Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn không khó như các mẹ nghĩ. Trên thực tế, các chị em có thể chủ động nguồn sữa của mình dành cho con với nhiều bí quyết khác nhau. Nó giúp bạn duy trì dòng sữa tự nhiên, vốn được xem là tốt nhất cho trẻ nhỏ, không một loại sữa bột nào có thể sánh bằng.
Chị em cũng cùng nghiên cứu để dễ dàng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhé!
Ngay lúc sau khi sinh, chị em cần phải thực hiện hai việc sau để khởi đầu hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của mình một cách suôn sẻ thuận lợi nhất.
Khi vừa lọt lòng, trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên ngực mẹ ngay trong khi mổ đẻ và kéo dài ít nhất 90 phút sau mổ). Bé sẽ có phản xạ tự nhiên là tìm ti mẹ để bú. Càng để lâu, phản xạ này sẽ mất dần.
Nhiều bà mẹ cho rằng, mình sau khi sinh chưa có sữa ngay (nhất là những người đẻ mổ) nên không cho con tiếp xúc với mình mà sử dụng ngay sữa bột. Bé đã quen ti bình sẽ mất phản xạ ti mẹ, dần dần “lơ là” việc ti mẹ.
Trong trường hợp chị em sanh mổ và bị gây mê, chưa tỉnh ngay, bố có thể đặt con lên ngực mình, nhằm kích thích phản xạ tìm ti để bú của bé. Đây là những việc rất bình thường, khi nào mẹ tỉnh lại có thể cho trẻ bú sau chứ đừng vội cho cho con dùng sữa công thức.
Nếu bạn còn ngủ lâu, bố có thể cho con bú ngay lúc đó để làm quen ti mẹ. Thực tế lúc đó, dù mẹ ngủ nhưng vẫn có một ít sữa chảy ra khi trẻ bú.
Quan niệm cho rằng con mới đẻ ra mẹ chưa có sữa ngay là sai lầm. Thực tế, bà mẹ nào cũng có ngay sữa non cho trẻ sơ sinh (màu vàng sậm, sánh đặc), cực kỳ tốt cho bé vì rất giàu chất đạm, kháng thể, bạch cầu và vitamin A. Dạ dày trẻ lúc mới sinh ra còn nhỏ nên chỉ cần vài giọt sữa non, đặc là đủ no và ngủ ngon.
Trong những ngày đầu mới sinh, cơ thể bạn chỉ sản sinh ra một lượng nhỏ sữa. Nó khoảng 10ml mỗi bên và bé phải bú trong khoảng từ 20 đến 30 phút mới có được lượng này nhưng như vậy là đủ.
Đừng vì sờ thấy ngực mình mềm hoặc vắt không ra sữa mà ngừng cho con bú. Sữa non đặc nên rất khó vắt, nhưng nếu bé ti thì sữa sẽ chảy ra.
Việc cho trẻ bú ngay sau sinh không chỉ giúp sữa về nhanh hơn mà còn giúp bé sớm làm quen với ti mẹ để dễ dàng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Lúc mới đầu, ngực của bạn có thể mềm nhưng sau vài ngày, khi nguồn sữa ổn định, bạn sẽ thấy căng và đau.
Khi sữa đã ổn định, nếu mẹ để ý sẽ thấy có hai loại sữa khác nhau mỗi khi bé bú: sữa đầu trong, loãng như nước, phun ra thành tia rất nhiều và sữa béo, đặc, trắng đục ra sau và ít hơn. Đó chính là nguồn dinh dưỡng giúp con phát triển và no lâu.
Sữa béo chỉ chảy ra từng giọt trắng đục vào lúc cuối. Vì vậy, các chị em nên cố gắng duy trì cho con ti ít nhất 20 phút mỗi bên ngực, nhằm cho trẻ uống được nguồn sữa béo nhiều dinh dưỡng.
Nhiều chị em chia sẻ, lúc đầu đầu mới sinh, không có kinh nghiệm, bị cấm dùng máy tính. Họ không thể tìm hiểu thông tin nên hoàn toàn nghe theo lời khuyên của bà nội và bà ngoại.
Các bà khuyên họ cho con bú đều cả hai bên ngực vì bảo như thế đỡ bị lệch sau này. Nhưng giờ mới biết, như vậy lại vô tình làm trẻ không được thưởng thức sữa cuối nhiều dưỡng chất nhất.
Nếu bạn để trẻ bú hết sạch một bên ngực rồi mới chuyển sang bên kia, những lần sau, sữa sẽ sản xuất nhiều hơn. Còn chỉ cho con bú một nửa rồi chuyển sang ngực kia cho cân bằng, những lần sau cơ thể sẽ chỉ sản sinh ra lượng sữa theo nhu cầu ấy. Nó làm sữa không về nhiều như cách bú trước.
Nếu bé ăn không hết, mẹ có thể vắt nốt sữa và để dành trong tủ lạnh. Như vậy sẽ tận dụng những dòng sữa béo nhiều dưỡng chất, đồng thời duy trì sữa nhiều và đều cho cơ thể. Khi trẻ bú cạn cả hai bầu ngực, nguồn sữa mẹ sẽ nhanh chóng được “tái sản xuất” và về nhiều hơn.
Một cách khác để bạn áp dụng khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là nếu con không thể bú hết cả hai bầu ngực, hãy cho bé ti ngực trái trước, cạn hoàn toàn. Đến cữ bú sau, chuyển cho trẻ sang ti ngực phải trước.
Những ngày đầu mới cho bú, bé có thể chưa quen với thời gian biểu ăn uống của mẹ. Nếu trẻ ngủ li bì, bạn có thể hút sữa ra để dành cho con. Ngoài ra, mỗi ngày bạn nên hút ít nhất một bình cho bé tập ti bình song song với sữa mẹ.
Cách này rất hữu dụng, nhất là khi bạn có việc phải đi vắng thì người khác cũng cho con ăn bình thường, bé vẫn được nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và đều đặn.
Hút sữa lúc 10 giờ tối là tốt nhất để biết trung bình mỗi lần sản xuất ra được bao nhiêu ml sữa và quan sát được lượng sữa béo.
Bạn nên đầu tư một chiếc máy hút sữa điện, hạn chế dùng máy hút tay vì tốn thời gian mà sữa ra không đều. Mẹ có thể vắt sữa mỗi 2-3 tiếng/lần.
Nếu dùng máy bạn chỉ mất khoảng 10 phút là xong một bên. Tất nhiên trước khi sử dụng, bạn nhớ khử trùng máy hút sữa để đảm bảo vệ sinh khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn nhé!
Tùy nhu cầu ăn của từng bé mà bạn đặt ra kế hoạch ăn uống riêng cho con mình. Tuân thủ theo thời gian biểu để trẻ hình thành cảm giác no, đói đều đặn. Đồng thời giúp nguồn sữa mẹ cũng dồi dào hơn.
Ví dụ, nếu bé khoảng 3 tiếng mới bú một lần thì bạn cần duy trì. Dù bé đang ngủ say, bạn cũng cần cho ti đúng giờ hoặc hút sữa ra. Khoảng cách thời gian lý tưởng cho mỗi bữa là 3 tiếng một lần.
Nếu trẻ bú ít hơn 3 tiếng một lần (có bé háu ăn hoặc ít ngủ, 1 hoặc 2 tiếng đã đòi ăn rồi), mẹ sẽ khá mệt nhưng nếu không có sự lựa chọn vẫn nên cho trẻ bú theo nhu cầu.
Còn nếu 4 tiếng mới cho con bú, sau một tuần lượng sữa sẽ giảm đi trông thấy, sau 2 tuần sẽ dần mất sữa.
Nếu bạn quyết tâm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nên giữ mức cân nặng nhiều hơn trước khi có bầu khoảng 3kg, để đảm bảo có chất béo trong sữa cho trẻ mau lớn. Thức ăn của mẹ cho con bú nên có đầy đủ rau, quả, thịt, cá… Mẹ cũng có thể tăng thêm cử ăn trong ngày và uống nhiều nước.
Không nên ăn kiêng trong lúc cho con bú. Nếu bạn không ăn thịt, trẻ sẽ ngủ chập chờn, dễ hơn khóc vì không ti được đủ sữa béo, giúp bé no.
Khi con đang bú, bạn nên uống một cốc nước lọc để cơ thể không bị mất nước. Không nên uống nước hoa quả ngay khi đang cho bú mà phải đợi bé ăn xong.
Việc giảm stress đối với các sản phụ sau khi sinh rất khó, bởi họ dễ bị xúc động, trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, mẹ nên ý thức được là mình không stress, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đủ, ngủ đủ (khoảng 8 giờ/ngày hoặc hơn) thì con có sữa để phát triển, dựa vào đó mà cố gắng.
Dù thế nào mẹ cũng nên quyết tâm không cho trẻ uống sữa bột. Nếu bé khóc quá mà bạn cảm thấy mình không có sữa, cứ mạnh dạn cho con bú vì trong người lúc nào cũng có sữa, chỉ là nhiều hay ít.
Ngoài ra, bé chỉ cần ngậm ti mẹ cũng có thể say ngủ nhưng nếu bạn sốt ruột cho con dùng sữa bột là sữa mẹ sẽ tự động giảm đi rất đáng tiếc. Chị em có thể chọn cách cho con bú nằm để tranh thủ ngủ lúc đó, như vậy sẽ đỡ mệt và giảm stress.
Nói chung, trong giai đoạn 6 tháng tuổi, nhu cầu về sữa mẹ của bé thực sự không quá nhiều, chỉ cần đảm bỏ lượng sữa béo cuối cùng lúc trẻ bú được. Bạn cũng đừng lo lắng là mình không đủ sữa, con không đủ no phải ăn thêm sữa công thức.
Hãy áp dụng các phương pháp trên, chắc chắn chị em đã có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rồi đấy!
Minh Trung
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ và hiện đang công tác tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.
Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Vy liên tục trao dồi chuyên môn và kinh nghiệm qua các khóa học chuyên ngành Nhi khoa:
Ngoài công tác, bác sĩ còn thực hiện các đề tài nghiên cứu:
Hiện tại, bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy đang cộng tác cho MarryBaby ở chuyên mục Nuôi dạy con.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.