Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmTiểu đường thai kỳ là gì? 7 trường hợp bà bầu có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ
Các mẹ bầu chắc hẳn đều nghe đến việc mẹ bầu cần phải chú ý ăn uống khoa học, hạn chế đường vì có thể gây tiểu đường thai kỳ, vậy tiểu đường thai kỳ là gì, có gì nguy hiểm, cùng mình tìm hiểu nhé
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý do bất dung nạp đường huyết, khiến lượng đường trong máu cao ở phụ nữ có thai. Tình trạng tăng đường huyết phát hiện lần đầu ở phụ nữ có thai thành hai nhóm gồm:
- Đái tháo đường mang thai (diabetes in pregnancy): Thai phụ có mức đường huyết đạt tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, được phát hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và không mất đi sau khi sinh con.
- Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus): Thai phụ có mức đường huyết đạt tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, được phát hiện trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, thường phát hiện nhiều nhất từ tuần thứ 24 đến 28 và tự khỏi sau khi sinh con. Bệnh lý này xảy ra ở 5% phụ nữ có thai.
Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ thường không gây ra các triệu chứng rõ rệt. Hầu hết trường hợp được bác sĩ phát hiện khi lượng đường huyết của bạn cao trong quá trình sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Một số thai phụ có thể xuất hiện các triệu chứng sau khi đường huyết của họ tăng quá cao:
- Khát nước nhiều, liên tục;
- Tiểu nhiều;
- Khô miệng;
- Mệt mỏi;
- Mờ mắt;
- Ngứa vùng âm hộ, khí hư nhiều, mùi hôi.
Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ bất lợi cho cả mẹ và thai nhi. Đối với thai phụ, đái tháo đường thai kỳ gây một số biến chứng như:
- Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Bệnh lý này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi như đột quỵ, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển, sinh non, thậm chí là tăng tỉ lệ tử vong chu sinh.
- Tăng nguy cơ mổ lấy thai: Thai nhi phát triển to hơn nên khó khăn trong việc sinh thường, cần phải chỉ định sinh mổ.
- Đa ối: Là tình trạng nước ối quá nhiều, có thể gây đau nhiều trước khi sinh, chuyển dạ sớm.
- Tăng nguy cơ sinh non: Sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
- Tăng nguy cơ sảy thai và thai lưu.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai: Phụ nữ có thai mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 2 sau 5 - 10 năm. Khoảng 45% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ mắc lại bệnh lý này ở thai kỳ sau.
Đối với thai nhi, đái tháo đường thai kỳ cũng có các tác động bất lợi như:
- 3 tháng đầu thai kỳ: Thai không phát triển, thai lưu, dị tật bẩm sinh.
- 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Thai tăng trưởng quá mức, thai to.
- Đối với trẻ sơ sinh: Tử vong ngay sau sinh, hạ đường huyết, bệnh lý đường hô hấp, vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu, mắc một số dị tật bẩm sinh (não úng thủy, dị tật thần kinh, tim, thận,...).
- Trẻ sinh ra bởi mẹ có đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì, đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai, rối loạn phát triển tâm vận.
Vậy nên tiểu đường thai kỳ cũng rất nguy hiểm, nên các mẹ chú ý nhé.
mẹ bầu nên ăn uống cẩn thận kẻo tiêu đường thai kì ảnh hưởng đến bé
tại sao lại xảy ra tình trạng đái tháo đường thai kì vậy ạ?
tiểu đường thai kỳ nó có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe
Các mẹ chú ý đến chế độ ăn tránh bị tiểu đường thai kỳ nhé
tiểu đường thai kỳ nó có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và con lắm nên chúng ta cũng nên lưu ý cẩn thận một chút xíu về lượng đường đưa vào cơ thể nha.
tiểu đường thai kỳ nó có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và con lắm nên chúng ta cũng nên lưu ý cẩn thận một chút xíu về lượng đường đưa vào cơ thể nha.
nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột khi mang thai để tránh bị tdtk nhé