Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmBà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu: Dấu hiệu mẹ không được chủ quan
Khi mang thai 3 tháng đầu, nhiều mẹ bầu có hiện tượng bụng bị căng tức, khó chịu, có các cơn đau lâm râm. Tuy nhiên, nếu mức độ đau tăng dần xuất hiện cùng các triệu chứng bất thường thì mẹ không nên chủ quan. Vậy bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có những dấu hiệu như thế nào, nguyên nhân? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có hướng xử lý kịp thời và an toàn.
Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có rất nhiều nguyên nhân, dựa vào triệu chứng thực tế để chia thành 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý.
Nguyên nhân bệnh lý
Các nguyên nhân về bệnh lý:
- Thai ngoài tử cung: Khi mẹ bầu cảm thấy phần bụng dưới truyền đến các cơn đau dồn dập, dữ dội, có hoặc không kèm theo tình trạng máu đen, đồng thời có các dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, choáng váng, mệt mỏi do chảy máu trong, thậm chí là bị ngất xỉu. Lúc này rất có thể khối thai ngoài tử cung đã bị vỡ.
- Viêm ruột thừa khi mang thai: Mẹ bầu cảm thấy đau vùng chậu bên phải, bị sốt, nôn mửa, mạch đập nhanh,… Thực tế, viêm ruột thừa có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai.
- Bà bầu bị ký sinh trùng đường ruột: Ký sinh trùng đường ruột thường là giun (giun đũa, giun tròn, giun móc, sán dây). Chúng khiến cho mẹ bầu có cảm giác đau bụng giun giống tương tự như người bình thường, tức là đau bụng khi đói, đau về đêm và gần sáng. Một số loại giun có thể sẽ tạo ra các chướng ngại vật hoặc gây tắc nghẽn trong ruột, một số khác có thể gây ra viêm loét khiến cơn đau bụng khi mang thai dữ dội hơn.
- Viêm đường tiết niệu: Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng có thể do viêm đường tiết niệu. Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu thường cảm thấy đau lưng vùng dưới sườn, đau và khó chịu ở vùng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu màu đục hoặc có mùi hôi,… nặng hơn là đi tiểu ra máu, sốt nhẹ, đau hai bên hông,…
- Dấu hiệu cảnh báo sảy thai sớm: Đau bụng dưới bà bầu, đau lưng hoặc vùng chậu kèm theo chảy máu âm đạo lẫn với dịch nhầy (máu có màu đỏ hoặc đen, chảy máu kéo dài trong vài ngày, nặng hơn theo thời gian).
Nguyên nhân sinh lý
Các nguyên nhân sinh lý:
- Do sự làm tổ của trứng: Khi thụ thai thành công, phụ nữ có thể bị đau bụng giống như trong khoảng thời gian đến kỳ kinh nguyệt do trứng bắt đầu quá trình làm tổ ở tử cung, bám vào niêm mạc tử cung. Lúc này, mẹ sẽ có cảm giác đau nhẹ, căng tức bụng khi mang thai, có thể ra máu một chút máu âm đạo, thường tình trạng này không kéo dài quá lâu, xảy ra khoảng 8 đến 10 ngày sau khi rụng trứng.
- Do căng cơ và dây chằng: Tử cung của mẹ sẽ giãn ra khi thai nhi ngày một lớn lên. Do đó, tử cung sẽ tạo áp lực lên các cơ và dây chằng khiến mẹ cảm thấy đau, căng tức phần bụng.
- Táo bón: Khi mang thai, nội tiết tố của chị em phụ nữ sẽ thay đổi để đáp ứng được sự xuất hiện và phát triển của thai nhi. Cùng với đó, tử cung cũng ngày một to hơn gây chèn ép, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. 3 tháng đầu, đau bụng bên trái là hiện tượng táo bón, đầy hơi, khó tiêu, căng tức bụng là tình trạng phổ biến của các bà bầu.
- Ốm nghén: Bị ốm nghén cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu do sự gia tăng của hormone progesterone và estrogen tác động đến dạ dày, ruột và thực quản gây ra buồn nôn, nôn dẫn đến các cơn co thắt vùng bụng.
- Cơn gò sinh lý (hay còn gọi là cơn co Braxton Hick): Những cơn co thắt dạng này kéo dài tương đối ngắn và không đều khiến mẹ bầu có cảm giác căng tức vùng bụng dưới.
- Thiếu nước, mất nước: Mẹ bầu bị mất nước do bị ốm nghén, dẫn đến các cơn co thắt vùng bụng hoặc các cơn gò sinh lý. Vì thế, mẹ cần uống nhiều nước hơn để có thể giảm tần suất của các cơn đau.
Bầu 3 tháng đau bụng có nguy hiểm cho thai nhi không?
Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu tùy theo tình trạng và các triệu chứng triệu chứng đau bụng đi kèm để có thể xác định mức độ nguy hiểm.
- Nếu chỉ là đau lâm râm, bụng căng tức và không có dấu hiệu khác bất thường thì mẹ không nên quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu của trứng đã được thụ tinh, đã làm tổ thành công ở niêm mạc tử cung hoặc đây có thể là do nôn nghén nhiều gây ra.
- Tuy nhiên, nếu đau bụng khi bụng bầu 3 tháng kèm theo các triệu chứng sau đây thì mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để thăm khám:
- Các cơn đau ở vùng bụng dưới có cường độ tăng lên, đau từng cơn, không thuyên giảm, đau quặn kèm ra máu âm đạo là dấu hiệu của dọa sảy thai, sảy thai.
- Buồn nôn và nôn, đi ngoài, âm đạo có dịch nhầy và màu giống như bã cà phê có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, hoặc thai chết lưu,…
- Đau dữ dội vùng bụng, xuất huyết, cơ thể bị choáng váng, mệt mỏi, thậm chí là bị ngất xỉu có thể là triệu chứng của thai ngoài tử cung.
- Đây là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
- Buồn nôn, nôn nghiêm trọng cùng với việc ra máu đỏ tươi có thể là dấu hiệu của chửa trứng (hiện tượng mô tăng trưởng bất thường hoặc tạo thành khối u trong tử cung thay vì phát triển thành nhau thai).
Có thể nói, các triệu chứng trên là dấu hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ bầu. Vì thế khi bà bầu bị đau bụng kèm theo bất cứ dấu hiệu nào ở trên thì cần đến ngay bệnh viện để xử lý kịp thời.
bầu 3 tháng đầu mà đau bụng nguy hiểm lắm luôn
3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm, có gì là phải đi khám ngay
nhiều nguyên nhân gây ra nên các mẹ k chủ quan đc đâu nhé
có gì không ổn thì đi khám liền nha mấy mom ơi
mấy tháng đầu quan trọng nên có bất thường gì là mẹ nên đi khám liền
có bầu mà thấy bụng đau đau là rén ngang luôn
thường mình thấy bầu 3 tháng đầu cũng hay bị đau bụng á, thấy vẫn bth mà ta