì cực kì vui và hào hứng khi nhanh chóng làm quen và gắn bó với bạn ghế ăn dặm này, nhưng cũng có những bạn lại không chịu ngồi ghế ăn dặm, liên tục muốn trèo ra khỏi ghế, thậm chí là khóc òa lên ngay khi vừa nhìn thấy ghế. Tại sao lại thế nhỉ? Các bố mẹ hãy cùng Mầm Nhỏ tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự không hợp tác này trong bài viết dưới đây nhé ^^~~
🐣1. CON KHÔNG THÍCH NGỒI MỘT MÌNH TÍ NÀO HẾT
Tâm lý lo lắng, sợ hãi có thể bắt gặp ở nhiều em bé khi lần đầu tiên tiếp xúc với ghế ăn dặm. Với các bạn nhỏ đã quá quen với việc có mẹ hoặc người lớn luôn kề bên, bế, ẵm, ôm ấp, vỗ về…, thì việc ngồi một mình trên ghế có thể sẽ là một trải nghiệm không được thích thú lắm, các bạn ý có thể sẽ cảm thấy cô đơn, không an toàn. Một số bạn bé nhạy cảm khi được đặt ngồi vào không gian chật hẹp cùng những dây, đai an toàn của ghế ăn buộc quanh người thì còn có thể có cảm thấy như bị nhốt và sẽ khóc vì sợ hãi
🌺CÁCH KHẮC PHỤC: Cũng giống như người lớn chúng mình, các bạn nhỏ cũng rất không thích bị ép buộc làm những việc mà các bạn ý không thích, không thoải mái, đồng thời, các bạn ý cũng cần phải có thời gian để làm quen, thích nghi với những thứ mới mẻ. Vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn DÀNH THỜI GIAN GIÚP BÉ QUEN DẦN và có cảm xúc tích cực đối với ghế ăn dặm nhé.
🐾Khi nhận thấy bé đã có đủ các dấu hiệu sẵn sàng bước vào quá trình ăn dặm, mẹ có thể cho bé NGỒI thử vào ghế ăn dặm CÙNG VỚI MỘT SỐ ĐỒ CHƠI quen thuộc của bé trước. Mẹ có thể giới thiệu với bé là: “Hôm nay chúng mình thử ngồi chơi với bạn ghế này nhé. Bạn ghế có chỗ tựa lưng rất êm này. Khay này mình để đồ lên như này này…”. Nếu bé chơi ngoan thì mẹ có thể tập cho bé ăn ngay. Còn nếu bé khóc thì mẹ hãy bế bé ra, dỗ dành bé và thử cho bé ngồi vào ghế vào lúc khác hoặc ngày hôm sau nhé.
Trong khoảng thời gian cho bé làm quen với ghế ăn dặm, mẹ có thể cho bé XEM ẢNH CÁC BẠN KHÁC NGỒI VÀO GHẾ ĂN và nếu được hãy kể một câu chuyện thật vui nhộn liên quan đến việc ngồi ghế ăn. Các bạn nhỏ có thể chưa biết đáp lại câu chuyện của mẹ nhưng việc mẹ trò chuyện vui vẻ với bé, cho bé xem những hình ảnh tích cực lặp đi lặp lại sẽ giúp bé ghi nhớ và hiểu dần là việc ngồi vào ghế ăn cũng là một việc rất thú vị và hay ho, không có gì đáng sợ hết.
🐾Lần thứ 2 cho bé vào ghế, nếu bé vẫn khóc, mẹ hãy VÒNG TAY QUA NGƯỜI BÉ VÀ ÔM LẤY BÉ (bé vẫn ngồi trong ghế ăn) và trấn an bé như “Bạn ghế này rất là thân thiện đấy. Bạn ý rất là êm này, mình có thể ngồi đây chơi này…”. Nếu bé nín khóc hãy tiếp tục ôm bé thêm một lúc nữa, trò chuyện với bé trong khi cho bạn ý chơi đồ chơi trong ghế ăn.
Sự hỗ trợ này mẹ sẽ giảm dần vào những ngày sau, khi bé có thể ngồi vào ghế mà không khóc, mẹ hãy DÀNH CHO BẠN Ý NHỮNG LỜI KHEN NGỢI, khích lệ và giới thiệu để bạn ý hiểu là mình sắp bắt đầu bước vào một giai đoạn cực kì vui vẻ và hay ho mang tên là “Ăn Dặm”. Nếu mẹ ôm bé mà bé vẫn không hết khóc, trái lại còn gào to hơn thì hãy cho bé ra khỏi ghế ngay lập tức, trấn an bé và thử lại sau một vài ngày nhé.
🐣2. CON HƠI MỆT MỘT XÍU, CON CHỈ MUỐN ĐI NGỦ THÔI
Việc bé khó chịu, cáu gắt, khóc lóc hoặc muốn ra khỏi ghế cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân là bé không đói hoặc quá đói, hoặc cũng có thể là bé bị thiếu ngủ, bị mệt vì lý do sức khỏe nào đó.
🌺CÁCH KHẮC PHỤC: Nếu bé đang mệt, ốm, mẹ ĐỪNG NÊN CỨNG NHẮC bắt bé phải ngồi vào ghế ăn như mọi ngày. Vì các bé đang hơi nhõng nhẽo một xíu nên mẹ hãy chịu khó chiều chuộng các bạn ý một chút nhé. Việc ăn dặm ở ghế có thể được áp dụng ở bữa sau khi bé đã khỏe và hào hứng hơn.
Nếu bé quá đói hoặc không đói, bé buồn ngủ khi ngồi vào ghế ăn dặm, mẹ nên xem xét và ĐIỀU CHỈNH LẠI LỊCH SINH HOẠT CỦA BÉ cho phù hợp nhé.🐣3. CON ĐANG TẬP ĐỨNG NÊN CON THÍCH ĐỨNG HƠN MẸ Ạ
Ở giai đoạn bé tập đứng (khoảng tháng thứ 8 trở đi), bé thường sẽ chỉ ngồi được vài phút, sau đó sẽ nhấp nhổm muốn đứng lên. Nếu mẹ quên không cài đai bảo hiểm, bé có thể đứng hẳn lên và vắt chân trèo ra khỏi ghế. Còn nếu đai bảo hiểm đã thắt chặt, thì sau khi nhấp nhổm chán chê, một kịch bản rất dễ xảy ra tiếp theo là bạn ý sẽ khóc ầm ĩ và đòi đứng lên cho bằng được.
🌺CÁCH KHẮC PHỤC: Các bạn bé trong giai đoạn tập đứng thường rất thích đứng và có thể thực hành hoạt động này ở mọi nơi mọi lúc, kể cả lúc đang ăn. Nếu bé đòi đứng, mẹ hãy NHẸ NHÀNG THUYẾT PHỤC bé rằng mình đang trong thời gian ăn, cần tập trung ăn hết bữa ăn.
Nếu bé vẫn không chịu nghe lời và có những phản ứng tiêu cực như khó chịu, gào, khóc, mẹ hãy ÁP DỤNG QUY TẮC “CƠ HỘI 3 LẦN” bằng cách nói với bé: “Mẹ thấy con muốn đứng lên rồi, chúng mình không ăn nữa nhé” và bế bé ra khỏi ghế. Nếu bé đòi quay trở lại ghế ăn, mẹ đặt bé lại ghế. Nếu bé tiếp tục đòi đứng lên, mẹ lại cho bé ra. Mẹ cho bé 3 cơ hội để tự quyết định sẽ ăn hay đứng lên, đến lần thứ 4, mẹ kiên quyết cho bé dừng bữa ăn nhé. Sau vài lần, các bạn ý sẽ hiểu thời gian ăn là cố định và nếu không tập trung ăn thì bữa ăn sẽ bị ngừng lại ngay cả khi bé chưa ăn đủ, và hậu quả là chính các bạn ý sẽ bị đói bụng.
🐣4. CON THÍCH CHƠI, CON CÒN MẢI HÓNG HỚT MỘT XÍU Ý MÀ
Sẽ có rất nhiều thời điểm các bạn nhỏ rơi vào giai đoạn không tập trung. Ví dụ như khi dưới 1 tuổi, các bạn ý thường hóng hớt, nó nghiêng, quay ngang quay dọc để xem hoạt động của người lớn hoặc nghe tiếng người lớn nói chuyện.
Càng lớn hơn thì bé càng biết nhiều hơn, tò mò nhiều thứ hơn và thích khám phá nhiều hơn. Bé chỉ muốn nhanh chóng kết thúc bữa ăn để đi chơi và khám phá những điều mới lạ hơn. Biểu hiện thường thấy là các bạn ý sẽ ngồi ghế ăn một lúc thì đòi ra chơi nhưng cứ chạy đi chạy lại vừa nhón thức ăn vừa chơi; vừa ăn vừa ngó nghiêng, nói chuyện; đòi ăn những món khác nhau trong phần ăn của người lớn nhưng lại nhanh chán; ăn ít, vừa ăn vừa ngọ nguậy, nghịch ngợm..
🌺CÁCH KHẮC PHỤC: Với các bạn nhỏ dưới 1 tuổi, bố mẹ nên đề nghị các thành viên trong gia đình tránh làm bé phân tâm hoặc có thể cho bé ĂN Ở NƠI YÊN TĨNH, chỉ có 2 mẹ/bố con thôi. Ở lứa tuổi này, bé không thể tập trung được lâu nên chuyện ăn được một lúc là nghịch, chơi hoặc hóng hớt là chuyện hết sức bình thường. Nếu thấy con quá mất tập trung, bố mẹ cũng nên kết thúc bữa ăn, không cần kéo dài thêm thời gian đâu nhé.
🐾Trong suốt quá trình ăn dặm, bố mẹ và mọi thành viên trong gia đình đều cần KIÊN NHẪN VÀ NHẤT QUÁN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NẾP SINH HOẠT CỐ ĐỊNH, để bé hiểu rõ khi nào là giờ ăn, khi nào là giờ chơi.
Ngoài ra, việc ĐỂ CON ĐƯỢC ĐÓI cũng khá cần thiết vì khi đói các bạn ý sẽ có động lực để tập trung vào việc ăn uống.
🐾Quy tắc “Cơ hội 3 lần” cũng có thể được áp dụng trong trường hợp này với số cơ hội ngày càng rút ngắn lại khi các bạn nhỏ càng lớn hơn. Ví dụ, với bé đã hơn 2 tuổi rồi mà vẫn còn tình trạng này thì mẹ sẽ chỉ cho bé 2 cơ hội ngồi vào bàn ăn. Nếu hết cơ hội bé vẫn không tập trung ăn, vừa ăn vừa chơi thì mẹ hãy kiên quyết kết thúc bữa ăn, để bé chờ đến bữa ăn sau. Việc uốn nắn lại kỉ luật cho các bạn bé có thể sẽ không có tác dụng ngay nhưng dần dần bé sẽ nhận ra mình cần phải làm gì.
🐾Nếu bé có một bữa ăn tập trung và nghiêm túc, mẹ cũng nên hào phóng tặng bé một vài lời khen hoặc ĐỘNG VIÊN bé nhé. Hoặc bố mẹ có thể thực hiện một bảng khen thưởng, đánh dấu lại những ngày bé ăn ngoan và giao hẹn với bé nếu đạt được số dấu nhất định thì bạn ý sẽ được quà thưởng nho nhỏ gì đó.
🐾Với các bạn bé đã biết nói, mẹ hãy KHUYẾN KHÍCH CON TỰ NÓI LÊN NHU CẦU CỦA MÌNH như khi nào con muốn ăn, khi nào con muốn ra ngoài chơi mà không ăn nữa… Việc được nói ra, được trao đổi thẳng thắn với bố mẹ về nhu cầu và nguyện vọng của mình sẽ khiến các bạn nhỏ cảm thấy được tôn trọng và thoải mái hơn rất nhiều so với việc cứ luôn phải làm theo sự áp đặt của người khác đấy.
🐣5. BẠN GHẾ NÀY KHIẾN CON KHÔNG THOẢI MÁI MẸ ƠI
Vấn đề bé xíu này mặc dù thường hay gặp nhưng lại rất dễ bị người lớn chúng mình bỏ qua. Bé khóc lóc do khó chịu, không thoải mái khi ngồi vào ghế ăn đặc biệt hay gặp ở những bạn bé trong khoảng 6 - 8 tháng vì các bạn ý còn quá nhỏ để tự nói ra sự không thoải mái của mình cũng như tự điều chỉnh tư thế thích hợp nhất. Việc các bạn nhỏ ngồi chưa vững, ghế ngồi hơi rộng so với kích thước cơ thể, khay ăn hơi cao so với tầm tay, ghế bị ướt hoặc cộm… đều là những nguyên nhân khiến bé không thoải mái khi ngồi vào ghế. Và vì các bạn ý chưa nói được cho bố mẹ biết, nên các bạn ý mới vặn vẹo, khó chịu và òa khóc để gây sự chú ý của bố mẹ đấy mà.
Còn với những bạn lớn hơn, việc ghế ăn dặm đã trở nên chật chội cũng khiến các bạn ý khó chịu, không thoải mái, không muốn ngồi ghế nữa.
🌺CÁCH KHẮC PHỤC: Trước khi đặt bé vào ghế, mẹ cần KIỂM TRA KỸ để đảm bảo ghế khô ráo, sạch sẽ, không vướng víu đồ đạc nhé, nhiều bạn bé cũng rất là “kĩ tính”, ghế ướt hoặc cộm ở mông hoặc lưng là các bạn ý cũng không chịu ngồi yên đâu ạ. Mẹ cũng đừng quên điều chỉnh tư thế thoải mái cho bé và thắt đai an toàn ngay sau khi bé ngồi vào ghế nhé.
Và quan trọng nhất, ngoài việc chủ động LỰA CHỌN GHẾ ĂN PHÙ HỢP với cơ thể, độ tuổi của bé, thì bố mẹ cũng cần lựa chọn ghế phù hợp với phương pháp ăn dặm của con. Ví dụ với ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên chọn những loại ghế có thể điều chỉnh độ dốc của lưng ghế cho phù hợp với bé (nếu bé chưa tự ngồi vững thì lưng ghế có thể hơi ngả ra sau một chút, còn bé đã ngồi vững thì có thể để lưng ghế thẳng cho bé thoải mái dựa), với ăn dặm bé chỉ huy (BLW), mẹ nên chọn những loại ghế ăn gắn liền với khay ăn để bé tự ngồi và chủ động nhặt thức ăn ở khay để ăn.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Bé nhà mình cũng không chịu ngồi ghế ăn dặm
➡️ Mẹ ơi, gia nhập cộng đồng MarryBaby săn mã mua sắm Shopee, Tiki, Lazada,.... mua sắm bỉm sữa cho con! Thỏa thích tạo câu hỏi, bác sĩ sẽ trực tiếp trả lời miễn phí chỉ có tại Cộng đồng MarryBaby
id.marrybaby.vn
Bé nhà mình cũng bước sang những tháng ăn dặm, để mình thử áp dụng xem sao. Cảm ơn mom nhiều nhé
Cám ơn mom .Rất nhiều thông tin hữu ích. Bé nhà mình cũng chuẩn bị ăn dặm, mình sẽ lưu lại