Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/09/2020

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà phòng bách bệnh các bà nội trợ không nên bỏ qua

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà phòng bách bệnh các bà nội trợ không nên bỏ qua
Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà đơn giản, tiện lợi mà thành phẩm xuất sắc đến ngỡ ngàng. Mẹ khéo tay hay làm nhất định không nên bỏ lỡ nhé. 

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện

Tỏi đen đã được khoa học chứng minh có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhất là những người mắc bệnh liên quan đến tim mạch, mỡ máu và ung thư. Từ vài năm trước, tỏi đen được nhắc đến như một “thần dược” trên thị trường với giá khá đắt đỏ, khoảng vài triệu đồng một kg. Điều này khiến nhiều chị em muốn dùng tỏi đen cũng phải e dè vì kinh phí eo hẹp.

Tuy nhiên, tỏi đen không phải là một sản phẩm chỉ có thể sản xuất bằng dây chuyền công nghiệp mà bạn hoàn toàn có thể tự làm thủ công tại nhà với chất lượng không hề thua kém các sản phẩm được bán trên thị trường. Một trong những cách làm tỏi đen thủ công tuyệt vời nhất mà bạn thử đó chính là cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà.

Hướng dẫn cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà

Đây chính là cách làm tỏi đen của người Nhật. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

1. Chuẩn bị

  • Chọn loại tỏi cô đơn để thu được nhiều phần nhân hơn
  • Bia
  • Giấy bạc
  • Nồi cơm điện

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Bạn nên chọn loại tỏi cô đơn để sau khi ủ thu được nhiều nhân hơn

2. Cách làm tỏi đen bằng bia từ nồi cơm điện

♦ Ngâm tỏi

  • Tỏi để nguyên vỏ đem ngâm với bia khoảng 2 giờ đồng hồ. Chú ý bia phải ngập hết tỏi và ngâm theo t lệ 1kg tỏi/1 lon bia.
  • Cứ 5 phút lại đảo tỏi 1 lần cho bia ngấm đều vào tỏi.

♦ Bọc tỏi

  • Sau khi vớt tỏi ra khỏi bia, bạn phải bọc ngay tỏi vào giấy bạc.
  • Chú ý, bạn phải bọc thật kỹ, không để hở tỏi thì việc lên men mới đảm bảo.

Tại sao phải bọc tỏi bằng giấy bạc mà không phải là túi ni lông hoặc nguyên liệu khác? Lý do là giấy bạc có tính cách nhiệt tốt nên sẽ giúp bảo vệ việc lên men tỏi khỏi nhiệt độ của nồi. Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện

♦ Ủ tỏi

  • Sau khi đã bọc kín tỏi bằng giấy bạc, bạn đặt tỏi vào trong nồi cơm điện, đậy nắp nồi lại và bật chế độ warm (chế độ ấm).
  • Bạn ủ tỏi trong nồi cơm điện trong khoảng 2 tuần thì lấy tỏi ra đem phơi cho ráo rồi cho vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

♦ Mẹo nhỏ

  • Bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kín nắp nồi để ngăn không cho không khí và vi khuẩn bên ngoài thâm nhập vào nhé. Điều này sẽ giúp tỏi lên men tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ nấm mốc.
  • Vài ngày bạn có thể kiểm tra tỏi một lần, mỗi lần chỉ nên kiểm tra vài phút rồi lại ủ lại như cũ. Việc này để bạn có thể biết được tỏi có lên men được đúng cách không, có bị hỏng không.
  • Tỏi đen đạt chuẩn là có màu đen đều, vị hơi chua ngọt, không còn nồng như tỏi sống.

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Sau 2 tuần ủ bằng nồi cơm điện, bạn sẽ thu được thành phẩm tỏi đen đậm vị nhưng mùi không còn hăng như tỏi sống

Ngoài cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà thì bạn có thể thực hiện cách làm tỏi đen bằng nồi áp suất điện, cách làm tỏi đen bằng máy với các bước tương tự. Có nghĩa là bạn chỉ cần thay nồi cơm điện bằng nồi áp suất hoặc máy để ủ tỏi, các thứ còn lại thì cả 3 cách giống hệt nhau.

Hướng dẫn cách ăn tỏi đen tốt nhất cho sức khỏe

Tỏi đen chứa protein, lipid, carbohydrate, 19 loại axit amin, fructose, hoạt chất S-Allyl-cysteine (SAC), đường, polyphenol và sallylcysteine có lợi cho sức khỏe, chống lại quá trình lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các bệnh về tim mạch, gan, mỡ máu.

Đặc biệt hai chất polyphenol và sallylcysteine đã được khoa học chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Tuy nhiên, không phải tỏi đen đều tốt cho tất cả mọi người, vì vậy bạn cần biết những ai nên ăn và không nên ăn tỏi đen để sử dụng thảo dược này đúng cách nhé.

1. Những người nên ăn tỏi đen

Những người nên ăn tỏi đen bao gồm:

  • Suy nhược cơ thể
  • Mắc bệnh tim mạch
  • Tiểu đường
  • Mỡ máu
  • Gan
  • Ung thư
  • Ngoài ra, những người có sức khỏe bình thường cũng có thể ăn tỏi đen để nâng cao sức đề kháng.

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Tỏi đen tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

2. Những người không nên ăn tỏi đen

Những trường hợp sau không nên ăn tỏi đen:

  • Dị ứng tỏi
  • Đang dùng thuốc chống đông máu
  • Đang bị tiêu chảy
  • Huyết áp thấp
  • Mắc các bệnh về mắt
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Đau dạ dày
  • Phụ nữ mang thai

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Phụ nữ mang thai không nên ăn tỏi đen

3. Hướng dẫn ăn tỏi đen đúng cách

  • Người từ 50 tuổi trở xuống chỉ nên ăn 3-5 tép tỏi đen/ngày.
  • Người từ 50 tuổi trở lên chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi đen/ngày.
  • Ăn tỏi đen vào lúc nào? Bạn nên ăn trước bữa ăn 30 phút, vì đây là thời điểm cơ thể hấp thụ được dưỡng chất tốt nhất từ tỏi đen.
  • Bạn không nên ăn tỏi đen trước khi đi ngủ vì các hoạt chất trong tỏi sẽ khiến đầu óc hưng phấn làm bạn khó ngủ.

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Tỏi đen tốt nhưng bạn không nên ăn quá 5 tép mỗi ngày

Công dụng của tỏi đen rất tuyệt vời nhưng giá cả thì khá đắt đỏ. Vì vậy, chị em hãy học cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà đơn giản để bồi bổ cho gia đình nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x