Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, lớp sữa với kết cấu đặc, thơm, màu vàng đậm trong sữa mẹ thường là lớp sữa tinh túy nhất với rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé, đặc biệt là hệ miễn dịch. Lớp sữa này có thể thể mang đến cho trẻ sự bảo vệ toàn diện với cơ chế miễn dịch 3 lớp là chống bám dính, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn nhờ sự hiện diện của HMO (thành phần giúp hạn chế vi khuẩn, virus bám trên niêm mạc ruột), bộ đôi dưỡng chất MCFA, SCFA (các hợp chất kích thích lợi khuẩn, ức chế các vi khuẩn có hại) và Alpha-lactalbumin (các kháng khuẩn kích hoạt tế bào miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus). Do đó, mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt và cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi cho con bú, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn lớp sữa này để bé nhận được đầy đủ dưỡng chất để phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên, dù biết sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng việc cho con bú không hề đơn giản. Trong quá trình cho con bú, mẹ có thể gặp phải nhiều khó khăn, trong đó trường hợp thường gặp nhất là sữa mẹ về ít khiến bé bú không đủ. Nếu mẹ cũng đang gặp vấn đề tương tự, hãy tham khảo ngay 5 cách kích sữa MarryBaby gợi ý sau đây nhé!
Trong những lần đầu kích sữa, các mẹ có thể khởi động nhẹ nhàng bằng cách hút sữa vào mỗi sáng và giữa những lần cho con bú (30 – 60 phút sau khi con bú hoặc ít nhất 1 tiếng trước khi đến cử kế tiếp).
Ban đêm, các mẹ có thể giãn cữ hút sữa hoặc cho con ti mẹ. Việc này giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sau sinh và chăm con tốt hơn. Các mẹ phải thật kiên trì, không được nản lòng, nhất là trong những ngày đầu. Vì những ngày này, có thể lượng sữa về chưa nhiều, dễ khiến nhiều mẹ cảm thấy bất an, lo lắng. Nhưng các mẹ hãy yên tâm, những ngày sau đó lượng sữa sẽ tăng dần lên.
Sau khi sữa về thành công, lượng sữa đã đi vào ổn định, mẹ nên giãn cữ dần. Mỗi ngày hút 4 – 5 cữ, mỗi cữ có thể cách nhau 4 – 5 tiếng, tùy thuộc vào thời gian rảnh của mỗi mẹ.
Đối với các mẹ đã có kinh nghiệm hút sữa, mẹ có thể tự tin hút sữa 8 – 10 lần mỗi ngày. Khi này, lượng sữa trung bình mỗi ngày sẽ vào khoảng 750-1035ml/24 tiếng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe cho sản phụ, giúp mẹ hấp thu và chuyển đổi tới dòng sữa cho con.
Do vậy, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các cách kích sữa về nhiều và đảm bảo dòng sữa mẹ giàu dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống khoa học đủ chất.
Cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt chính là cách kích sữa tuyệt vời nhất. Do đó, bạn nên nhớ việc ưu tiên cho bé bú là điều nên làm đầu tiên nếu muốn sữa mẹ dồi dào.
Nếu bé đã ngủ một giấc dài hơn 3 giờ mà chưa dậy bú, bạn đánh thức con dậy. Nên tăng cường thời gian tiếp xúc da kề da, trong vòng 20 phút sau khi cho con bú. Vì những cử chỉ âu yếm với con cũng giúp bộ não mẹ chỉ đạo kích thích phản xạ và cơ chế sản sinh sữa.
Việc massage tác động trực tiếp tới ống dẫn sữa của mẹ, giúp làm sạch ống dẫn sữa và kích thích sản sinh nhiều sữa hơn.
Massage bầu ngực không chỉ giúp kích sữa mẹ, cho lượng sữa nhiều mà còn ngăn ngừa ung thư vú cho mẹ. Đây cũng là cách giải quyết các vấn đề liên quan như tắc tia sữa, u vú, áp xe vú do chất lỏng bị tích tụ lâu ngày.
1. Lợi ích của massage bầu ngực
2. Cách massage ngực để kích thích sản xuất sữa mẹ
Có thể áp dụng 2 lần/ngày và mỗi lần ít nhất 10 phút. Sau khi thực hiện xong, mẹ có thể uống một cốc nước ấm hoặc sữa ấm để cảm nhận được sự thay đổi của việc tiết sữa như thế nào.
Đa số các loại thảo dược đều lành tính, không chỉ bổ sung dưỡng chất cho chị em phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe mà còn có tác dụng kích thích cơ chế sản xuất sữa mẹ, giúp sữa mẹ luôn dồi dào. Phương pháp sử dụng thảo dược cho các mẹ ít sữa/mất sữa đã được áp dụng từ rất lâu. Hàng ngàn năm trước, Hippocrates cũng đã từng đề cập với việc cho phụ nữ ít sữa/mất sữa uống trà thì là.
Một số loại thảo mộc thường được sử dụng để kích sữa [3]:
Khác với một số mẹ sử dụng máy hút sữa để dự trữ trong tủ lạnh cho con, một số mẹ ít hoặc mất sữa sử dụng máy hút sữa để giải quyết vấn đề này. Các mẹ có thể chọn cách hút sữa sau mỗi lần cho con bú để kích thích tăng lượng sữa.
Tuy máy hút sữa không thể sánh bằng việc cho con bú trực tiếp nhưng cũng thật tốt để “cứu nguy” cho mẹ những lúc sữa ít. Cơ chế của máy hút sữa là tạo lực kích thích các tuyến sữa hoạt động.
Ngoài ra, sau khi ra đời, do thể tích dạ dày của bé còn nhỏ nên nhu cầu bú rất ít. Do đó, những lúc sữa về, nếu con bú không hết, mẹ có thể dùng máy hút sữa hút ra để trữ trong tủ lạnh.
Các mẹ sau sinh cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là những mẹ ít sữa hay mất sữa. Không riêng một loại thực phẩm nào có thể giúp tăng lượng sữa. Do đó, các mẹ cần duy trì một thực đơn đầy đủ các nhóm chất.
Một số lưu ý cho chế độ ăn uống của các mẹ đang cho con bú nói chung:
Mẹ ít sữa có thể áp dụng nhiều cách kích sữa khác nhau để cho bé bú
Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thể “bỏ túi” cho mình một vài cách kích sữa đơn giản, hiệu quả. Nếu sữa mẹ vẫn không về nhiều, mẹ cũng đừng quá căng thẳng, lo lắng bởi căng thẳng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến việc tiết sữa. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của sữa công thức trong trường hợp cần nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Pumping milk: https://www.llli.org/breastfeeding-info/pumping-milk/. Ngày truy cập: 08/09/2022.
Breast pumping guide: when and how long to pump: https://www.ameda.com/milk-101/milk-101-article/when-and-how-long-to-pump/. Ngày truy cập: 08/09/2022.
Educating Breastfeeding Mothers on How to Boost Milk Supply: https://www.uhhospitals.org/services/obgyn-womens-health/patient-resources/pregnancy-resources/Breastfeeding-Guide/breastfeeding-tips-to-increase-your-milk-supply. Ngày truy cập: 08/09/2022.
Lactation Massage – How It Helps Breastfeeding Moms: https://parenting.firstcry.com/articles/lactation-massage-how-it-helps-breastfeeding-moms/. Ngày truy cập: 08/09/2022.
Should you pump or breastfeed?: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322839. Ngày truy cập: 08/09/2022.
Cách kích sữa cho mẹ ít sữa, mất sữa sau sinh: https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cach-kich-sua-cho-me-it-sua-mat-sua-sau-sinh-3936. Ngày truy cập: 08/09/2022.
Are There Breastfeeding Superfoods That Help Increase Milk Production?: https://health.clevelandclinic.org/foods-to-increase-milk-supply/. Ngày truy cập: 08/09/2022.
Why Breastfeed: Benefits for You & Your Baby: https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Why-Breastfeed.aspx. Ngày truy cập: 08/09/2022.
Infant and young child feeding: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/infant-and-young-child-feeding. Ngày truy cập: 08/09/2022.