Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/12/2022

8 lời khuyên về kiêng cữ sau khi sinh

8 lời khuyên về kiêng cữ sau khi sinh
Giai đoạn kiêng cữ sau khi sinh nên kéo dài trong khoảng 30-44 ngày. Tuy nhiên nếu bạn sinh mổ, thời gian ở cữ nên lâu hơn. Cùng MarryBaby điểm qua 7 lời khuyên thường gặp nhất về chuyện kiên cữ sau khi sinh nhé.

1. Kiêng cữ sau khi sinh: Kiêng tắm gội

Đây chắc hẳn là điều kiêng cữ sau khi sinh mà các chị em được nghe nhiều nhất từ người lớn trong nhà và cũng thấy đáng sợ nhất có phải không? Nếu bạn không muốn làm theo, bạn có thể thay thế việc gội đầu bằng cách sử dụng dầu gội khô.

Còn với chuyện tắm rửa, đây có lẽ là phần khó khăn nhất với các chị em ở những nước nhiệt đới như Việt Nam. Việc không tắm rửa trong nhiều ngày sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, do đó, bạn cần lau người bằng nước ấm với vài lát gừng lớn.

Tuy nhiên, nếu muốn tắm gội, bạn hoàn toàn có thể thực hiện. Theo các bác sĩ, việc tắm gội sau khi sinh sẽ giúp mẹ loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn trên da, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu sinh thường, mẹ có thể tắm gội sau 1 ngày và sinh mổ là sau 2-3 ngày.

Tốt nhất, mẹ nên tắm gội bằng nước ấm trong môi trường kín gió. Nên gội đầu nhanh trong khoảng 5-7 phút, và sử dụng máy sấy sau khi gội đầu. Không dùng bồn tắm để ngâm người và không nên tắm quá lâu.

2. Kiêng cữ sau khi sinh: Kiêng máy lạnh

Không nên bật máy lạnh hoặc quạt ở cường độ cao vì dễ dẫn đến các bệnh xương khớp hoặc viêm xoang cho chị em khi bắt đầu có tuổi.

Tuy nhiên, nếu trời quá nóng, bạn có thể mở máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải, tránh mở lạnh kẻo bị sốc nhiệt với môi trường bên ngoài.

3. Ăn uống lành mạnh

Bữa ăn của bạn nên có thêm gừng, hạt tiêu đen, dầu mè hoặc rượu nếp sẽ giúp làm nóng cơ thể, tăng cường sức bền, có ích cho quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh.

kieng cu sau khi sinh 1
Phòng của mẹ cần thoáng khí nhưng đủ ấm

Để phục hồi lại phần năng lượng đã mất trong quá trình chuyển dạ và bổ sung thêm dinh dưỡng cho con bú, thực đơn của mẹ sau sinh cần tăng cường một lượng lớn protein và canxi. Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung khoảng 80-100g protein và khoảng 1.000mg canxi. Đặc biệt, nên ăn những loại thực phẩm chín, nóng, hạn chế ăn thức ăn lạnh hoặc đồ nguội để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Nếu cho con bú, mẹ cần bổ sung thêm sắt và axit folic, ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều giàu mỡ, thực phẩm chua cay và tránh xa các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu…

4. Nghỉ ngơi

Tất cả những gì bạn cần làm là nghỉ ngơi. Đây không phải lúc để lo tới việc nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa. Bạn cần nghỉ ngơi đủ để mau chóng hồi phục và tiếp tục cuộc sống vốn dĩ đã rất nhiều công việc không tên nay lại thêm trách nhiệm to lớn với thiên thần nhỏ vừa chào đời.

5. Thư giãn

Khi vừa mới sinh em bé, bạn nên tránh để mình xúc động hoặc phấn khích quá mức vì có thể dẫn tới chứng trầm cảm sau khi sinh. Bạn sẽ cần duy trì trạng trái bình ổn và hạn chế tối đa các hoạt động cần dùng sức. Tất cả những công việc có thể khiến bạn căng thẳng hoặc mất tập trung cần được loại trừ ngay.

6. Massage

Đây là cách tốt để giúp bạn lấy lại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tương tự như giai đoạn mang thai, việc massage trong giai đoạn ở cữ cần được thực hiện với phương pháp chuyên biệt do cơ thể bạn lúc này chưa hoàn toàn trở lại trạng thái trước khi sinh.

Một trong những loại tinh dầu được dùng phổ biến cho các chị em sau khi sinh là dầu hạt cải. Ngoài ra, massage đá nóng cũng được cho là có thể loại bỏ các chất bẩn và làm sạch tử cung. Tuy nhiên, chỉ những chuyên viên massage giàu kinh nghiệm mới sử dụng phương pháp này với những viên đá và kỹ thuật đặc biệt.

7. Tập luyện

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng có một số động tác mà bạn nên bắt đầu từ giai đoạn này. Đó là nghiêng vùng chậu và hông, trượt chân, căng cơ cổ, vai và lưng.

Đồng thời, theo các bác sĩ, sau ngày đầu tiên, mẹ đã có thể ngồi dậy và đi lại trong phòng để tránh tình trạng ứ đọng sản dịch và giúp tử cung phục hồi tốt hơn. Đặc biệt, những mẹ sinh mổ nên đứng lên đi lại khoảng 24 tiếng sau khi được rút ống thông tiểu để tránh tình trạng dính ruột.

Phụ nữ sau khi sinh nếu chỉ nằm yên một chỗ, ăn uống, ngủ nghỉ, tất tần tật trên giường như quan niệm cũ có thể khiến vết rạch tầng sinh môn hoặc vết thương khi sinh mổ lâu lành hơn. Thậm chí, việc “nằm lì một chỗ” còn là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị tắc động mạch và làm ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của các bộ phận như khoang chậu, trực tràng và bàng quang.

8. Kiêng cữ sau khi sinh: Không nên nằm than

Thời xưa, những phụ nữ sau sinh cần phải nằm than để phòng lạnh và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, cách làm ấm người này không chỉ lỗi thời mà còn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp mẹ và bé trong trường hợp hít phải quá nhiều khí CO2.

Bên cạnh đó, da trẻ mới sinh thường rất mỏng manh và yếu ớt nên chỉ cần một tác động nhiệt quá lớn cũng có thể gây rôm sảy, hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây bỏng nhẹ. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo các mẹ sau sinh không nên tiếp tục quan niệm sai lầm này để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x