🔥 Bài đăng hot nhất

Tranh cãi giữa việc ru con ngủ hay tập cho con tự ngủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, việc cho con ngủ mà bé không quấy khóc có thể là một thách thức khá lớn, và đôi khi cha mẹ vô tình khiến vấn đề này tồi tệ hơn. Sau đây là những sai lầm khi cho bé ngủ và cách để giải quyết dễ dàng.


1. Để con của bạn thức khuya

Khi không có nhiều thời gian dành con sau giờ làm việc, một số phụ huynh đã để trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi thức chơi đến tối muộn. Vài gia đình lại có thói quen chỉ cho con ngủ khi bố mẹ cũng chuẩn bị nghỉ ngơi. Thực tế, việc đi ngủ muộn sẽ khiến trẻ mệt mỏi và cáu kỉnh, dẫn đến quấy khóc và không chịu nằm yên giấc.

Cách khắc phục

  • Đặt ra giờ đi ngủ thích hợp cho bé và tuân theo lịch trình cố định mỗi ngày.
  • Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần để ý các dấu hiệu cho thấy con đang mệt mỏi, chẳng hạn như mí mắt sụp xuống hoặc dụi mắt. Nếu bạn đưa con vào giường khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức và không quá mệt mỏi, con sẽ học cách tự ngủ dễ dàng hơn.
  • Khi trẻ lớn hơn, hãy lên kế hoạch thực hiện các hoạt động, tạo thói quen đều đặn cho con trước giờ ngủ đêm và ngủ trưa.


2. Ru con ngủ bằng cách đung đưa

Bạn có thể đung đưa con để giúp bé thư giãn trước khi đi ngủ, nhưng cần dừng lại khi bé đã chìm vào giấc ngủ. Nếu để bé phụ thuộc vào chuyển động này, con bạn sẽ lại đòi được đung đưa như vậy mỗi khi thức dậy vào ban đêm.

Bác sĩ nhi khoa cho biết sự kích thích của chuyển động cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con bạn. Nếu trẻ ngủ trong tình trạng di chuyển như ngồi trên xe đẩy hoặc ô tô, thì nhiều khả năng sẽ không ngủ sâu. Chất lượng giấc ngủ của trẻ em khi có chuyển động với cũng tệ như khi người lớn ngủ trên máy bay.

Cách khắc phục

  • Chỉ đung đưa bé để dỗ dành một lát, không dùng để ru con ngủ dù là buổi trưa hoặc tối.
  • Cố gắng không để bé ngủ nhiều lần trên xe hơi, võng, nôi điện lắc lư hoặc trong xe đẩy khi ra ngoài cùng mẹ. Nếu con của bạn bắt đầu gật gù trên xích đu hoặc ghế ô tô, hãy nhẹ nhàng chuyển bé vào giường ngủ ngay khi có thể.


3. Những món đồ chơi không thích hợp khi đi ngủ

Bạn có thể nghĩ rằng những video hoạt hình trong điện thoại di động, đèn ngủ màu sắc hoặc âm nhạc yên tĩnh sẽ giúp con dễ ngủ. Thực tế, đây là một trong những sai lầm khi cho bé ngủ, vì dùng những thứ này có thể làm mất tập trung và khiến bé tỉnh táo hơn.

Cách khắc phục

  • Giữ phòng của bé tối và yên tĩnh, không để các món đồ điện giải trí xung quanh cũi. Tốt nhất là nên để trẻ sơ sinh và mới biết đi ngủ trong những căn phòng tối đen như mực.
  • Bạn cũng có thể sử dụng quạt hoặc máy tạo tiếng ồn trắng để lấn át tạp âm trong nhà hoặc đường phố.
  • Không để tất cả các thiết bị điện tử trong phòng ngủ, bao gồm TV, điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ánh sáng từ màn hình điện tử có thể khiến não nghĩ rằng đây vẫn là ban ngày, từ đó con người sẽ khó nghỉ ngơi hơn.


4. Không tạo thói quen trước khi đi ngủ

Hầu hết chúng ta đều có một thói quen để thư giãn vào cuối ngày, và trẻ em ở mọi lứa tuổi cũng cần như vậy. Nếu không có một thói quen cố định vào ban đêm, trẻ sẽ khó ổn định cơ thể và chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.

Cách khắc phục

Tạo một ra một chuỗi hoạt động thoải mái trước khi cho con ngủ.

  • Đối với trẻ sơ sinh, thói quen trước khi đi ngủ có thể bao gồm tắm, thay đồ ngủ, ôm ấp, kể chuyện hoặc hát ru.
  • Đối với trẻ mới biết đi, bạn cũng có thể hát một bài hát hoặc cùng nhau chơi một trò đơn giản.
  • Nếu con bạn từ 12 tháng tuổi trở lên, hãy cho bé một món đồ chơi mềm yêu thích như chăn hoặc thú bông, để mang đi ngủ. Việc này có thể giúp giờ đi ngủ diễn ra suôn sẻ hơn, đồng thời bé sẽ thấy an ủi hơn nếu bị thức giấc vào giữa đêm. Thế nhưng cần đảm bảo rằng thú nhồi bông không bị hở đường may khiến bông rơi ra ngoài, cũng như không đính bất kỳ bộ phận tháo rời nào khác như ruy băng, cúc áo... Bé có thể tháo chúng ra và nuốt lấy, dẫn đến nghẹt thở do hóc dị vật.


5. Vội vã bế con ngay khi con khóc

Khi trẻ bắt đầu quấy khóc vào ban đêm, nhiều phụ huynh nhanh chóng đến cho con bú, kiểm tra tã hoặc bế con để ôm ấp, dỗ dành. Thực tế hành động này của bố mẹ lại được xem là sai lầm khi cho bé ngủ, vì vô tình làm mất đi cơ hội học cách tự ngủ trở lại của con.

Cách khắc phục

Chờ bé khóc vài phút trước khi đến kiểm tra. Cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh sẽ tự nhiên thức giấc nhiều lần trong đêm. Vì còn quá nhỏ để biết cách tự ổn định giấc ngủ trở lại, bé cần có cơ hội để học hỏi. Khi trẻ khóc, hãy cho bé một vài phút để tự xoa dịu, có thể bằng cách đơn giản như mút ngón tay. Một ngày nào đó, con bạn sẽ tự chìm vào giấc ngủ ngon lành mà không cần hỗ trợ của bố mẹ.


6. Cho con ngủ cùng với bình sữa

Bú sữa bình trước khi đi ngủ có thể giúp bé ngủ ngon, nhưng đây là một thói quen khiến bé dễ nghiện và cũng kèm những rủi ro như:

  • Bé có thể bắt đầu quen với việc này, chỉ có bú sữa mới ngủ được
  • Khó cai bú sữa hơn khi con đã đến tuổi uống nước bằng cốc
  • Bé có thể bị sặc
  • Nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai
  • Nhiều nguy cơ bị sâu răng hơn.

Cách khắc phục

Để dành bình sữa cho giờ ăn chứ không phải trước khi đi ngủ. Bạn chỉ tạo ra thói quen ru con ngủ cố định như đã liệt kê ở phần trên, đảm bảo không gặp rủi ro nào.


7. Không cố định nơi ngủ

Một vài phụ huynh cho con ngủ chung giường với mình vài lần một tuần, đặc biệt là khi quấy khóc. Nhưng sự không cố định này lại vô tình làm gián đoạn thói quen ngủ của con.

Cách khắc phục:

Quyết định nơi ngủ cố định cho con, ngủ trên giường lớn của cả nhà hay ngủ giường nhỏ riêng.

  • Nếu bạn không muốn phải qua thăm bé vào ban đêm, hãy cho trẻ ở trên giường của mình cả đêm. Bạn có thể nói với con rằng làm như vậy mọi người đều ngủ ngon hơn.
  • Nếu để bé ngủ riêng, đừng la mắng hoặc trò chuyện với con khi con đến phòng bố mẹ vào ban đêm. Chỉ cần nhẹ nhàng dẫn con về phòng, ôm chặt con vào lòng, nói: "Ngủ ngon, mơ đẹp nhé" và đóng cửa lại. Duy trì phản ứng như vậy trong 1 - 2 tuần sẽ giúp con bạn học cách ngủ suốt đêm trong phòng riêng của mình.


8. Quá nuông chiều con

Không ít trẻ ở độ tuổi mới biết đi thường yêu cầu được nghe thêm một câu chuyện hoặc nhiều bài hát khác trước giờ đi ngủ. Khi ngày càng phát triển nhận thức, các bé có thể thăm dò giới hạn của bố mẹ bằng cách nũng nịu trước khi ngủ. Việc nuông chiều và làm theo mọi ý muốn của con như vậy là một sai lầm khi cho bé ngủ, không chỉ tạo ra thói quen xấu, mà còn khiến bé ngủ không đủ thời gian cần thiết.

Cách khắc phục

Hãy bình tĩnh và có chiến lược. Bạn có thể tránh những đòi hỏi của con hàng đêm bằng cách đoán trước nhu cầu, đặt ra và thực thi các quy tắc, đồng thời để con tự giác tạo thói quen đi ngủ.

Một gợi ý cho bố mẹ là hãy để con lựa chọn. Ví dụ, nói với con rằng bạn sẽ chỉ hát 2 bài sau đó tắt đèn đi ngủ, và bé được quyền chọn bài hát muốn nghe.

Trên hết, hãy kiên trì thực hiện các thói quen trước khi cho con ngủ hàng đêm. Một lịch trình cố định và quen thuộc sẽ mang lại cho con bạn cảm giác an toàn, giúp con dễ dàng thư giãn vào ban đêm và cảm thấy sảng khoái khi thức dậy.

Cha mẹ cần nắm được các đặc điểm về giấc ngủ của trẻ cũng như các sai lầm khi cho con tập ngủ, quấy khóc để quan sát, thiết lập và tập cho trẻ ngủ một cách khoa học. Việc này không chỉ rèn cho trẻ thói quen tốt mà còn giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, phát triển đồng đều hơn.


Bên cạnh giấc ngủ, dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ cần cung cấp đủ số lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein,... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.


Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
5
8

khó lắm nè, nhưng mà phải cố gắng và kiên nhẫn, bỏ xuống thấy con khóc thương lắm lại bế em lên lại

5 tháng trước
Thích
Trả lời

thời gian đầu rèn con theo easy cũng khóc 2 tuần lễ xót cả ruột

5 tháng trước
Thích
Trả lời

tuỳ bé mà điều chỉnh phù hợp thôi

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Luyện vậy k đc ôm ấp con thấy cứ sao sao ấy mom

5 tháng trước
Thích
Trả lời
2
@Trần Hoan

Ôm bé bé bện mẹ là chẳng làm được việc gì luôn ấy, cứ để trẻ tự ngủ sẽ tốt hơn ạ

5 tháng trước
Thích
Trả lời
@Trần Hoan

Cái này mỗi ng 1 quan điểm, có ng thì thích ôm ấp con, ng thì muốn con tự giác, tự lập

5 tháng trước
Thích
Trả lời

luyện con tự ngủ đc bố mẹ nhàn, thoải mái thời gian làm việc khác tốt mà

5 tháng trước
Thích
Trả lời
@Ngọc Huyền Nguyễn

Bé nhà mình luyện quấn chũn là ngủ, con ngủ mẹ có thời gian chăm sóc bản thân hơn á

5 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!