19 mũi tiêm bảo vệ con cả đời ba mẹ cần biết.
19 mũi tiêm bảo vệ con cả đời ba mẹ cần biết.
Tạo một bài đăng
Hình ảnh
Video
Mới nhất
Phổ biến
1. Không tự ý dùng thuốc hạ sốt: Vì chưa xác định là sốt do bệnh gì nên không được tự động sử dụng thuốc hạ sốt vì có thể thuốc sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
2. Không ăn các thực phẩm có màu nâu, đen, đỏ, vì trong thời gian bị bệnh, người bệnh ăn hoặc uống các loại thực phẩm có màu nâu, đen hoặc đỏ sẽ khó phân biệt với phân là máu khi bị xuất huyết qua đường tiêu hóa. Hay người bệnh bị nôn có màu thâm đen, xám bất thường thì khó phân biệt được đó là màu thực phẩm hay xuất huyết tiêu hóa.
3. Không ăn trứng khi bị SXH: bởi trứng sẽ tạo ra một lượng nhiệt lượng lớn trong cơ thể người bệnh. Những người bị sốt, nhất là trẻ em, ăn trứng gà sẽ làm nhiệt lượng cơ thể tăng lên và không phát tán ra ngoài được, khiến cho sốt lâu khỏi. Chính vì vậy ăn trứng là kiêng kỵ cần tránh khi bị SXH.
4. Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ: vì nó có thể gây các triệu chứng như đầy bụng, khó tiê
... Xem thêm1. Tránh cho bé tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ.
2. Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ.
3. Cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén,…
4. Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng sát khuẩn.
5. Không cho trẻ dùng tay dụi mắt.
6. Hạn chế cho trẻ đi bơi trong mùa dịch đau mắt đỏ. Tập thói quen dùng kính bơi khi đi bơi.
7. Đeo kính cho trẻ khi đi đường để tránh bụi.
8. Cho trẻ tập luyện thể thao và ăn đầy đủ vitamin để tăng cường khả năng miễn dịch.
Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô khuẩn sử dụng cho 2 mắt
Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
Mỗi ngày mẹ có thể vệ sinh mắt cho con 3 lần vào thời điểm sáng trưa tối sau khi ngủ dậy. Sau đó, mẹ lau mặt cho bé bằng khăn ấm. Lưu ý, mẹ cần cho bé dùng khăn riêng và khăn sau khi sử dụng cần được giặt sạch và phơi khô.
Các mẹ nhớ nhé :
1. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ: cần lưu ý khi chăm sóc cho trẻ là luôn giữ ấm cơ thể trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Mẹ mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, quan trọng là luôn phải giữ ấm phần cổ, tay, chân cho trẻ, đặc biệt là vào bạn đêm.
2. Chế độ dinh dưỡng tốt: mẹ không chỉ giữ ấm cơ thể cho con bằng quần áo mà còn phải “giữ nhiệt” cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng ngừa các bệnh. Để tránh trẻ nhiễm lạnh, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn, hoặc uống các loại thức ăn lạnh, rất dễ làm trẻ bị viêm họng.
3. Uống đủ nước: Không chỉ mùa hè trẻ mới khát nước và có nhu cầu uống nhiều nước. Mùa đông hanh khô, bé cũng rất cần bổ sung nước cho cơ thể. Đặc biệt là với những bé nằm trong phòng có đèn sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn, nhu cầu nước càng cao. Vì vậy, mẹ cần cho con uống đủ nước để luôn khỏe mạnh.
4. Đảm bảo cho bé có giấc ngủ ngon
... Xem thêm* ĐỐI VỚI TRẺ CÒN NHỎ: nếu trẻ hóc dị vật còn tỉnh táo, có ho được thì hãy khuyến khích bệnh nhân ho và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trường hợp bệnh nhân ho không hiệu quả, cần làm liệu pháp vỗ lưng, ấn ngực. Phương pháp này tư thế người cấp cứu là khác nhau giữa trẻ nhỏ và trẻ lớn.
- Với trẻ nhỏ, người cấp cứu có thể đứng, hoặc ngồi lên ghế. Sau đó, đặt bệnh nhân nằm sấp lên cánh tay, cho đầu bệnh nhân chúi xuống, nghiêng về 1 bên, dùng 1 chân đỡ dưới cánh tay và thực hiện vỗ lưng 5 lần.
* Lưu ý khi vỗ lưng theo chiều đẩy xuống phía dưới đầu, cổ. Sau 5 lần vỗ kiểm tra xem dị vật có ra hay không, sau đó lại làm tiếp.
- ĐỐI VỚI TRẺ LỚN: nên đặt trẻ nằm vắt ngang qua đầu gối của người lớn theo tư thế đầu chúi xuống để vỗ lưng. Cần lưu ý, luôn vỗ lưng theo chiều mạnh xuống phía dưới.
“Nếu vỗ lưng không thấy dị vật ra, hãy cho trẻ nằm ngược lại, ngửa mặt lên, đầu chúi xuống dưới và ấn ngực ở vị trí 1/2 dưới của xương ức”- BS. Toàn hướng dẫn.
... Xem thêm👉1. Không nên đội mũ ấm đi ngủ, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Vì đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Thế nên, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.
👉2. Không nên dùng nệm nước hay chăn điện đặt dưới chỗ nằm của bé nhằm phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
👉3. Không nên đặt bé ngủ cạnh hoặc trực tiếp với những thứ phát ra nhiệt vì bé rất dễ bị bỏng và có nguy cơ xảy ra cháy nổ gây nguy hiểm cho bé.
👉4. Không nên dùng loại chăn quá nặng đắp cho bé vì chăn nặng có thể phủ lên mặt gây ngạt thở. Bên cạnh đó, những loại chăn này cũng ủ nhiệt rất cao, dễ gây tình trạng quá nóng đối với bé khi ngủ...
Mùa lạnh được xem là "mùa của mầm bệnh", hầu hết con trẻ thường mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, dị ứng,... và các loại bệnh tương tự trong thời gian này. Vì thế các mẹ phải lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe cho con trong mùa lạnh nè!
1: Cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
2: Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin E và C
3:Không quên bổ sung các loại thức ăn chứa vitamin B2
4: Tăng cường năng lượng để giữ ấm cho trẻ bằng các bữa ắn phụ
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.