Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/07/2023

8 cách làm sữa mẹ xuống nhiều đơn giản và nhanh chóng tại nhà

8 cách làm sữa mẹ xuống nhiều đơn giản và nhanh chóng tại nhà
Sau khi sinh con, vấn đề làm sao để nguồn sữa mẹ luôn dồi dào và nhiều dinh dưỡng là điều được nhiều mẹ quan tâm. Nếu bạn chưa biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều đơn giản nhất là tạo phản xạ xuống sữa thường xuyên. Cách này không chỉ giúp sữa xuống đều khi sử dụng máy hút sữa mà ngay cả khi bé muốn bú mẹ “bất thình lình”. Trước khi tìm hiểu làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú; thì chúng ta cần hiểu phản xạ xuống sữa là gì?

Phản xạ xuống sữa là gì?

Sau khi sinh vú mẹ sẽ có phản xạ xuống sữa. Phản xạ này được hiểu là khi bé bú mẹ trực tiếp, miệng, lưỡi tiếp xúc với ti, kích thích quầng vú và đầu ti mẹ. Khi đó, tuyến yên, tuyết nội tiết sẽ tạo ra hai hormone Prolactin và Oxytocin kích thích các nang sữa co thắt liên tục, sữa được phóng ra đồng loạt tạo phản xạ tiết sữa.

  • Mỗi cữ bú có mấy lần xuống sữa? Theo các nghiên cứu chuyên sâu, mỗi cữ bú của trẻ khoảng 75% các mẹ có hơn 1 lần xuống sữa. Trung bình mỗi bên xuống sữa khoảng 2,2 lần. Phản xạ xuống sữa càng nhiều thì bé càng nhận được nhiều sữa.
  • Thời gian xuống sữa dài bao lâu? Não bộ mất khoảng thời gian từ 1-2 phút để kích thích phản xạ tiết sữa và phản xạ này kéo dài trung bình khoảng 3 phút. Tuy nhiên, mẹ chỉ cảm nhận được từ 20-30 giây.
trẻ sơ sinh bú mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên kích thích phản xạ xuống sữa

8 cách làm sữa mẹ xuống nhiều và hiệu quả

1. Cho em bé bú ngay sau khi sinh

Sau khi sinh, mẹ nên cho em bé bú ngay trong 48 giờ đầu tiên là cách làm sữa mẹ xuống nhiều. Điều này không chỉ kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả. Nó còn tạo phản xạ xuống sữa nhiều hơn, giúp em tiếp cận được với nguồn sữa giàu dinh dưỡng và kháng thể. Nguồn sữa này còn được gọi là sữa non.

2. Giúp em bé ngậm vú đúng cách

Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? Mẹ hãy tập cho em bé ngậm biết cách ngậm núm vú đúng ngay từ đầu. Điều này sẽ là cách làm sữa mẹ xuống nhiều vì kích thích cơ thể sản xuất nhiều hormone oxytocin. Do đó, nó sẽ khiến sữa xuống nhiều và nhanh hơn và mẹ cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi cho con bú.

>> Bạn có thể xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

3. Cho em bé bú đủ cữ

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều là cho em bé bú mẹ thường xuyên và đủ cữ ở giai đoạn đầu đời. Đây chính là một trong những yếu tố giúp hoạt động phản xạ xuống sữa hiệu quả và mạnh mẽ.

Vì mỗi một tiếng đồng hồ sau khi em bé bú; sữa mẹ sẽ phục hồi được 40%. Và sau hai tiếng sữa mẹ sẽ hồi phục khoảng 75%. Vì vậy, mẹ hãy cho con bú thường xuyên và đúng cữ nhé!

4. Uống nước ấm trước khi cho con bú

Theo nhiều nghiên cứu, 90% thành phần của sữa là nước. Vì thế, mẹ nên uống đủ nước trong giai đoạn cho con bú chính là cách làm sữa mẹ xuống nhiều. Việc mẹ uống đủ nước từ 2-3 lít/ngày sẽ giúp có đủ sữa cho con bú.

Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện cách làm có nhiều tia sữa hiệu quả. Đó là trước khi cho em bé bú khoảng 30 phút, mẹ nên uống sữa ấm hoặc nước ấm để phản xạ xuống sữa xuống nhanh và nhiều.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nấu nước lá tía tô cho bà đẻ đúng cách và không gây mất sữa mẹ

5. Gần gũi với con trước khi cho con bú

Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? Một cách làm sữa mẹ xuống nhiều khác nữa chính là sự gần gũi của mẹ với con. Việc người mẹ chơi đùa, vuốt ve, âu yếm con sẽ khiến bản năng làm mẹ trỗi dậy. Điều này cũng là cách làm có nhiều tia sữa hơn.

6. Massage bầu ngực trước khi cho con bú

Ngoài cho trẻ bú thường xuyên, cách làm sữa mẹ xuống nhiều và đều đặn là mỗi ngày mẹ massage nhẹ nhàng bầu ngực trước khi cho con bú khoảng 10 phút. Điều này sẽ giúp cho kích thích phản xạ xuống sữa nhanh và nhiều hơn. Bên cạnh đó, massage còn giúp mẹ không bị tắc tia sữa.

7. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng sau sinh cũng là cách làm sữa mẹ xuống nhiều và giúp mẹ luôn khỏe mạnh. Vì thế, mẹ nên ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất và đa dạng các thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nhất là, mẹ hãy nhớ đừng ăn những thực phẩm gây mất sữa nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Nước gạo lứt rang lợi sữa, thức uống tuyệt vời cho mẹ sau sinh

8. Vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều cuối cùng chính là áp dụng cách hút sữa bằng máy hoặc vắt sữa bằng tay để tạo phản xạ xuống sữa. Tuy nhiên,mẹ nên vệ sinh tay, bầu ngực cũng như dụng cụ vắt, trữ sữa sạch trước khi hút hoặc vắt sữa để đảm bảo an toàn vệ sinh.

Một số lưu ý cần nhớ khi tạo phản xạ xuống sữa

  • Cảm giác phản xạ xuống sữa: Mẹ có nhiều phản xạ xuống sữa cùng một lúc khi cho trẻ bú mà có thể cảm thấy hoặc không cảm thấy gì. Phản xạ xuống sữa cũng có thể xảy ra khi mẹ nghĩ về trẻ, nghe thấy bé hoặc trẻ khác khóc hay khi quan hệ tình dục có kích thích vào vú.
  • Thời điểm tiết sữa nhưng bất tiện: Nếu phản xạ này xảy ra vào thời điểm nào đó bất tiện, mẹ có thể đặt hai cánh tay chéo trước ngực hoặc ép nhẹ lên vùng núm vú cho đến khi phản xạ tiết sữa tạm dừng lại.
  • Mặc áo lót bằng vải bông gòn: Mẹ có thể dùng áo ngực có đệm miếng lót bằng vải bông gòn trong một số tuần bắt đầu cho trẻ bú để tránh cho sữa không bị chảy ra áo.

Để có cách làm cho sữa mẹ xuống nhiều hiệu quả, mẹ nên tìm hiểu thêm về nguyên nhân để sữa mẹ tiết ra nhiều và ghi nhớ một số lưu ý cần thiết để tránh cho phản xạ tiết sữa bị ảnh hưởng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Breastfeeding FAQs: Pumping
https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-pump.html
Truy cập ngày 30/06/2023

2. Pumping at Work: Tips for Working Moms Who Breastfeed
https://health.clevelandclinic.org/pumping-at-work/
Truy cập ngày 30/06/2023

3. Pumping and storing breastmilk
https://www.womenshealth.gov/breastfeeding/pumping-and-storing-breastmilk
Truy cập ngày 30/06/2023

4. Expressing your breast milk
https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/expressing-your-breast-milk/expressing-with-a-pump/
Truy cập ngày 30/06/2023

5. How to Keep Your Breast Pump Clean
https://www.cdc.gov/hygiene/childcare/breast-pump.html
Truy cập ngày 30/06/2023

x